Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 3 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10 (Có đáp án, ma trận)
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 3 Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa Công nghệ trồng trọt và Thiết kế và công nghệ. Thông qua đề thi Công nghệ 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình.
Bộ đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
1. Đề thi giữa kì 2 môn Thiết kế và Công nghệ 10
1.1 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
TRƯỜNG THPT ……….. NHÓM CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ | ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ 2 |
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. NB Bước 2 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Đọc khung tên của bản vẽ.
B. Đọc các hình biểu diễn của chi tiết.
C. Đọc kích thước của chi tiết.
D. Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Câu 2. NB Mục đích của đọc khung tên là:
A. Biết tên chi tiết
B. Biết tỉ lệ chi tiết
C. Biết vật liệu chế tạo chi tiết
D. Biết tên, tỉ lệ, vật liệu chế tạo chi tiết.
Câu 3. NB Kích thước chung của chi tiết là:
A. Chiều dài và chiều rộng
B. Chiều rộng, chiều dài và chiều sâu.
C. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
D. Chỉ có chiều dài, chiều cao.
Câu 4. NB Nội dung của bản vẽ lắp gồm:
A. Hình biểu diễn của bộ phận lắp, kích thước và bảng kê.
B. Kích thước và bảng kê, khung tên
C. Khung tên
D. Hình biểu diễn của bộ phận lắp, kích thước và bảng kê, khung tên.
Câu 5. TH Mục đích của việc phân tích hình biểu diễn của bản vẽ lắp là:
A. Biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu bộ phận lắp
B. Biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp
C. Biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau
D. Để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp từ đó kiểm tra đánh giá chi tiết.
Câu 6. NB Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có loại bản vẽ nào sau đây?
A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể.
B. Bản vẽ các hình chiếu và bản vẽ mặt bằng tổng thể.
C. Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà.
D. Bản vẽ các hình chiếu, bản vẽ chi tiết kết cấu và bản vẽ mặt bằng tổng thể của ngôi nhà.
Câu 7. NB Thế nào là mặt bằng của ngôi nhà ?
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.
B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Là bản vẽ thể hiện tổng thể các công trình trên khu đất xây dựng
Câu 8. TH Bước 1 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là:
A. Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.
B. Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn
C. Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng
D. Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ
Câu 9. NB Khi lập bản vẽ chi tiết, nội dung của bước 4, hoàn thiện bản vẽ là gì?
A. Bố trí hình biểu diễn bằng đường trục, đường bao.
B. Dựa vào cấu tạo, kích thước lần lượt vẽ từng phần chi tiết, vẽ hình dạng bên ngoài trước, hình dạng bên trong sau.
C. Vẽ đường gióng, đường kích thước và ghi kích thước, độ nhám bề mặt, kí hiệu hình cắt, mặt cắt.
D. Viết các yêu cầu kĩ thuật và ghi nội dung khung tên.
Câu 10: NB Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau:
A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm
C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm
D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ
Câu 11 : NB Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Thiết kế và chế tạo chi tiết
B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
C. Thiết kế và kiểm tra chi tiết
D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 12 : NB Công dụng của bản vẽ lắp là:
A. Thiết kế và chế tạo chi tiết
B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
C. Thiết kế và kiểm tra chi tiết
D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 13 : NB Nội dung của bản vẽ chi tiết là:
A. Thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. Thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
C. Thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. Thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 14. NB Khi lập bản vẽ chi tiết, tô đậm bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 15. NB Khi lập bản vẽ chi tiết, vẽ mờ bằng nét:
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt
D. Nét gạch chấm mảnh
Câu 16. TH Khi lập bản vẽ chi tiết của vật thể tiến hành theo mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 17. TH Khi lập bản vẽ chi tiết, bước 1 là:
A. Vẽ mờ
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên
C. Ghi phần chữ
D. Tô đậm
Câu 18. NB Bước 1 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là:
A. Bố trí các hình biểu diễn
B. Vẽ mờ
C. Tô đậm
D. Hoàn thiện bản vẽ
Câu 19. TH Đọc bản vẽ chi tiết nhằm mục đích gì?
