Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính Soạn văn 12 tập 2 tuần 31 (trang 167)

Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh tiếp tục được tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ hành chính.

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 12: Phong cách ngôn ngữ hành chính, mời các bạn học sinh tham khảo dưới đây.

Soạn văn Phong cách ngôn ngữ hành chính

I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính

1. Văn bản hành chính

- Văn bản 1: là nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là các văn bản của các cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội... ) như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định…

- Văn bản 2: là giấy chứng nhận của hiệu trưởng một trường trung học phổ thông.

- Văn bản 3: là đơn của một học sinh gửi cơ sở đào tạo nghề.

2. Ngôn ngữ hành chính

Các văn bản hành chính đều có một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ như sau:

- Về cách trình bày: được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định.

- Về từ ngữ: từ ngữ hành chính dùng với tần số cao.

- Về kiểu câu: có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu. Mỗi một ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

II. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính

1. Tính khuôn mẫu

Một văn bản hành chính gồm ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối:

a. Phần đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Tên cơ quan ban hành văn bản (chính phủ), bên dưới là số hiệu văn bản.

- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản

b. Phần chính: nội dung của văn bản.

c. Phần cuối

- Chức vụ, chữ ký và họ tên của người ký văn bản, dấu của cơ quan.

- Nơi nhận

2. Tính minh xác

- Mỗi từ, mỗi câu trong văn bản hành chính chỉ có một ý.

- Không sử dụng các biện pháp tu từ, hàm ý.

- Ngôn ngữ chính xác, chuẩn mực.

3. Tính công vụ

- Dùng trong giao tiếp công vụ.

- Hạn chế biểu đạt tình cảm cá nhân.

Tổng kết: 

  • Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế… (gọi chung là cơ quan) hoặc giữa các cơ quan với cá nhân, cá nhân với cá nhân trên một cơ sở pháp lý.
  • Ba đặc trưng cơ bản: tính khuôn mẫu, tính chính xác, tính công vụ.

III. Luyện tập

Câu 1. Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường của anh (chị).

Một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường như:

  • Đơn xin nghỉ học, đơn xin vào đội…
  • Quyết định khen thưởng, quyết định kỷ luật…
  • Sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh…

Câu 2. Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) trong SGK.

- Văn bản: Quyết định của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.

- Gồm 3 phần với đầy đủ nội dung cần có.

- Từ ngữ: chính xác, rõ ràng.

Câu 3. Anh chị hãy hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

Gợi ý:

- Cần có đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản;
  • Địa điểm và thời gian họp;
  • Thành phần cuộc họp;
  • Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp;
  • Chủ toạ và thư ký (người ghi biên bản), ký tên

- Mẫu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP SƠ KẾT CUỐI NĂM HỌC

Thời gian:...

Địa điểm: Lớp... Phòng học… Trường…

Thành phần tham dự: Cô giáo chủ nhiệm lớp…, Ban cán sự lớp… và … thành viên lớp…

Nội dung cuộc họp:

  • Phần 1: Tổng kết lại thành tích học tập rèn luyện cuối năm.
  • Phần 2: Khen thưởng các học sinh có kết quả học tập và rèn luyện tốt
  • Phần 3: Mục tiêu trong năm học sắp tới.

Cuộc họp kết thúc vào: … giờ… ngày… tháng… năm…

Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 12
  • Lượt xem: 4.086
  • Dung lượng: 480,3 KB
Liên kết tải về
Tìm thêm: Soạn Văn 12
Sắp xếp theo