Văn mẫu lớp 10: Phân tích Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam (Dàn ý + 3 Mẫu) Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi

Văn mẫu lớp 10: Phân tích Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam gồm 3 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sáng tạo.

Đất rừng phương Nam giống như một bức tranh thu nhỏ, hài hòa màu sắc. Tác phẩm tạo ra hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đất trời. Vậy sau đây là gợi ý và 3 bài văn mẫu hay nhất mời các bạn cùng đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10 Cánh diều.

Dàn ý thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát tác phẩm Đất rừng phương Nam

- Phân tích theo 3 đoạn tương ứng với 3 nội dung chính:

+ Giới thiệu chung về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam

+ Phân tích cảnh thiên nhiên được miêu tả

+ Phân tích hình ảnh con người được tác giả đề cập tới

- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

3.Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam và ý nghĩa của tác phẩm.

Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam - Mẫu 1

Đoàn Giỏi, tác giả nổi tiếng từ Tiền Giang, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả qua tiểu thuyết 'Đất rừng phương Nam'. Viết vào năm 1957, câu chuyện kể về hành trình tìm kiếm cha của nhân vật An. Với bút pháp tài năng và kiến thức sâu sắc, Đoàn Giỏi đã thành công vô cùng khi mô phỏng bức tranh về thiên nhiên và con người phương Nam qua đoạn trích 'Đất rừng phương Nam'.

Hành trình của An theo tía nuôi và Cò vào rừng tràm để đắm chìm trong thế giới mật ong. Mỗi bước chân của họ mở ra khung cảnh phong phú, đẹp mắt. Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, hùng vĩ khiến cậu bé An không thể không kinh ngạc và hứng khởi. Song song với việc quan sát thực tế, An nhớ lời má nuôi kể về trải nghiệm 'ăn ong'. Qua cách kể từ nhiều góc độ, tác giả đã chân thực miêu tả cảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ, hòa quyện trong chủ đề bao trùm văn bản.

Mở đầu với bức tranh thiên nhiên vào sáng sớm, rừng U minh yên bình, thanh tịnh. Sự chuyển động của sự sống diễn ra nhẹ nhàng, 'trời không gió, nhưng không khí mát lạnh', 'ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh'. Đắm chìm trong không khí mát lành, con người cảm thấy nhẹ nhàng, hạnh phúc. Trưa nay, bức tranh núi rừng hiện lên rõ nét. Nhân vật An không chỉ nhìn thấy mà còn ngửi và nghe thiên nhiên. Dưới tán cây xanh, con người lắng nghe âm thanh của đàn chim hò hẹn, hương hoa tràm ngọt ngào trong gió. Bức tranh thiên nhiên ngày càng phong phú, tươi đẹp với sự hiện diện của nhiều loài sinh vật như kì nhông, chim áo già, chinh manh manh mỏ đỏ... Tất cả đều làm cho cảnh đẹp của rừng tràm U Minh trở nên huyền bí, hùng vĩ.

Cuộc sống của người dân Nam Bộ trong 'Đất rừng phương Nam' được mô tả đơn giản, liên quan chặt chẽ đến hai công việc chủ yếu: làm kèo và lấy mật. Đòi hỏi tâm huyết, kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng. Để thu hút ong đến, họ cần chọn vùng rừng phù hợp và gác kèo một cách khéo léo. Để có được những gùi mật đầy ắp, họ phải làm việc chăm chỉ, đi xuyên rừng một cách tinh tế, vắt từng giọt mật từ tàn ong sáp trắng. Chỉ với một số chi tiết, nhà văn đã giúp độc giả hình dung cụ thể về cuộc sống, công việc liên quan đến rừng tràm.

Cuối cùng, Đoàn Giỏi đã tạo dựng hình ảnh phóng khoáng, thuần hậu và yêu thiên nhiên sâu sắc của con người Nam Bộ. Điều này được thể hiện qua ba nhân vật chính. An, một cậu bé lễ phép, ham học, tiếp thu kiến thức mới. An luôn giữ thái độ đúng mực, không hài hước nhưng thân thiện như Cò. An nói chuyện với bậc trên một cách chân thành, có đầu có đuôi 'Kèo là gì, hở má?', 'Một tổ nữa kìa, tía ơi!'. Cậu bé thức tỉnh và thông minh, so sánh lời má nuôi kể với kiến thức trong sách. Cò, chàng trai hồn nhiên, tinh nghịch. Sinh ra và lớn lên tại phương Nam, Cò am hiểu về tự nhiên, rừng tràm. Trên đường đi lấy mật, Cò chia sẻ những điều thú vị, mới lạ với An. Cuối cùng, nhân vật tía nuôi, mặc dù ít xuất hiện, nhưng in sâu trong lòng độc giả. Ông là người lao động giàu kinh nghiệm, trái tim nhân ái. Khi An đưa cỏ tranh và sấy khô lại, ông từ chối và nói 'Đừng! Không nên giết ong, con à! Hãy để tía giải quyết cách khác...'. Câu nói này thể hiện tấm lòng bao dung, yêu thương của con người mộc mạc, chân thật.

Với sự độc đáo trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật, tác phẩm đã thành công nổi bật. Ngôn ngữ đậm chất địa phương, hình ảnh thân thuộc và sức gợi mạnh mẽ, nhà văn đã mô tả rõ nét cảnh sắc rừng tràm và cuộc sống lao động bình dị của con người. Việc kể chuyện từ nhiều góc độ như của An, Cò, má nuôi... làm cho văn bản trở nên hấp dẫn, sống động hơn, mang lại cái nhìn đa chiều và toàn diện cho người đọc. Nhà văn tôn vinh vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của núi rừng phương Nam và thể hiện lòng trân trọng, yêu mến đối với những con người chân chất, thuần hậu Nam Bộ.

'Đất rừng phương Nam' như một bức tranh nhỏ, hài hòa màu sắc và bố cục. Tác phẩm tạo ra hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, đất trời. Đánh giá không hổ khi nói rằng đây là một trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi xuất sắc nhất Việt Nam - theo đánh giá của Hữu Thỉnh.

Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam - Mẫu 2

Bùi Văn Hồng là một nhà phê bình văn học, một tác giả truyện ký nổi tiếng của Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng biên tập NXB Kim Đồng trong 30 năm, có nhiều kinh nghiệm và tác phẩm chất lượng. Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là những nhận xét, cái nhìn khách quan của Bùi Văn Hồng về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết có bối cảnh là thời kỳ Nam Bộ bị thực dân và bọn cường hào cai trị, bóc lột. Tác phẩm là góc nhìn của nhân vật cậu bé An, về những cuộc lưu lạc qua những miền đất rừng phương Nam trù phú trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những chuyến đi ấy, cậu bé đã được gặp gỡ rất nhiều người, có tốt có xấu. Cuối cùng, An trưởng thành và tham gia vào quân đội xung phong ra tiền tuyến.

Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm ca ngợi sự trù phú của thiên nhiên rừng già của đất Nam, cũng là tình cảm của tác giả với những con người hiền lành, chất phác nơi đây. Qua đó, Bùi Văn Hồng cũng cho người đọc thấy được một Đoàn Giỏi với nét văn phong phú, sự nhạy cảm và tinh tế của một nhà văn.

Đầu tiên, khung cảnh thiên nhiên được Bùi Văn Hồng ấn tượng bởi những hình ảnh: “Ba ba to bằng cái nìa”, “Kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản” , “Cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi” . Những phép nhân hoá nhưng lại vô cùng chân thật được tác giả đánh giá cao. Sau những bất ngờ thú vị này, Đoàn Giỏi lại vẽ một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Điều này cũng làm cho nhà phê bình phải cảm thán. Đó là vẻ đẹp của rừng U Minh dưới ánh mặt trời rực rỡ, là sự hoành tráng của con nước dòng sông Năm Căn. Đây đều là những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên, địa hình của người dân phương Nam. Bùi Văn Hồng tỉ mỉ “đào” ra những cái mà Đoàn Giỏi muốn cất giấu. Những nét tinh tế của Đoàn Giỏi được tác giả cảm nhận, một bức tranh phác thảo được tô màu và gửi tới người đọc. Chúng ta lại càng cảm nhận được những nét đẹp và hùng vĩ của thiên nhiên, đất rừng phương Nam.

Tiếp theo, những nhân vật được Đoàn Giỏi nhắc đến đều được phân tích kỹ càng trong “Phân tích Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” . Hầu như tất cả nhân vật đều có những nét chung như nghèo khổ, phải làm thuê và bị bọn địa chủ bóc lột. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy được rằng, trong họ đều có sự dũng cảm, gan dạ và một tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, họ nung nấu ý chí sục sôi, lòng căm thù bọn thực dân và phong kiến sâu sắc. Theo Bùi Văn Hồng, ông khẳng định đây chính là những con người đại diện, đặc trưng cho con người phương Nam phóng khoáng và gan dạ. Không chỉ vậy, những nhân vật khác đều được tác giả đề cập tới. Trong con mắt của ông, mỗi nhân vật đều có nét đẹp và đặc trưng riêng. Từ đó, tất cả họ tạo nên một câu chuyện thú vị và không hề nhàm chán.

Bùi Văn Hồng nhận định đây là một tác phẩm đặc trưng, cũng vô cùng xuất sắc. Không chỉ làm rõ nét chân dung của người dân Nam Bộ, Đoàn Giỏi còn cho người đọc thấy được một bức tranh xinh đẹp của sông núi phương Nam. Bùi Văn Hồng với giọng văn tự nhiên và những lý luận sắc bén cũng đã khiến cho người đọc thấy được những chi tiết đắt giá của tác phẩm. Những phân tích của ông như đang đóng vai thành nhân vật thực thụ, cái nhìn vô cùng độc đáo và sâu sắc.

Không thể phủ nhận được thành công của Đất rừng phương Nam khi cả bản phim điện ảnh của nó đều được chào đón. Dưới cái nhìn của Bùi Văn Hồng, những chi tiết trong truyện lại càng thêm chi tiết hơn, rộng mở hơn trong mắt người đọc. Có thể nói, đây là một tác phẩm bình luận văn học đặc sắc và có giá trị tham khảo cao.

Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam - Mẫu 3

Nhà văn nổi tiếng người Tiền Giang Đoàn Giỏi đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ với tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam". Tác phẩm này viết vào năm 1957, kể về cuộc hành trình đi tìm người cha của nhân vật An. Bằng ngòi bút tài hoa cùng những hiểu biết sâu sắc, Đoàn Giỏi đã vô cùng thành công khi dựng lên bức tranh thiên nhiên, con người phương Nam qua đoạn trích "Đất rừng phương Nam".

Văn bản kể về việc An theo tía nuôi, Cò vào rừng tràm để lấy mật. Theo bước chân của ba nhân vật, từng khung cảnh lần lượt hiện ra. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ khiến cậu bé An không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Song song với việc quan sát, theo dõi thực tế, An còn nhớ tới lời má nuôi kể về việc "ăn ong". Như vậy, thông qua cách kể chuyện từ nhiều điểm nhìn, tác giả đã miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ. Đây cũng chính là chủ đề bao trùm toàn bộ văn bản.

Trước hết, bức tranh thiên nhiên được khắc họa ngay ở phần mở đầu. Vào thời điểm sáng sớm, rừng U minh vẫn còn chìm trong cái yên tĩnh, bình lặng. Các sự vật có sự chuyển mình hết sức nhẹ nhàng "trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh", "ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh". Hòa mình vào bầu không khí mát mẻ, trong lành ấy, con người cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng đến lạ thường. Đến giữa trưa, bức tranh núi rừng hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Giờ đây, nhân vật An không chỉ cảm nhận nhiên nhiên bằng thị giác, xúc giác mà còn bằng khứu giác và thính giác. Nhờ đó, không bị bỏ lỡ bất kì cảnh tượng đẹp đẽ nào của rừng tràm. Dưới bóng cây xanh, con người được lắng nghe âm thanh đàn chim hót rộn ràng, líu lo, được ngửi hương hoa tràm ngọt dịu hòa trong gió. Bức tranh thiên nhiên càng thêm trù phú, tươi đẹp nhờ sự xuất hiện của nhiều loài sinh vật như: kì nhông, chim áo già màu nâu, chinh manh manh mỏ đỏ,... Tất cả các sự vật đã góp phần điểm tô cho cảnh tượng nên thơ, kì vĩ nơi rừng tràm U Minh mênh mông, bát ngát.

Trong trích đoạn "Đất rừng phương Nam", cuộc sống của người dân Nam Bộ được khắc họa hết sức giản đơn, gắn liền với hai công việc: làm kèo và lấy mật. Đây là những công việc đòi hỏi con người cần tận tâm, giàu kinh nghiệm, có hiểu biết. Muốn ong đến đóng tổ, người dân phải tinh mắt chọn vùng rừng tốt, biết gác kèo hợp lí. Muốn thu được những gùi đầy ắp mật, người dân cần chăm chỉ, cần mẫn đi xuyên rừng, khéo léo vắt từng cái tàn ong sáp trắng. Có thể thấy, chỉ với một vài chi tiết, nhà văn đã giúp người đọc có hình dung cụ thể về cuộc sống, công việc gắn liền với rừng tràm.

Cuối cùng, Đoàn Giỏi còn khéo léo dựng lên hình ảnh con người Nam Bộ phóng khoáng, thuần hậu, giàu tình cảm và yêu thiên nhiên sâu sắc. Những phẩm chất, tính cách này được thể hiện rõ ở cả ba nhân vật. Trước hết, ta thấy một cậu bé An luôn lễ phép, ham học hỏi, tiếp thu điều mới lạ. Mỗi khi trò chuyện, An không bao giờ tỏ ra hài hước, thân mật như Cò mà luôn giữ thái độ đúng mực. Cậu thưa chuyện với bậc trên bằng những lời nói chân thành, có đầu, có đuôi "Kèo là gì, hở má?", "Một tổ nữa kìa, tía ơi!". An rất thông minh, sáng dạ và ham học. Cậu khắc sâu trong đầu lời má nuôi kể về việc gác kèo nuôi ong rồi đem so sánh với kiến thức trong sách vở. Bên cạnh An, Cò cũng là một chàng trai hồn nhiên, tinh nghịch. Vì được sinh ra và lớn lên ngay tại mảnh đất phương Nam nên Cò vô cùng am hiểu về tự nhiên, rừng tràm. Trên đường đi lấy mật, cậu đã chỉ cho An nhiều điều thú vị, mới lạ. Sau cùng, nhân vật tía nuôi tuy xuất hiện ít ỏi nhưng lại in sâu trong tâm trí độc giả. Ông là người lao động dày dặn kinh nghiệm, giàu lòng nhân ái. Khi bé An đưa cỏ tranh và sậy khô lại, ông từ chối và nói "Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác...". Câu nói trên đã cho thấy tấm lòng bao dung, thương yêu của một con người thật thà, chất phác.

Bên cạnh đặc sắc về nội dung, những nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Bằng ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương, hình ảnh thân thuộc, giàu sức gợi, nhà văn đã khắc họa rõ nét cảnh sắc rừng tràm cùng cuộc sống lao động bình dị của con người. Ngoài ra, việc kể chuyện qua nhiều điểm nhìn, như của An, của Cò, của má nuôi,... khiến văn bản thêm hấp dẫn, sinh động hơn. Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn đa chiều và toàn diện. Qua đây, nhà văn ngợi ca, bày tỏ tình cảm yêu mến vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ nơi núi rừng phương Nam. Đồng thời, bộc lộ tấm lòng trân trọng, thương yêu những con người chân chất, thuần hậu Nam Bộ.

"Đất rừng phương Nam" giống như một bức tranh thu nhỏ, hài hòa màu sắc, bố cục. Ở đó, con người sinh sống hòa hợp với thiên nhiên, đất trời. Thật không ngoa khi tác phẩm này được đánh giá là "một trong những tên tuổi viết cho thiếu nhi hay nhất Việt Nam" - Hữu Thỉnh.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng