Soạn bài Tôi yêu em Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 20 sách Cánh diều tập 1
Tôi yêu em là một bài thơ sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn.
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Tôi yêu em, với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Soạn văn 11: Tôi yêu em
1. Soạn bài Tôi yêu em chi tiết
1.1 Tác giả
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp)
- Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
- Bất kì ở một thể loại nào, văn chương của ông cũng thể hiện một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết và thể hiện cuộc sống một cách chân thực, giản dị.
- Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 - 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)...
1.2 Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A. A. Ô-lê-nhi-a (con gái của A.N Ô-lê-nhin, Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) - người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
- Nhan đề do người dịch đặt.
b. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Bốn câu đầu: Lời giãi bày tình yêu đầy chân thành
- Phần 2. Bốn câu sau: Những cung bậc trong tình yêu.
c. Nội dung
Bài thơ “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng lại là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
d. Nghệ thuật
Giọng điệu tha thiết, ngôn từ giản dị…
1.3 Đọc hiểu
a. Bốn câu đầu: Lời giãi bày tình yêu
* Hai câu đầu:
- “Tôi yêu em”: lời bày tỏ chân thành, tha thiết.
- Cách xưng hô: “tôi - em” : giữ khoảng cách, gợi cảm giác vừa gần mà vừa xa.
- Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình”: biểu tượng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt
- Cách nói phủ định “chưa hẳn” (đã tàn phai): nhưng lại nhằm khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
=> Lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.
* Hai câu sau:
- Từ “nhưng” biểu thị quan hệ tương phản kết hợp với từ “không” biểu thị sự phụ định: tạo ra mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc; mở ra thế giới suy tư lý trí.
- Lý trí đã kiềm chế cảm xúc: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình để “em không phải bận lòng” hay “gợn bóng u hoài”.
- Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa.
b. Bốn câu sau: Trạng thái cảm xúc của tình yêu đơn phương, mong ước của tác giả
- Điệp khúc “Tôi yêu em”: tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.
- Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen… vì thất vọng, vì không được đáp đền, đón đợi.
- Những trạng thái trong mối tình đơn phương của nhân vật trữ tình:
- “Âm thầm, lặng lẽ”: không để cho đối phương biết
- Lúc rụt rè: e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu
- “Khi hậm hực”: giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn.
=> Tình yêu đơn phương, không hy vọng nhưng cũng thật mãnh liệt với đầy đủ những cung bậc cảm xúc.
- Lời cầu chúc giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng: “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Lời cầu chúc thể hiện sự xót xa, nhưng cũng nhằm khẳng định tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình.
2. Soạn bài Tôi yêu em ngắn gọn
2.1 Chuẩn bị
Thông tin về tác giả:
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837) được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp).
- Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
- Bất kì ở một thể loại nào, văn chương của ông cũng thể hiện một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết và thể hiện cuộc sống một cách chân thực, giản dị.
- Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 - 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)...
2. Đọc hiểu
Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
Hướng dẫn giải:
Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng: Tình yêu mãnh liệt, sâu sắc dành của nhân vật trữ tình dành cho “em”, nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn của tình cảm không được hồi đáp.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để em xác định được điều đó?
Hướng dẫn giải:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “tôi”. Dựa vào nội dung bài thơ là lời thổ lộ mối tình đơn phương của chính “tôi”.
Câu 2. Cụm từ nào trở thành điệp khúc, được lặp lại nhiều lần trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc là gì?
Hướng dẫn giải:
- Điệp khúc: “Tôi yêu em” được nhắc lợi tới 3 lần.
- Tác dụng: Làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Câu 3. Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua khổ thơ đầu?
Hướng dẫn giải:
- Cách xưng hô: “tôi - em” : giữ khoảng cách, gợi cảm giác vừa gần mà vừa xa.
- Lời bày tỏ đầy chân thành, tha thiết: “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.
- Hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa tình”: biểu tượng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt
- Cách nói phủ định “chưa hẳn” (đã tàn phai) nhưng lại nhằm khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
=> Lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.
- Từ “nhưng” biểu thị quan hệ tương phản kết hợp với từ “không” biểu thị sự phụ định: tạo ra mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc; mở ra thế giới suy tư lý trí.
- Lý trí đã kiềm chế cảm xúc, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình để “em không phải bận lòng” hay “gợn bóng u hoài”.
=> Sự day dứt do những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa.
Câu 4. Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của nhà thơ?
Hướng dẫn giải:
- Thể hiện được tấm chân tình của nhân vật tôi với tình yêu chân thành, đằm thắm: “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm”.
- Trong tình yêu, con người thường trở nên ích kỉ nhưng ở đây nhân vật trữ tình đã có lời chúc phúc cảm động và bất ngờ: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.
=> Quan niệm tình yêu của nhà thơ: Tình yêu chân chính luôn vượt lên trên mọi lợi ích cá nhân.
Câu 5. Theo em, nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là người như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là một người tình cảm, giàu lòng cao thượng.
Câu 6. Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật xưng "tôi" trong bài thơ Tôi yêu em.
Hướng dẫn giải:
Tôi yêu em là một bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin. Tình yêu của nhân vật “tôi” khiến em cảm thấy ngưỡng mộ, trân trọng. Đó là thứ tình yêu đầy mãnh liệt, chân thành và thủy chung. Sự day dứt trong trái tim của “tôi” xuất phát từ những mâu thuẫn, giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa. Cụm từ “tôi yêu em” được điệp lại tới bốn lần, như lời khẳng định về tình cảm của nhân vật “tôi”. Tình yêu của “tôi” là thứ tình cảm đơn phương, không hy vọng kết quả nhưng cũng thật mãnh liệt với đầy đủ những cung bậc cảm xúc, lúc âm thầm lặng lẽ, lúc rụt rè và có khi thì hậm hực lòng ghen. Đặc biệt là lời cầu chúc ở cuối bài thơ, giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng: “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”. Lời cầu chúc của “tôi” đã thể hiện sự xót xa, nhưng cũng nhằm khẳng định tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình. Qua đây, có thể khẳng định nhân vật “tôi” là một người chân thành, thủy chung và cao thượng.