Soạn bài Sông Đáy Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 39 sách Cánh diều tập 2
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Sông Đáy, sẽ giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Soạn văn 11: Sông Đáy
Soạn bài Sông Đáy
1. Chuẩn bị
- Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.
- Một số bài thơ như: Quê hương (Tế Hanh), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh),... gợi ra hình ảnh con sông hiền hòa, quen thuộc.
2. Đọc hiểu
Câu 1. Hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông” gợi cho em liên tưởng gì?
Liên tưởng con sông đang khóc.
Câu 2. Tại sao điệp ngữ “Sông Đáy ơi” được lặp lại ở khổ 3 và 4?
Điệp ngữ “Sông Đáy ơi” như một lời gọi đầy da diết, bộc lộ nỗi niềm của nhân vật trữ tình.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?
- Thể thơ: tự do
- Tác dụng: góp phần diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình với nỗi niềm nhớ nhung da diết.
Câu 2. Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?
- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian: từ khi con nhỏ, lớn lên xa quê và khi trở về quê.
- Các mốc thời gian được được sắp xếp theo trình tự quá khứ - hiện tại
- Ý nghĩa của trình tự: theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu nỗi nhớ, nỗi buồn khi xa quê cũng như niềm vui khi trở về trở nên rõ ràng, chân thực hơn.
Câu 3. Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?
- Hình ảnh người mẹ xuất hiện ba lần:
- Mở đầu, hình ảnh người mẹ xuất hiện trong hoàn cảnh đi làm về
- Ở câu 7, hình mẹ xuất hiện trong kí ức người con
- Ở câu thơ 16, 17 hình ảnh người mẹ xuất hiện khi đã già.
- Ý nghĩa của hình tượng “mẹ”: là hình ảnh luôn thường trực trong trái tim của người con, nhớ về quê hương là nhớ đến mẹ với biết bao kỉ niệm.
Câu 4. Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc gì về sông Đáy? Vì sao?
Câu 5. Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.
Câu 6. Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?