Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 75 sách Cánh diều tập 2

Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 75, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 75)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 75)

Các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu được chúng tôi giới thiệu chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 75)

Câu 1. Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

a. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua/Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

c. Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

Gợi ý:

a. nghĩa gốc: ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lí suy yếu dần, trong giai đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên

b. nghĩa chuyển: ở giai đoạn đã phát triển đầy đủ, sau đó chỉ có chín hoặc tàn lụi đi

c. nghĩa chuyển: tiếp tục lấn tới, tỏ ra không chút kiêng nể

Các nghĩa của từ già:

(1): ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lí suy yếu dần, trong giai đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên

(2): có vẻ ngoài của người nhiều tuổi hơn nhiều so với độ tuổi

(3): có số lượng, mức độ vượt quá mức xác định nào đó một chút

(4): tỏ ra hiểu biết hơn, có trình độ cao hơn mức bình thường về mặt nào đó, do đã từng trải hay do có công phu rèn luyện

(5): có quá trình tác dụng nào đó để đến quá mức bình thường một chút

(6): không chính xác, báo số ghi khối lượng của vật được cân nhiều hơn khối lượng thật một chút

(7): ở giai đoạn đã phát triển đầy đủ, sau đó chỉ có chín hoặc tàn lụi đi

(8): tiếp tục lấn tới, tỏ ra không chút kiêng nể

Câu 2. Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a. Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng)

b. Ngoài đường, người ta cũng không còn bị chói mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cảnh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy. (Vũ Bằng)

c. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

d. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say . Và hắn say thị lắm.

Gợi ý:

a. say: ở trạng thái bị tập trung, cuốn hút hoàn toàn vào một công việc hứng thú nào đó

=> nghĩa chuyển

b. say: ở trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn, đến mức như không biết gì đến xung quanh

=> nghĩa chuyển

c. say đắm:ở trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn, đến mức như không biết gì đến xung quanh

=> nghĩa chuyển

d. say (1): ở trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các yếu tố có tác dụng kích thích

=> nghĩa gốc

say (2): ở trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn, đến mức như không biết gì đến xung quanh

=> nghĩa chuyển

Câu 3. Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7,

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Gợi ý:

Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7,

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Câu 4. Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Gợi ý:

Phạm Khắc Hoan và Lê Thước dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1978

Vũ Tam Tập dịch, theo Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1978

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 06
  • Lượt xem: 329
  • Dung lượng: 36 KB
Tìm thêm: Soạn văn 11
Sắp xếp theo