Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 7 Đề thi giữa kì 2 Tin học 10 (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi giữa kì 2 Tin học 10 năm 2023 - 2024 gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học lớp 10 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10 năm 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 7 đề kiểm tra Tin học 10 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10.

1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10 Kết nối tri thức

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

SỞ GD- ĐT …

TRƯỜNG THPT …

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN TIN HỌC – KHỐI 10

Bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Cho đoạn chương trình python sau:

Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.

Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.

Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?

A. while < điều kiện >:
<khối lệnh >
B. while < điều kiện >
<khối lệnh >
C. while < điều kiện >:
D. while < điều kiện > to <khối lệnh >

Câu 4. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng cú pháp:

A. b = 1, 2, 3, 4, 5
B. b = (1, 2, 3, 4, 5)
C. b = [1,5]
D. b = [1, 2, 3, 4, 5]

Câu 5. Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?

A. del a[1:2]
B. del a[0:2]
C. del a[0:3]
D. del a[1:3]

Câu 6. Vòng lặp nào trả về kết quả dưới đây?

A. for i in range(1,6):
print(i,i,i,i,i)
B. for i in range(1,5):
print(str(i)*5)
C. for i in range(1,6):
print(str(i)*5)
D. for i in range(0,5):
print(str(i)*5)

Câu 7. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>>> A. remove(2)
>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].

Câu 8. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

>>> A = [1, 2, 3, 5]
>>> A.insert(2, 4)
>>> print(A)

A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.

Câu 9. Giả sử A = [2, 4, '5', 'Hà Nội', 'Việt Nam', 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A là gì?

A. True
B. False
C. true
D. false

Câu 10. Số phát biểu đúng là:

1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.

2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.

3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.

4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.

A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.

Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “abcdefg”
>>> print(s[2])

A. c
B. b
C. a
D. d

Câu 12. Để chuyển s về xâu kí tự ta dùng hàm gì?

A. length(s)
B. len(s)
C. str(s)
D. s.len()

Câu 13. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?

A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.

Câu 14. Nếu S = "1234567890" thì S[0:4] là gì?

A. "123"
B. "0123"
C. "01234"
D. "1234"

Câu 15. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?

A. lower()
B. len()
C. upper()
D. srt()

Câu 16. Để thay thế kí tự 'a' trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?

A. s=s.replace('a', "")
B. s=s.replace('a')
C. s=replace(a, "")
D. s=s.replace()

Câu 17. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. 2, 6
B. 1, 3
C. 0, 4
D. 1, 4

Câu 18. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. 'Ngôn ngữ lập trình Python'
B. ['Ngôn', 'ngữ', 'lập', 'trình', 'Python']
C. 'Ngôn', 'ngữ', 'lập', 'trình', 'Python'
D. [Ngôn, ngữ, lập, trình, Python]

Câu 19. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?

A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()

Câu 20. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?

A. 1
B. 2
C. 5
D. Không hạn chế

Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?

A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toán khác nhau.
B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.

Câu 22. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?

A. -2
B. 4
C. 2
D. 6

Câu 23. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?

A. def < tên hàm >([tham số]):
return < dãy giá trị trả về >
B. def< tên hàm > ([tham số]):
< dãy các lệnh >
C. def < tên hàm >([tham số]):
< khối lệnh >
return < dãy giá trị trả về >
D. def < tên hàm >: [< khối lệnh >]
return < dãy giá trị trả về >

Câu 24. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?

A. 0
B. 1
C. 2
D. Không hạn chế

Câu 25. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?

A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số

Câu 26. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?

>>> def f(x, y):
z = x + y
return x*y*z
>>> f(1, 4)

A. 10
B. 18
C. 20
D. 30

Câu 27. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:

A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Câu 28. Phát biểu nào bị sai?

A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.

Câu 2. (1 điểm) Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.

Câu 3. (1 điểm) Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.

Viết chương trình thực hiện công việc sau:

Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.

1.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. B2. B3. A4. D5. D6. C7. D8. B9. A10. A
11. A12. C13. A14. D15. C16. A17. C18. B19. B20. D
21. C22. C23. C24. D25. C26. C27. A28. A

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

Các câu lệnh đó có thể viết như sau:

B = []

for k in A:

if k % 2 == 0:

B.append(k)

print("Danh sách các số chẵn có trong A là: ", B)

0,25

0,5

0,25

Câu 2

(1 điểm)

hoten = input("Nhập họ tên đầy đủ: ")

A = hoten.split()

ten = A[len(A) – 1]

hodem = " ".join(A[0:len(A) – 1])

print("Tên bạn là: " , ten)

Print("Họ đệm là: " , hodem)

1,0

Câu 3

(1 điểm)

Chương trình có thể viết như sau:

n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))

c = 0

for i in range(1, n+1):

if UCLN(i, n) == 1:

c = c + 1

print(c)

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10

Chủ đề

Nội dung kiến thức/ kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Bài 21. Câu lệnh cặp while.

