Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập Hóa 10 giữa kì 2 sách KNTT, CTST, Cánh diều (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2024 - 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 2, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 được biên soạn câu hỏi bám sát cấu trúc mới với 3 dạng trắc nghiệm + tự luận. Qua đó giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Hóa học 10 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa học kì 2 Toán lớp 10, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2025 (Sách mới)

1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THPT ………..

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: HÓA HỌC

Khối: 10

Năm học: 2024-2025

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa – khử

- Khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

- Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử.

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn.

Chủ đề 5: Năng lượng hóa học

- Phản ứng hóa học và enthalpy

- Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10

A. TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Trong phản ứng oxi hóa – khử thì:

A. chất oxi hóa nhường electron và chất khử nhận electron.
B. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
C. quá trình nhường electron gọi là quá trình khử.
D. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.

Câu 2: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là:

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. chất khử và môi trường.
D. chất oxi hóa và môi trường

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:

Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O

Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là:

A. 3 và 12.
B. 3 và 18.
C. 3 và 10.
D. 3 và 22.

Câu 4: Trong phản ứng:

FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ

A. nhận (2y – 3x) electron.
B. nhường (2y – 3x) electron.
C. nhường (3x – 2y) electron.
D. nhận (3x – 2y) electron.

Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là:

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. axit.
D. vừa là axit vừa là chất khử.

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng :

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất sau phản ứng là:

A. 10.
B. 9.
C. 29.
D. 25.

Câu 7 Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là

A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 8: Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1
B. 2:3
C. 1:2
D. 1:3

Câu 9: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì

A. xảy ra phản ứng thế.
B. không xảy ra phản ứng.
C. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
D. xảy ra phản ứng trao đổi.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí X duy nhất (đktc). Khí X là:

A. N2.
B. NO.
C. N2O.
D. NO2.

Câu 11: Dấu hiệu nào để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử?

A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Câu 12: Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với O2 thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là:

A. Fe.
B. Mg.
C. Al.
D. Zn.

Câu 13: Trong phản ứng:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Nguyên tử Ag trong AgNO3:

A. bị oxi hóa
B. không bị oxi hóa hoặc khử
C. bị khử
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

Câu 14: Cho 0,15 mol oxit sắt tác dụng với HNO3 đun nóng, thoát ra 0,05 mol NO. Công thức oxit sắt là

A. Fe2O3.
B. FeO.
C. FeO4.
D. FeO hoặc FeO4.

Câu 15: Cho phương trình phản ứng:

a Al + b H2SO4 → c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O.

Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1
B. 2:3
C. 1:2
D. 1:3

Câu 16: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.

Câu 17: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?

A. Dung dịch HI.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch HBr.
D. Dung dịch HF.

Câu 18: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
B. là chất oxi hóa.
C. là chất khử.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 19 Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm bằng chất liệu nào?

A. Nhựa.
B. Gốm sứ.
C. Thủy tinh.
D. Polime.

Câu 20: Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?

A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 7,84 lít.

Câu 21: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là

A. 0,56 lít.
B. 5,6 lít.
C. 2,24 lít.
D. 0,112 lít.

Câu 22: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu được là

A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
B. quỳ tím không chuyển màu.
C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.
D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 23 Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen.
C. bằng 0.
D. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.

Câu 24: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do

A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
B. xảy ra phản ứng thu nhiệt.
C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.

Câu 25 Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng cháy thường là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
C. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.
D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong các hợp chất số oxi hoá của hydrogen luôn là +1.
B. Trong các hợp chất số oxi hoá của oxygen luôn là -2.
C. Số oxi hoá của nhôm trong hợp chất là +3.
D. Trong một ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.

Câu 27: Số oxi hóa của lưu huỳnh (sulfur) trong SO42-

A. +6.
B. +4.
C. -6.
D. -2.

Câu 28: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.
B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC.

..........

2, Trắc nghiệm đúng sai

Câu 1. “Calcium chloride dùng trong điện phân để sản xuất calcium kim loại và điều chế các hợp kim của calcium. Với tính chất hút ẩm lớn, calcium chloride được dùng làm tác nhân sấy khí và chất lỏng. Do nhiệt độ đông đặc thấp nên dung dịch calcium chloride được dùng làm chất tải lạnh trong các hệ thống lạnh…. Ngoài ra, calcium chloride còn được làm chất keo tụ trong hóa dược và dược phẩm hay trong các công việc khoan dầu khí. Trong phản ứng tạo thành Calcium chloride từ đơn chất: Ca + Cl2 → CaCl2.

a) Trong phản ứng trên thì mỗi nguyên tử Calcium nhường 2e.

b) Số oxi hóa của Ca và Cl trước phản ứng lần lượt là +2 và -1.

c)Trong phản ứng trên, chất khử là Calcium, chất oxi hóa là Chlorine

d) Nếu dùng 4 gam Calcium thì số mol electron Chlorine nhận là 0,4 mol.

Câu 2. Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào máy đo nồng độ cồn, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 có màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Phản ứng hóa học sảy ra như sau:

CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O

Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a) Số oxi hóa của hydrogen trước và sau phản ứng đều bằng +1

b) Phản ứng hóa học trên không là phản ứng oxi hóa khử do không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

c) Tỉ lệ cân bằng của phản ứng trên lần lượt từ trái sang phải là: 4: 1: 2: 2: 3.

..............

B. TỰ LUẬN

Câu 1 Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02M đến khi dung dịch vừa mất màu tím.

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron và chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Câu 2 Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử:

a) HI + H2SO4 → SO2 + I2 + H2O.

b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.

Câu 3

Thực hiện thí nghiệm xác định công thức của một oxide của kim loại sắt bằng nitric acid đặc, nóng thu được 2,479 lít (đkc) khí màu nâu là nitrogen dioxide. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 72,6 gam Fe(NO 3 ) 3 . Giả sử phản ứng không tạo thành các sản phẩm khác (biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đkc 25 o C, 1bar).Xác định công thức của oxide.

..............

Xem đầy đủ đề cương trong file tải về

2. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Liên kết tải về
Tìm thêm: Hóa học 10
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng