Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 10 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Tin 10 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Tin học 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.

Đề cương ôn tập Tin học 10 Cánh diều giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Tin học 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 10 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 10 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 10 Cánh diều

A. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 Tin học 10

Câu 1. Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.

Câu 2. Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.

Câu 3. Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.

Viết chương trình thực hiện công việc sau:

Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.

Câu 4. In ra tổng các số chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5

Với n nhập từ bàn phím, viết chương trình đưa ra màn hình tổng các số tự nhiên nhỏ hơn n và chia hết cho 3 hoặc chia hết cho 5.

Câu 5. Em hãy dự đoán kết quả đưa ra màn hình sau mỗi câu lệnh xuất dữ liệu print() trong chương trình ở hình sau:

Câu 6 Chương trình ở hình sau xây dựng một hàm tính diện tích một tam giác bằng công thức Heron theo ba cạnh của tam giác. Em hãy hoàn thiện chương trình bằng lời gọi hàm thích hợp để đưa ra màn hình kết quả tính diện tích của tam giác có ba cạnh là 3, 4, 5.

B. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Tin học 10

Câu 1. Cho đoạn chương trình python sau:

Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.

Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.

Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?

A. while < điều kiện >:
<khối lệnh >
B. while < điều kiện >
<khối lệnh >
C. while < điều kiện >:
D. while < điều kiện > to <khối lệnh >

Câu 4. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng cú pháp:

A. b = 1, 2, 3, 4, 5
B. b = (1, 2, 3, 4, 5)
C. b = [1,5]
D. b = [1, 2, 3, 4, 5]

Câu 5. Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?

A. del a[1:2]
B. del a[0:2]
C. del a[0:3]
D. del a[1:3]

Câu 6. Vòng lặp nào trả về kết quả dưới đây?

A. for i in range(1,6):
print(i,i,i,i,i)
B. for i in range(1,5):
print(str(i)*5)
C. for i in range(1,6):
print(str(i)*5)
D. for i in range(0,5):
print(str(i)*5)

Câu 7. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>>> A. remove(2)
>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].

Câu 8. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

>>> A = [1, 2, 3, 5]
>>> A.insert(2, 4)
>>> print(A)

A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.

Câu 9. Giả sử A = [2, 4, '5', 'Hà Nội', 'Việt Nam', 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A là gì?

A. True
B. False
C. true
D. false

Câu 10. Số phát biểu đúng là:

1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.
2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.
3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.
4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.

A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.

Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “abcdefg”
>>> print(s[2])

A. c
B. b
C. a
D. d

Câu 12. Để chuyển s về xâu kí tự ta dùng hàm gì?

A. length(s)
B. len(s)
C. str(s)
D. s.len()

Câu 13. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?

A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.

Câu 14. Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?

A. "123"
B. "0123"
C. "01234"
D. "1234"

Câu 15. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?

A. lower()
B. len()
C. upper()
D. srt()

Câu 16. Để thay thế kí tự 'a' trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?

A. s=s.replace('a', "")
B. s=s.replace('a')
C. s=replace(a, "")
D. s=s.replace()

Câu 17. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. 2, 6
B. 1, 3
C. 0, 4
D. 1, 4

Câu 18. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. 'Ngôn ngữ lập trình Python'
B. ['Ngôn', 'ngữ', 'lập', 'trình', 'Python']
C. 'Ngôn', 'ngữ', 'lập', 'trình', 'Python'
D. [Ngôn, ngữ, lập, trình, Python]

Câu 19. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()

Câu 20. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?

A. 1
B. 2
C. 5
D. Không hạn chế

Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?

A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toán khác nhau.
B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.

Câu 22. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. -2
B. 4
C. 2
D. 6

Câu 23. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?

A. def < tên hàm >([tham số]):
return < dãy giá trị trả về >
B. def< tên hàm > ([tham số]):
< dãy các lệnh >
C. def < tên hàm >([tham số]):
< khối lệnh >
return < dãy giá trị trả về >
D. def < tên hàm >: [< khối lệnh >]
return < dãy giá trị trả về >

Câu 24. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?

A. 0
B. 1
C. 2
D. Không hạn chế

Câu 25. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số

Câu 26. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?

>>> def f(x, y):
z = x + y
return x*y*z
>>> f(1, 4)

A. 10
B. 18
C. 20
D. 30

Câu 27. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:

A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Câu 28. Phát biểu nào bị sai?

A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.

Câu 29. Thư viện math cung cấp:

A. Thủ tục vào ra của chương trình.
B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu

Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ không có lệnh return.
B. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ có lệnh return và theo sau là dãy giá trị trả về.
C. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ là dãy các lệnh tính giá trị và không có lệnh return.
D. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ duy nhất lệnh return.

Câu 31. Cho biểu thức logic x and y. Biểu thức nhận giá trị True khi nào?

A. Cả x và y đều nhận giá trị True.
B. x nhận giá trị True, y nhận giá trị False.
C. x nhận giá trị False, y nhận giá trị True.
D. Cả x và y đều nhận giá trị False.

Câu 32. Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True?

A. 4*x=2*y
B. (x%5==0) and (y%2==0)
C. (x>2*y) or (x+y >20)
D. x+10 >= y+7

Câu 33. Em hãy cho biết kết quả của chương trình sau:

>>>a=5
>>>b=10
>>>if a < b:
print(‘True’)

A. 5
B. 10
C. True
D. Flase

Câu 34. Cho A = 5, B = 10, giá trị logic của điều kiện nào là False?

A. A < B
B. 2*A == B
C. A + 5 != B
D. A + 10 > B + 1

Câu 35. Trong Python, với cấu trúc if – else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1> được thực hiện khi:

A. Điều kiện sai.
B. Điều kiện đúng.
C. Điều kiện bằng 0.
D. Điều kiện khác 0.

Câu 36. <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:

A. Biểu thức tính toán.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Các hàm toán học.

Câu 37. Chọn phát biểu đúng.

Cho biểu thức: x or y

A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.

Câu 38. Hàm range(101) sẽ tạo ra:

A. một dãy số từ 0 đến 100
B. một dãy số từ 1 đến 101
C. 101 số ngẫu nhiên
D. một dãy số ngẫu nhiên 101

Câu 39. Cú pháp đúng của câu lệnh lặp for:

A. for <biến chạy> in range(m, n):
Khối lệnh cần lặp
B. for <biến chạy> in range(m, n).
Khối lệnh cần lặp
C. for <biến chạy> in:
Khối lệnh cần lặp
D. for <biến chạy> range(m, n):
Khối lệnh cần lặp

Câu 40. Kết quả của đoạn chương trình sau:

s = 0

for i in range(1, 10):

s = s + i

print(s)

A. 55
B. 45
C. 11
D. 10

Câu 41. Trong Python có mấy dạng lặp:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 42. Cho đoạn chương trình sau:

s=0

i=1

while i<=5:

s=s+1

i=i+1

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:

A. 9
B. 15
C. 5
D. 10

Câu 43. <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:

A. Hàm toán học.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Biểu thức tính toán.

Câu 44. Cho đoạn chương trình sau:

for i in range(6):

print(i)

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 45. Từ khóa dùng để khai báo hàm trong Python là?

A. def
B. procedure
C. return
D. function

Câu 46. Phát biểu nào chính xác khi nói về hàm trong Python?

A. Mỗi hàm chỉ được gọi một lần
B. Người viết chương trình không thể tự tạo các hàm
C. Không thể gọi một hàm trong một hàm khác
D. Hàm có thể được tái sử dụng trong chương trình

Câu 47. Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:

A. math
B. ramdom
C. zlib
D. datetime

Câu 48. Xâu kí tự trong Python là:

A. Một kí tự
B. Một dãy các số
C. Một dãy các kí tự
D. Một giá trị bất kì.

Câu 49. Độ dài của xâu được tính thông qua lệnh:

A. len()
B. range()
C. append()
D. for

Câu 50. Cho chương trình sau:

y = “Trúc xin trúc mọc sân đình”

x1 = “sân đình”

x2 = “bờ ao”

print(y.replace(x1,x2))

Kết quả của chương trình trên là:

A. Trúc xinh trúc mọc sân đình
B. Trúc xinh trúc mọc sân đình bờ ao
C. Trúc xinh trúc mọc bờ ao
D. Trúc xinh trúc mọc bờ ao sân đình

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 316
  • Lượt xem: 3.101
  • Dung lượng: 150,3 KB
Sắp xếp theo