2

1

3

0

7,5 %

(0,75 đ)

Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách.

2

1

3

0

7,5 %

(0,75 đ)

Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách.

3

1

1

4

1

20,0 %

(2,0 đ)

Bài 24. Xâu kí tự.

2

2

4

0

10,0 %

(1,0 đ)

Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự.

2

3

1

5

1

22,5 %

(2,25 đ)

Bài 26. Hàm trong Python

2

2

4

0

10,0 %

(1,0 đ)

Bài 27. Tham số của hàm

3

2

1

5

1

22,5 %

(2,25 đ)

Tổng

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

100%

(10,0 điểm)

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

70%

30%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

.............

2 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10 Cánh diều

2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

SỞ GD- ĐT …

TRƯỜNG THPT …

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN TIN HỌC – KHỐI 10

Bộ: Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Cho biểu thức logic x and y. Biểu thức nhận giá trị True khi nào?

A. Cả x và y đều nhận giá trị True.
B. x nhận giá trị True, y nhận giá trị False.
C. x nhận giá trị False, y nhận giá trị True.
D. Cả x và y đều nhận giá trị False.

Câu 2. Cho x = 5, y = 10. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị True?

A. 4*x=2*y
B. (x%5==0) and (y%2==0)
C. (x>2*y) or (x+y >20)
D. x+10 >= y+7

Câu 3. Em hãy cho biết kết quả của chương trình sau:

>>>a=5
>>>b=10
>>>if a < b:
print(‘True’)

A. 5
B. 10
C. True
D. Flase

Câu 4. Cho A = 5, B = 10, giá trị logic của điều kiện nào là False?

A. A < B
B. 2*A == B
C. A + 5 != B
D. A + 10 > B + 1

Câu 5. Trong Python, với cấu trúc if – else thì <câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1> được thực hiện khi:

A. Điều kiện sai.
B. Điều kiện đúng.
C. Điều kiện bằng 0.
D. Điều kiện khác 0.

Câu 6. <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là:

A. Biểu thức tính toán.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Các hàm toán học.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng.

Cho biểu thức: x or y

A. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x và y đều nhận giá trị False.
B. Cho kết quả là True khi x và y đều nhận giá trị True.
C. Đảo giá trị của x và y cho nhau
D. Cho kết quả là False khi và chỉ khi x hoặc y nhận giá trị False.

Câu 8. Hàm range(101) sẽ tạo ra:

A. một dãy số từ 0 đến 100
B. một dãy số từ 1 đến 101
C. 101 số ngẫu nhiên
D. một dãy số ngẫu nhiên 101

Câu 9. Cú pháp đúng của câu lệnh lặp for:

A. for <biến chạy> in range(m, n):
Khối lệnh cần lặp
B. for <biến chạy> in range(m, n).
Khối lệnh cần lặp
C. for <biến chạy> in:
Khối lệnh cần lặp
D. for <biến chạy> range(m, n):
Khối lệnh cần lặp

Câu 10. Kết quả của đoạn chương trình sau:

s = 0
for i in range(1, 10):
s = s + i
print(s)

A. 55
B. 45
C. 11
D. 10

Câu 11. Trong Python có mấy dạng lặp:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12. Cho đoạn chương trình sau:

s=0
i=1
while i<=5:
s=s+1
i=i+1
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là:

A. 9
B. 15
C. 5
D. 10

Câu 13. <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:

A. Hàm toán học.
B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ.
D. Biểu thức tính toán.

Câu 14. Cho đoạn chương trình sau:

for i in range(6):
print(i)

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 15. Từ khóa dùng để khai báo hàm trong Python là?

A. def
B. procedure
C. return
D. function

Câu 16. Phát biểu nào chính xác khi nói về hàm trong Python?

A. Mỗi hàm chỉ được gọi một lần
B. Người viết chương trình không thể tự tạo các hàm
C. Không thể gọi một hàm trong một hàm khác
D. Hàm có thể được tái sử dụng trong chương trình

Câu 17. Chọn phát biểu không đúng?

A. Phần thân hàm (gồm các lệnh mô tả hàm) phải viết lùi vào theo quy định của Python.
B. Theo sau tên hàm có thể có hoặc không có các tham số.
C. Không thể gọi một chương trình con trong Python là một hàm.
D. Để sử dụng hàm cần khai báo hàm và viết lời gọi thực hiện.

Câu 18. Hàm trong Python được khai báo theo mẫu:

A. def tên_hàm(tham số):
Các lệnh mô tả hàm
B. def tên_hàm(tham số)
Các lệnh mô tả hàm
C. def tên_hàm()
Các lệnh mô tả hàm
D. def (tham số):
Các lệnh mô tả hàm

Câu 19. Thư viện math cung cấp:

A. Thủ tục vào ra của chương trình.
B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ không có lệnh return.
B. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ có lệnh return và theo sau là dãy giá trị trả về.
C. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ là dãy các lệnh tính giá trị và không có lệnh return.
D. Nếu là hàm có kết quả thì trong thân hàm sẽ duy nhất lệnh return.

Câu 21. Khi sử dụng hàm sqrt() ta cần khai báo thư viện:

A. math
B. ramdom
C. zlib
D. datetime

Câu 22. Xâu kí tự trong Python là:

A. Một kí tự
B. Một dãy các số
C. Một dãy các kí tự
D. Một giá trị bất kì.

Câu 23. Độ dài của xâu được tính thông qua lệnh:

A. len()
B. range()
C. append()
D. for

Câu 24. Cho chương trình sau:

y = “Trúc xin trúc mọc sân đình”
x1 = “sân đình”
x2 = “bờ ao”
print(y.replace(x1,x2))
Kết quả của chương trình trên là:

A. Trúc xinh trúc mọc sân đình
B. Trúc xinh trúc mọc sân đình bờ ao
C. Trúc xinh trúc mọc bờ ao
D. Trúc xinh trúc mọc bờ ao sân đình

Câu 25. Kết quả của đoạn lệnh sau là

A. c
B. h
C. à
D. o

Câu 26. Để khai báo dữ liệu kiểu xâu thì dữ liệu phải được khai báo trong cặp ngoặc nào sau đây:

A. Cặp dấu ngoặc vuông []
B. Cặp dấu ngoặc tròn ()
C. Cặp dấu ngoặc móc {}
D. Cặp dấu nháy đơn ‘’ hoặc cặp dấu nháy kép

Câu 27. Để thay thế từ hoặc cụm từ bằng từ hoặc cụm từ khác, ta sử dụng hàm nào?

A. find()
B. len()
C. replace()
D. remove()

Câu 28. Cho xâu st=’abc’. Hàm len(st) có giá trị là:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy dự đoán chương trình hình bên dưới đưa ra màn hình những gì?

Câu 2. (1 điểm) Xét bài toán: Cho xâu s nhập vào từ bàn phím. Người ta thay kí tự ở vị trí chẵn trong xâu bằng kí tự “*”.

Chú ý: Vị trí các kí tự trong xâu được đánh số bắt đầu từ 0.

Hãy tìm lỗi trong chương trình sau và đề xuất một cách sửa.

Câu 3. (1 điểm) Với hàm BCNN được xây dựng ở chương sau đây (Hình 1), trong những dòng lệnh có sử dụng hàm BCNN, dòng lệnh nào đúng, dòng lệnh nào sai và tại sao?

Hình 1. Chương trình về hàm bội chung nhỏ nhất

2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. A

2. B

3. C

4. C

5. B

6. B

7. A

8. A

9. A

10. B

11. B

12. C

13. B

14. D

15. A

16. D

17. C

18. A

19. C

20. B

21. A

22. C

23. A

24. C

25. B

26. D

27. C

28. C

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

Chương trình đưa ra cặp giá trị i và i + i, với i từ 1 đến 10, mỗi cặp số trên một dòng.

1,0

Câu 2

(1 điểm)

Câu lệnh sai là: s [i ]= '*'. Do Python không cho phép trực tiếp thay đổi giá trị kí tự trong xâu. Một trong các cách sửa là:

Thay s[i]= '*' bằng câu lệnh s = s. replace (s[i], '*')

0,5

0,5

Câu 3

(1 điểm)

- Câu lệnh đúng: print(‘Bội chung nhỏ nhất:’, BCNN(a, b))

Vì có truyền đủ tham số.

- Câu lệnh sai: c = a + b + BCNN()

Vì quên không truyền tham số.

0,5

0,5

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Tin học 10

C hủ đề

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

1. Câu lệnh rẽ nhánh

4

3

7

17,5 %

(1,75 đ)

2. Câu lệnh lặp

4

3

1

7

1

27,5 %

(2,75 đ)

3. Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn

4

3

1

7

1

27,5 %

(2,75 đ)

4. Kiểu dữ liệu xâu kí tự - Xử lí xâu kí tự

4

3

1

7

1

27,5 %

(2,75 đ)

Tổng

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

100%

(10,0 điểm)

3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10 Chân trời sáng tạo

3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

SỞ GD- ĐT …

TRƯỜNG THPT …

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 -2024

MÔN TIN HỌC – KHỐI 10

Bộ: Chân trời sáng tạo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Quá trình xử lí thông tin/dữ liệu bằng máy tính gồm mấy bước?

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 2.Quy đổi 3 MB ra KB?

A. 3 MB = 1024 KB
B. 3 MB = 3072 KB
C. 3 MB = 2048 KB
D. 3 MB = 3074 KB

Câu 3. Thiết bị nào là thiết bị thông minh?

A. 
B. 
C. 
D.

Câu 4. Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường như thế nào?

A. Điện thoại thông minh có khả năng thực hiện một số tính toán phức tạp.
B. Điện thoại thông minh có khả năng cài đặt một số phần mềm ứng dụng nên có thể truy cập Internet và hiển thị dữ liệu đa phương tiện.
C. Điện thoại thông minh với hệ điều hành có các tính năng thông minh hơn so với điện thoại thường.
D. Điện thoại thông minh cài đặt được hệ điều hành thông minh.

Câu 5. Phạm vi sử dụng mạng Internet là gì?

A. Chỉ trong gia đình.
B. Chỉ trong một cơ quan.
C. Trong phạm vi một tòa nhà.
D. Toàn cầu.

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối trực tiếp với nhau qua cáp truyền tín hiệu.
B. Mạng LAN là mạng kết nối các máy tính trong một quy mô địa lí nhỏ.
C. Các máy tính trong mạng LAN cần được đặt trong một phòng.
D. Mạng LAN là mạng mà các máy tính được kết nối qua cùng một bộ thu phát wifi.

Câu 7. Phát biểu nào đúng?

A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây.
B. Báo điện tử đăng tin tức hàng ngày là dịch vụ đám mây.
C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây.
D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch vụ đám mây.

Câu 8. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ đám mây là gì?

A. Người dùng không bị lệ thuộc vào phương tiện cá nhân, thời gian và địa điểm làm việc miễn là có kết nối Internet.
B. Ổn định và an toàn.
C. Chi phí rẻ hơn so với tự mua sắm phần cứng và phần mềm.
D. Cả A, B và C.

Câu 9. Cuộc tấn công Trojan-Backdoor được thực hiện như thế nào?

A. Phần mềm gián điệp có mục đích ăn trộm thông tin để chuyển ra ngoài.
B. Là một loại spyware ngầm ghi hoạt động của bàn phím và chuột để tìm hiểu người sử dụng máy tính làm gì.
C. Tạo một tài khoản bí mật, giống như cửa sau, để có thể truy cập ngầm vào máy tính.
D. Chiếm quyền cao nhất của máy, có thể thực hiện được mọi hoạt động kể cả xóa các dấu vết.

Câu 10. Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?

A. Không ghi chép thông tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc.
B. Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo.
C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.
D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết.

Câu 11. Địa chỉ nào cung cấp các học liệu?

A. https://hanhtrangso.nxbgd.vn
B. https://bigschool.vn
C. https://igiaoduc.vn
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 12. Cho một số hành vi sau:

(1) Công bố thông tin cá nhân của người khác khi chưa được phép.

(2) Đưa tin không chính xác lên mạng xã hội.

(3) Chia sẻ bài viết của trang web nhà nước.

(4) Bình luận thiếu văn hóa trên bài đăng của bạn bè.

(5) Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác cho mọi người.

Số hành vi vi phạm về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng mạng là:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13. Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?

A. Người lập trình.
B. Người đầu tư.
C. Người mua quyền sử dụng.
D. Người mua quyền tài sản.

Câu 14. Quyền tác giả là gì?

A. Là quyền của nhà nước đối với tác phẩm do công dân họ sáng tạo ra.
B. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với bất kì tác phẩm nào.
C. Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
D. Là hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.

Câu 15. Hành vi nào nghiêm cấm trên không gian mạng?

A. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
B. Các hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
C. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép;
D. Tất cả các hành vi trên đều bị nghiêm cấm.

Câu 16. Chọn phương án ghép đúng.

Một bản thiết kế đồ hoạ vectơ

A. bị giới hạn bởi dung lượng tệp.
B. có thể thêm các thành phần mới một cách dễ dàng.
C. được sử dụng bởi các thợ chụp ảnh.
D. chỉ mở được bằng Photoshop.

Câu 17. Để thay đổi một ngôi sao thành một khối lập phương, em sẽ tìm công cụ ở thanh công cụ nào?

A. Bảng màu.
B. Thanh điều khiển thuộc tính.
C. Hộp công cụ.
D. Hộp thoại lệnh.

Câu 18. Chức năng nào trong bảng chọn Path dùng để chuyển hình a thành hình b?

A. Union (Phép hợp).
B. Difference (Phép hiệu).
C. Intersection (Phép giao).
D. Exclusion (Phép hiệu đối xứng).

Câu 19. Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ trong Inkscape, ta sử dụng hộp thoại?

A. Stroke Style.
B. Fill and Stroke.
C. Opacity.
D. Fill Style.

Câu 20. Điểm neo góc được thể hiện bằng hình gì?

A. Hình tam giác.
B. Hình vuông, hình tròn.
C. Hình thoi.
D. Hình bình hành.

Câu 21. Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh gì?

A. File/ Put on Path.
B. Text/ Put the Path.
C. Text/ Put in Path.
D. Text/ Put on Path.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?

A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.
D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 23. Output của lệnh sau là:
print(1+ 2 + 3+ 4)

A. 10
B. 15
C. 1 + 2 + 3 + 4
D. 3 + 2 + 4

Câu 24. Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?

A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”
B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến
C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số
D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…

Câu 25. Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?

A. Tin học 3 + lớp 10 2
B. Tin học 3 lớp 10 2
C. Tin học Tin học Tin học lớp 10 lớp 10
D. Tin họcTin họcTin họclớp 10lớp 10

Câu 26. Kết quả của dòng lệnh sau

>>> x, y, z = 10, “10”, 9.5
>>> type(z)

A. int.
B. float.
C. bool.
D. str.

Câu 27. Trong Python, để nhập vào số nguyên n từ bàn phím, ta dùng lệnh nào?

A. n = int(input(ˈchuỗi thông báo: ˈ))
B. n = (input(ˈchuỗi thông báoˈ))
C. n = float(input(ˈchuỗi thông báoˈ))
D. n = input(ˈchuỗi thông báo: ˈ)

Câu 28. Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, < câu lệnh 1 > được thực hiện khi nào?

A. Điều kiện sai
B. Điều kiện đúng
C. Điều kiện bằng 0
D. Điều kiện khác 0

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyền. Khi mua một khoá học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?

Câu 2 (1 điểm): Hoàn thiện chương trình dưới đây, chương trình nhập từ bàn phím 3 số thực a, b, c đưa ra thông điệp “Cả ba số đều dương” nếu cả ba số đều dương.

Chương trình

Kết quả chạy với a bằng 8

a = …. (input(“a=”))

b = …. (input(“b=”))

c = …. (input(“c=”))

if ….:

print(“Cả ba số đều dương”)
A = 8

B = 4

C = 5

Cả ba số đều dương

Câu 3 (1 điểm): Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n và tính tổng:

S = 1 × 2 + 2 × 3 + 3 × 4 + ... + (n − 1) × n.

3.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm)

Mỗi câu trắc nghiệm đúng: 0,25 điểm

1. A2. B3. B4. A5. D6. B7. D8. D
9. C10. D11. D12. D13. C14. C15. D16. B
17. C18. A19. B20. C21. D22. C23. A24. A
25. D26. B27. A28. B

Phần II. Tự luận (3 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Cũng giống như nhiều người có thể sử dụng một phần mềm cài trên một máy tính dùng chung, thì nhiều người cũng có thể sử dụng một tài khoản chung duy nhất để học trực tuyến mà không vi phạm bản quyền.

Câu 2: (1 điểm)

a = float (input(“a=”))

b = float (input(“b=”))

c = float (input(“c=”))

if (a > 0) and (b > 0) and (c > 0) :

print(“Cả ba số đều dương”)

Câu 3: (1 điểm)

Chương trình có thể viết như sau:

S = 0

n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))

for i in range(2, n + 1):

S = S + (i - 1)*i

print("Với n = ", n, "tổng cần tìm là: ", S)

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 41
  • Lượt xem: 505
  • Dung lượng: 1,1 MB
Sắp xếp theo