Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Sinh 10 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Đề cương giữa kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Sinh học 10 các bạn xem thêm đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh 10 sách Kết nối tri thức

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG THPT …….

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM 2023 - 2024

Môn : SINH HỌC 10

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

BÀI 12. THÔNG TIN TẾ BÀO.

Câu 1. Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. Nêu ví dụ minh họa

Câu 2. Vẽ sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng.

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào.

Câu 3. Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào?

Câu 4. Quá trình truyền tin giữa các tế bào cần sự tham gia của các yếu tố nào? So sánh 2 kiểu thông tin giữa các tế bào truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết?

Bài 13. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

Câu 1. Chu kì tế bào là gì? Một chu kì tế bào được chia thành mấy giai đoạn? mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào

Câu 2. Hoàn thành bảng sau về kì trung gian

Các phaDiễn biến trong các pha
G1
S
G2

Từ nội dung của bảng cho biết:

Vì sao pha G1 gọi là là sinh trưởng của tế bào?

Nếu kì trung gian dừng ở pha G1 thì tế bào có phân chia không? Vì sao?

Câu 3. Trình bày khái niệm sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân. Hoàn thành bảng sau về các kì của nguyên phân:

Các kìDiễn biến trong các kì
Kì đầuNST:
Các thành phần khác:
Kì giữaNST:

Các thành phần khác:
Kì sauNST:
Các thành phần khác:
Kì cuốiNST:
Các thành phần khác:

Câu 3. Bài tập về nguyên phân

Một tế bào người có bộ NST là 2n = 46 thực hiện nguyên phân. Hãy hoàn thành bảng sau:

Các kìSố lượng NST( n = ? hay 2n= ?)Trạng thái NST ( đơn/ kép)
Trung gianPha G1
Pha S
Pha G2
Nguyên phânKì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

Câu 4. Nêu kết quả và ý nghĩa của nguyên phân? Nguyên phân của tế bào động vật khác tế bào thực vật ở kì cuối như thế nào? Giải thích?

Câu 5. Tế bào ung thư khác gì so với tế bào bình thường? Phân biệt khối u lành và khối u ác tính? Các cách phòng tránh ung thư?

Bài 14. GIẢM PHÂN

Câu 1. Các biểu hiện của NST trong nguyên phân và giảm phân ( Giảm phân 1 và 2)

Các kì

Mức độ xoắn

Trạng thái NST (đơn/ kép)

Cách sắp xếp NST

Kì đầu

NP

GP1

GP2

Kì giữa

NP

GP1

GP2

Kì sau

NP

GP1

GP2

Kì cuối

NP

GP1

GP2

Câu 2. Trong quá trình giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo các NST kép của cặp tương đồng xảy ra ở thời kì nào? Xảy ra như thế nào? Ý nghĩa của sự kiện này?

Câu 3. Giảm phân là gì? Được thực hiện ở những loại tế bào nào? Kết quả và Ý nghĩa của giảm phân ?

Câu 4. Bài tập về giảm phân.

Một tế bào của ruồi giấm có 2n = 8, tế bào này tham gia giảm phân, hãy hoàn thành bảng sau:

Các kì

Số lượng NST

( n = ? hay 2n= ?)

Trạng thái NST ( đơn/ kép)

Giảm phân 1

Đầu 1

Giữa 1

Sau 1

Cuối 1

Giảm phân 2

Đầu 2

Giữa 2

Sau 2

Cuối 2

Câu 5. Hoàn thành bảng so sánh sau đây

Nội dung so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Khác nhau

Kết quả

Cơ chế

Nơi diễn ra

Các giai đoạn

Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo

Sắp xếp NST tại kì giữa

Các NST tách nhau ở tâm động

Số lần phân bào

Đặc điểm về bộ NST của tế bào con

sinh ra so với tế bào ban đầu

Giống nhau

Câu 6. Giao tử là gì? Giao tử được hình thành từ quá trình nào? So sánh quá trình hình thành giao tử đực và cái?

Câu 7. Thụ tinh là gì? Mối quan hệ giữa giảm phân, thụ tinh và nguyên phân trong một đời cá thể và qua các thế hệ cá thể của một loài?

Câu 8. Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến giảm phân?

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là

A. chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng.

B. chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng.

C. chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng.

D. chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng.

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình quang hợp, quang năng (năng lượng ánh sáng) được chuyển hóa thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

Câu 2: Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

B. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

C. chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

D. chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

Đáp án đúng là: A

Enzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.

Câu 3: Cho S là cơ chất, E là enzyme, P là sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?

A. S + E → ES → EP → E + P.

B. P + E → PE → ES → E + S.

C. S + E → EP → E + P.

D. P + E → ES → E + S.

Đáp án đúng là: A

Sơ đồ cơ chế xúc tác của enzyme: S + E → ES → EP → E + P.

Enzyme (E) kết hợp với cơ chất (S) tại trung tâm hoạt động tạo thành phức hợp enzyme – cơ chất (ES). Sau đó, enzyme xúc tác cho phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm (P). Cuối cùng, sản phẩm (P) được giải phóng khỏi enzyme (E).

Câu 4: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi

A. cofactor của enzyme.

B. điểm ức chế của enzyme.

C. điểm hoạt hóa của enzyme.

D. trung tâm hoạt động của enzyme.

Đáp án đúng là: D

Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động và thường chỉ liên kết với một hay một số chất có cấu hình không gian tương ứng nên chỉ xúc tác cho một hoặc một nhóm phản ứng hóa học nhất định. Đây chính là tính đặc hiệu của enzyme.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme?

A. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.

B. Độ pH càng thấp thì hoạt tính của enzyme càng tăng.

C. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.

D. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng.

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng chỉ xảy ra khi nhiệt độ trong ngưỡng cho phép.

B. Sai. Mỗi loại enzyme thường có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả.

C. Sai. Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme tăng lên thì hoạt tính của enzyme cũng tăng nhưng chỉ đạt ngưỡng nhất định rồi dừng lại do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất.

D. Đúng. Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng do lượng enzyme có trong môi trường đã hoạt động tối đa.

Câu 7: Nguyên liệu chủ yếu được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải tạo năng lượng là

A. lipid.

B. protein.

C. nucleic acid.

D. carbohydrate.

Đáp án đúng là: D

Nguyên liệu chủ yếu được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải tạo năng lượng là nucleic acid.

Câu 8: Trong tế bào, quá trình phân giải đường diễn ra theo những con đường nào?

A. Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

B. Hô hấp hiếu khí và lên men.

C. Hô hấp kị khí và lên men.

D. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.

Đáp án đúng là: D

Trong tế bào, quá trình phân giải đường diễn ra theo 3 con đường gồm hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.

Câu 9: Sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình Krebs được chuyển cho chuỗi truyền electron hô hấp để phân giải tiếp là

A. acetyl CoA và NADH.

B. NADH và FADH2.

C. acetyl CoA và FADH2.

D. citric acid và acetyl CoA.

Đáp án đúng là: B

Sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình Krebs được chuyển cho chuỗi truyền electron hô hấp để phân giải tiếp là NADH và FADH2.

Câu 10: Giai đoạn thu được nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào là

A. đường phân.

B. chu trình Krebs.

C. hoạt hóa glucose.

D. chuỗi truyền electron.

Đáp án đúng là: D

Trong hô hấp tế bào, giai đoạn đường phân tạo ra 2 ATP, chu trình Krebs tạo ra 2 ATP, giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp tạo ra 28 ATP → Giai đoạn thu được nhiều ATP nhất trong hô hấp tế bào là chuỗi truyền electron.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 228
  • Lượt xem: 2.219
  • Dung lượng: 125,4 KB
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đỗ Huỳnh Thu Trang
    Đỗ Huỳnh Thu Trang

    có đáp án không ạ?

    Thích Phản hồi 09/04/23