Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 (Có đáp án)

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều năm 2023 - 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.

TOP 3 Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 Toán 10 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Cánh diều.

1. Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL 10 - Đề 1

1.1 Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10

PHÒNG GD&ĐT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

NĂM 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Các hình thức thực hiện pháp luật có những điểm nào giống nhau?

A. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền theo quy định phápluật.
B. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
C. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định phápluật.
D. Công dân không làm những điều pháp luật cấm.

Câu 2: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã

A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.

Câu 3: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có

A. mục tiêu.
B. mục đích.
C. định hướng
D. ý thức.

Câu 4: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính:

A. thống nhất.
B. giống nhau.
C. xử sự chung.
D. bắt buộc chung.

Câu 5: Văn bản áp dụng pháp luật nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh

A. mọi giao dịch dân sự.
B. những quan điểm trái chiều
C. các quyền cụ thể của công dân
D. tất cả nhu cầu của cá nhân

Câu 6: Hành vi không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy trên đường là biểu hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.

Câu 7: Yếu tố nào thuộc cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Ngành luật
B. Hiến pháp
C. Luật
D. Bộ luật

Câu 8: Cá nhân tổ chức sử dụng PL tức là làm những gì mà PL

A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. không cho phép làm.
D. quy định.

Câu 9: Nhận định nào không phải là thực hiện pháp luật ?

A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Không làm những việc mà pháp luật cấm làm.
C. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
D. Làm những việc tùy thuộc vào khả năng của mình.

Câu 10: Các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Nội dung này thể hiện hình thức nào sau đây của pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
B. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.

Câu 12: Dựa vào cơ sở nào sau đây để nhà nước xây dựng pháp luật?

A. Hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
B. Quy tắc xử sự cao đẹp của xã hội.
C. Hệ thống những quy định của người có học thức cao.
D. Ý thức của con người.

Câu 13: Dựa vào đâu nhà nước đảm bảo pháp luật được thực hiện?

A. quyền lực của nhà nước.
B. sức mạnh vũ trang.
C. quy định của Nhà nước.
D. ý chí của Nhà nước.

Câu 14: Thi hành pháp luật nghĩa là cá nhân, tổ chức

A. chủ động thực hiện những điều mà pháp luật quy định phải làm.
B. làm những việc pháp luật cho phép.
C. không được làm những điều mà pháp luật cấm.
D. làm hay không làm những điều mà pháp luật cho phép.

Câu 15: Hành vi không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ của bạn A là biểu hiện của hình thức

A. thi hành pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 16: Mục đích của việc áp dụng pháp luật là cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt

A. nghĩa vụ cụ thể của công dân
B. mọi nguồn lực tự nhiên
C. các loại hình tín ngưỡng dân gian
D. sự phát triển của xã hội

Câu 17: Đâu là văn bản dưới luật?

A. Bộ luật
B. Hiến pháp
C. Lệnh
D. Luật

Câu 18: Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định

A. làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
B. không làm những điều mà pháp luật cấm.
C. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
D. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Câu 19: Hành vi nào là biểu hiện của hình thức tuân thủ pháp luật ?

A. Nộp thuế đúng thời gian quy định.
B. Thanh tra giao thông phạt người buôn bán lấn chiếm vỉa hè.
C. Tố cáo người lấy trộm tài sản công cộng.
D. Không cổ vũ đua xe máy.

Câu 20: Một trong những đặc điểm của pháp luật là tính:

A. quy phạm phổ biến
B. đồng nhất
C. ưu tiên
D. phức tạp

Câu 21: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của

A. công dân.
B. cá nhân.
C. tất cả mọi người.
D. các cá nhân, tổ chức.

Câu 22: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
B. Người kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
C. Công dân A gửi đơn tố cáo công ty Vedan thải chất thải ra môi trường.
D. Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh trốn thuế.

Câu 23: Hành vi nào là biểu hiện của hình thức thi hành pháp luật ?

A. Nộp thuế đúng thời gian quy định.
B. Thanh tra giao thông phạt người buôn bán lấn chiếm vỉa hè.
C. Không đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường phố.
D. Tố cáo người lấy trộm tài sản công cộng.

Câu 24: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 25: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở hành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là

A. thực hiện pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.

Câu 26: Yếu tố nào thuộc cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Luật
B. Ngành luật
C. Quy phạm pháp luật
D. Chế định luật

Câu 27: Để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác dựa vào đặc điểm nào của pháp luật?

A. đồng nhất.
B. xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. phức tạp.
D. quy phạm phổ biến.

Câu 28: Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: Theo em, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích của mình như thế nào? (1.5 điểm)

Câu 2: Thế nào là sử dụng pháp luật? Ví dụ? (1.5 điểm)

------------------------

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10

I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1B6A11D16A21D26A
2D7A12A17C22D27D
3B8A13A18A23A28A
4D9D14A19D24C
5C10C15C20A25A

II. Phần tự luận:

Câu 1: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân:

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bàn thân.

- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 2: Thế nào là sử dụng pháp luật?

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của minh theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

Ví dụ: : công dân có quyền kết hôn nhưng khi thực hiện quyền kết hôn, công dân phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật thì mới được Nhà nước công nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân đó.

----------------------------

2. Đề thi giữa học kì 2 môn GDKT&PL 10 - Đề 2

2.1 Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10

PHÒNG GD&ĐT……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10

NĂM 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?

A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Chủ tịch nước.

Câu 2. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí

A. cao nhất.
B. thông dụng nhất.
C. thấp nhất.
D. quy tắc nhất.

Câu 3. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?

A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.

Câu 4. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?

A. Chủ tịch quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng bí thư.
D. Phó chủ tịch nước.

Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước

A. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.
D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.

Câu 6. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 7. Theo Hiến pháp 2013, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị

A. nghiêm trị.
B. quản lí.
C. thúc quản.
D. tố cáo.

Câu 8. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền

A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.

Câu 9. V thích sưu tầm hình ảnh, tư liệu, hiện vật về biển đảo Việt Nam. Sau một thời gian tích cực tìm kiếm, V sưu tầm được một số tư liệu quý về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các thế hệ đi trước. V thấy trên mạng có thông báo về cuộc thi “Tìm hiểu chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, thấy đây là cuộc thi rất có ý nghĩa nên V đã đăng ký tham gia. Trong trường hợp trên V cần làm gì để tuyên truyền cuộc thi rộng rãi hơn?

A. V cần vận động các bạn trong lớp tích cực tham gia.
B. Để mọi người tự biết và tìm hiểu cuộc thi.
C. V cần chuẩn bị đủ kiến thức để tham gia cuộc thi.
D. V có thể giữ cho riêng mình để cơ hội có giải cao hơn.

Câu 10. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
B. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
C. liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.
D. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 11. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Nhà nước.

Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về

A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
B. thư tín, điện thoại, điện tín.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm chỗ ở.

Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.

Câu 15. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về

A. thu nhập hợp pháp.
B. tài nguyên rừng.
C. nguồn lợi ở vùng biển.
D. tài nguyên khoáng sản.

Câu 16. Xem trộm điện thoại của người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. tự do ngôn luận.
C. bất khả xâm phạm về thân thể.
D. bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 17. Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. công.
B. cá nhân.
C. riêng.
D. đi kèm.

Câu 18. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, giáo dục bắt buộc là bậc nào sau đây?

A. Đại học.
B. Trung học Cơ Sở.
C. Tiểu học.
D. Trung học phổ thông.

Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?

A. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.
B. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh công bằng, bình đẳng với nhau.
C. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm cả Nhà nước, nhân dân.
D. Nước ta có nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Câu 20. Phương án nào sau đây theo Hiến pháp 2013 quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ?

A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
B. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
C. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
D. Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Câu 21. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào sau đây?

A. Giáo dục mầm non.
B. Giáo dục tiểu học.
C. Giáo dục trung học.
D. Giáo dục đại học.

Câu 22. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.
C. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.
D. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.

Câu 23. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 24. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
B. Chính phủ bầu.
C. Bộ và các cơ quan ngang bộ bầu.
D. Nhân dân địa phương bầu.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.

b. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-A

5-A

6-A

7-A

8-A

9-A

10-D

11-D

12-D

13-A

14-A

15-A

16-D

17-A

18-C

19-A

20-A

21-B

22-A

23-D

24-A

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau:

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16);

- Mọi người đều có quyền sống (Điều 19);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

- Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Sai, vì công dân Việt Nam có quyền kinh doanh những mặt hàng trong phạm vi cho phép của pháp luật, một số mặt hàng bị pháp luật cấm kinh doanh.

b. Sai, tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nhưng việc sử dụng phải hợp lí trong khuôn khổ pháp luật để tránh việc sử dụng lãng phí gây ô nhiễm môi trường.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Kinh tế và pháp luật 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm