Soạn bài Một người Hà Nội Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 11 sách Cánh diều tập 2
Văn bản Một người Hà Nội của Nguyễn Khải sẽ được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Một người Hà Nội, cung cấp những kiến thức hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài nói và nghe. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết.
Soạn văn 11: Một người Hà Nội
Soạn bài Một người Hà Nội
1. Chuẩn bị
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng từng sống ở rất nhiều nơi. Năm 1947, ông gia nhập vào đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Quân khu III. Năm 1952, ông làm Thư ký của tòa soạn báo Chiến sĩ Quân khu III. Từ năm 1956, ông công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, ông chuyển vào sinh sống, công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Một số tác phẩm: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đường (truyện dài, 1962), Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966), Hòa vang (bút ký, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)...
- Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
- Tính cách của người Hà Nội: thanh lịch, tinh tế,...
2. Đọc hiểu
Câu 1. Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?
Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Hà Nội vừa giải phóng: cực kì khoan khoái.
Câu 2. Với thời cuộc, nhân vật cô Hiền có thái độ như thế nào?
Cô Hiền là người khôn ngoan, biết cách ứng xử với thời cuộc.
Câu 3. Lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của nhân vật cô Hiền được thể hiện ra sao?
Cô Hiền đồng ý cho hai người con trai tòng quân, đi chiến đấu.
Câu 4. Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền có gì đáng chú ý?
Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền toát lên vẻ cổ kính, tao nhã: Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng, một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào.
Câu 5. Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ có ý nghĩa gì?
Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ gợi ra một thú chơi tao nhã vào dịp Tết của người Hà Nội - chơi hoa thủy tiên.
Câu 6. Những sự việc nào khiến nhân vật “tôi” buồn phiền?
Cách ứng xử, nói năng của một số người làm xấu đi vẻ đẹp của người Hà Nội.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật trung tâm của truyện là ai? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện.
- Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền - một người Hà Nội.
- Mối quan hệ với các nhân vật khác:
- Nhân vật “tôi”: cháu họ
- Anh bếp, chị vú: người làm trong nhà
Câu 2. Xác định phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội. Dựa vào những chi tiết nào để có thể xác định như thế? Vì sao nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?
- Xuất thân: xinh đẹp, thông minh, sinh ra trong gia đình giàu có.
- Suy nghĩ, hành động của cô Hiền trong từng thời đoạn của đất nước:
- Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
- Thời kỳ Hà Nội giải phóng: giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội, luôn là nội tướng trong gia đình (quyết chuyện sinh con, làm ăn…).
- Thời chống Mỹ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.
- Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.
=> Cô Hiền là một người phụ nữ khôn ngoan, sắc sảo, thực tế, thức thời; có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng; có ý thức sâu sắc về giữ gìn nền nếp và giá trị văn hóa tốt đẹp của Hà Nội.
- Nhân vật này được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội: “Hạt bụi” chỉ một sự vật nhỏ bé, tầm thường; “vàng” là một kim loại có giá trị kinh tế cao. Vậy nên “hạt bụi vàng” mang ý tuy nhỏ bé nhưng lại có giá trị quý giá. là Cô Hiền tuy chỉ là một cá nhân, nhưng cô đại diện cho cốt cách, bản lĩnh và vẻ đẹp văn hóa vững bền của Hà Nội, mang trong mình những nét đẹp tiêu biểu của người Hà Nội.
Câu 3. Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?
- Cái nhìn khách quan, toàn diện
- Giỏi quan sát, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo.
- Giọng điệu vui đùa, khôi hài nhưng khôn ngoan, trải đời.
- Trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.
Câu 4. Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện. Ý kiến của em về nhận định trên.
- Ý kiến: đồng tình
- Nguyên nhân: nhân vật “tôi” vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật tham gia vào câu chuyện, mang tới cái nhìn chân thực, khách quan.
Câu 5. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?
- Cây si: biểu tượng cho nét đẹp văn hóa nghìn năm của mảnh đất Hà Nội văn hiến.
- Câu chuyện cây si bị bật rễ rồi lại hồi sinh cho thấy sức mạnh của truyền thống trước sự thay đổi của thời đại. Hà Nội có thể chao đảo, biến động trước thời cuộc (cây si bị bật gốc) nhưng những giá trị tốt đẹp sẽ không mất đi (cây si hồi sinh).
Câu 6. Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?
- Phẩm chất, tính cách cá nhân có liên quan mật thiết với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
- Con người cần phải sống có cốt cách, biết quý trọng các giá trị văn hóa dân tộc.