-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 89 sách Kết nối tri thức tập 1
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người, giúp ôn tập và củng cố kiến thức của bài học.

Nội dung của tài liệu được đăng tải chi tiết với kiến thức hữu ích, hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn văn 9: Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
Trước khi đọc
Câu 1. Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
Hướng dẫn giải:
Một số tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan),...
Câu 2. Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
- Biết không thể giải thích được nỗi oan, Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời than rằng: “Kẻ bạc mệnh này…” rồi nhảy xuống sông tự vẫn.
=> Vũ Nương đau đớn, thất vọng trước sự nghi ngờ của chồng. Nàng lựa chọn cái chết để rửa sạch nỗi tủi nhục. Qua đây, thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.
Hướng dẫn giải:
- Vấn đề được bàn luận: bi kịch của người phụ nữ trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
- Bố cục: 5 phần tương ứng với các phần được đánh số
- Phần 1: giới thiệu khái quát về truyện Chuyện người con gái Nam Xương và nàng Vũ Thị Thiết.
- Phần 2: khái quát về cuộc đời bi kịch của Vũ Nương
- Phần 3: Nguyên nhân gây nên bi kịch của Vũ Nương
- Phần 4: phân tích sự kết hợp của yếu tố kì ảo trong tác phẩm
- Phần 5: sức hấp dẫn của tác phẩm với người đọc
Câu 2. Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Hướng dẫn giải:
- Nhận diện bi kịch - phần 2
- Lí giải bi kịch - phần 3
- Hóa giải bi kịch - phần 4
Câu 3. Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?
Hướng dẫn giải:
- Lí lẽ: Vũ Nương xinh đẹp, có phẩm chất tốt của người phụ nữ yên bề gia thất, đáng lẽ phải được hạnh phúc nhưng cuộc đời oái oăm khiến nàng rơi vào bi kịch
- Dẫn chứng:
- Trích dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép
- Trích dẫn gián tiếp từ tác phẩm không đặt trong dấu ngoặc kép
Câu 4. Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
Hướng dẫn giải:
- Nguyên nhân:
- Trương sinh ghen tuông mù quáng, Vũ Nương không có cách chứng minh bản thân trong sạch, đành tìm đến cái chết.
- Vũ Nương chưa hiểu được tâm lí chồng để tránh nhưng ghen tuông không đáng có.
- Suy nghĩ: hợp lí, lô-gíc
Câu 5. Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?
Hướng dẫn giải:
Những nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4) là:
- Sự dung hòa giữa hiện thực và ước mơ, giữa cái tồn tại và cái ảo ảnh.
- Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo có sự kết hợp hài hòa với nhau.
Câu 6. Đọc phần (3) và (5) cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
Hướng dẫn giải:
- Tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách phân tích những chi tiết, hình tượng tiêu biểu.
- Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ là:
- Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ, không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam cũng như các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.
Câu 7. Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Hướng dẫn giải:
- Phần (5) có vai trò khẳng định lại bi kịch của con người, nêu lên ý nghĩa, đặc điểm nổi bật của tác phẩm.
- Câu văn:
- Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong truyện truyền kì.
- Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.
- Có lẽ vì vậy mà Người con gái Nam Xương vẫn có sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.
Câu 8. Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” không được tác giả bài nghị luận phân tích chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang... Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học?
Hướng dẫn giải:
Suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học:
- Sử dụng lí lẽ tiêu biểu, rõ ràng
- Dẫn chứng chính xác, phù hợp
Viết kết nối với đọc
Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: đồng tình
- Chứng minh:
- Tác giả phân tích đúng đắn, rõ ràng.
- Chi tiết cái bóng là chi tiết thắt nút cũng như mở nút cho câu chuyện, khiến cho Trương Sinh hiểu lầm dẫn đến bi kịch của Vũ Nương cũng như gỡ bỏ được hiểu lầm, trả lại sự trong sạch, chứng minh tấm lòng chung thủy của nàng.

Chọn file cần tải:
-
Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người 202,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 93 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi Kết nối tri thức
-
Soạn bài Tự tình (Bài 2) Kết nối tri thức
-
Soạn bài Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích Kết nối tri thức
-
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 83 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay Kết nối tri thức
Lớp 9 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái
10.000+ -
Bài tập viết lại câu tiếng Anh thi vào lớp 10
10.000+ -
Soạn bài Tổng kiểm soát phương tiện giao thông - Cánh diều 7
10.000+ -
Chuyên đề câu so sánh môn tiếng Anh lớp 9
10.000+ -
Tổng hợp các bài luận tiếng Anh thi vào 10
10.000+ -
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2024
10.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
1M+ 1 -
Bài tập Wish môn tiếng Anh lớp 9 - Bài tập Wish lớp 9
50.000+ -
Cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Ngữ Văn 9 - Tập 1
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương
- Thực hành tiếng Việt (trang 17)
- Bài tập về điển tích, điển cố
- Soạn Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt (trang 22)
- Soạn Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Nghị luận về vấn đề con người trong mối quan hệ với tự nhiên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến một sự việc có tính thời sự
- Củng cố, mở rộng (trang 34)
- Thực hành đọc: Ngọc nữ về tay chân chủ
- Phiếu bài tập chủ đề 1 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
- Soạn Nỗi niềm chinh phụ
- Thực hành tiếng Việt (trang 44)
- Bài tập về Chơi chữ
- Soạn Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt (trang 47)
- Soạn Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát
- Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề được gợi ra từ tác phẩm văn học
- Củng cố, mở rộng (trang 59)
- Thực hành đọc: Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phiếu bài tập chủ đề 2 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha
- Soạn Kim - Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt (trang 70)
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga
- Thực hành tiếng Việt (trang 74)
- Soạn Tự tình (Bài 2)
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự
- Củng cố, mở rộng (trang 83)
- Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phiếu bài tập chủ đề 3 - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương
- Soạn Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Thực hành tiếng Việt (trang 93)
- Bài tập về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt (trang 100)
- Soạn Ngày xưa
- Nói và nghe: Thảo luận về vấn đề Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?
- Củng cố, mở rộng (trang 110)
- Thực hành đọc: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường
- Bài 5: Đối diện với nỗi đau
-
Bài 1: Thế giới kì ảo
-
Ngữ Văn 9 - Tập 2
- Bài 6: Giải mã những bí mật
- Bài 7: Hồn thơ muôn điệu
-
Bài 8: Tiếng nói của lương tri
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Thực hành tiếng Việt (trang 71)
- Soạn Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- Thực hành tiếng Việt (trang 76)
- Soạn Bài ca chúc Tết thanh niên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một sự việc trong đời sống của cộng đồng
- Củng cố, mở rộng (trang 85)
- Thực hành đọc: Chuẩn bị hành trang
- Bài 9: Đi và suy ngẫm
- Bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn
- Không tìm thấy