A. Hình dung được hình dạng chi tiết
B. Hình dung kết cấu chi tiết
C. Biết được yêu cầu kĩ thuật và hình dung được hình dạng, kết cấu của chi tiết
D. Lắp chi tiết.
Câu 20. TH Trên bản vẽ nào có thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường xá , cây xanh?
A. Mặt đứng
B. Mặt bằng
C. Mặt bằng tổng thể
D. Mặt cắt
Câu 21 TH. Nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng:
A. Gắn liền công việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị, công trình, hệ thống kĩ thuật.
B. Thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng
C. Thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện – điện tử, hệ thống tiêu thụ điện, máy điện, thiết bị điện – điện tử, hệ thống điều khiển của các hệ thống kĩ thuật
D. Tích hợp từ các ngành cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm công nghệ cao, hệ thống tự động, hệ thống thông minh
Câu 22. TH Đường kính nhỏ nhất của ren:
A. Là đường kính chân của ren ngoài
B. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
C. Là đường kính chân của ren trong
D. Là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren
Câu 23. TH Kí hiệu của đường kính lớn nhất của ren là:
A. d
B. d1
C. p
D. n
Câu 24. NB Đường kính lớn nhất của ren ngoài:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Là khoảng cách giữa 2 đỉnh ren
Câu 25. NB Bước ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
B. Là đường kính chân của ren ngoài
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau
D. Là khoảng cách giữa đỉnh ren và chân ren
Câu 26. TH Có những quy ước vẽ ren thấy nào?
A. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren.
B. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song hoặc vuông góc với bước ren.
C. Biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với bước ren.
D. Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song hoặc vuông góc với trục ren.
Câu 27. TH Công dụng của bản vẽ chi tiết:
A. Dùng cho việc chế tạo chi tiết
B. Dùng cho việc kiểm tra chi tiết
C. Dùng cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết
D. Dùng cho việc lắp ráp chi tiết.
Câu 28 TH. Ưu điểm cơ bản của lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính là:
A. Lập bản vẽ chính xác và nhanh chóng
B. Dễ dàng sửa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ.
C. Giúp con người thoát khỏi công việc nặng nhọc và đơn điệu.
D. Cả 3 đáp án trên
II Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1đ)
Vẽ đoạn ren trục theo quy ước d = 25, L=35
Câu 2 (2 điểm): Đọc bản vẽ chi tiết sau:
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
B | D | C | D | A | D | C | A | D | D | B | D | A | A |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
B | B | B | A | C | B | B | A | B | A | C | D | C | D |
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
- Vẽ đúng loại ren : 0.5 điểm
- Vẽ đúng kích thước đường kính ren và chiều dài ren : 0.5 điểm
Câu 2: (2 điểm)
Bước 1 : (0.5 điểm)
- Tên gọi : Giá đỡ
- Vật liệu : Thép
- Tỉ lệ 1:2
Bước 2: 0.5 điểm
- Các hình chiếu đứng, bằng, cạnh và hình cắt
Bước 3 : ( 0.5 điểm)
- Đọc đủ , đúng các kích thước dài , rộng, cao, đường kính lỗ trụ , kích thước xác định vị trí chi tiết
Bước 4:(0.5 điểm )
- Yêu cầu kĩ thuật: + Chi tiết làm tù cạnh
+ Mạ kẽm
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Vẽ kĩ thuật | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Biểu diễn qui ước (1 tiết) | 2 | 3 |
| 1 |
| 1 | 5 | 2.25 | |||
Bản vẽ chi tiết (3t) | 12 | 4 | 1 |
|
| 1 | 16 | 6 | |||
Bản vẽ xây dựng (2t) | 2 | 4 |
|
| 6 | 1.5 | |||||
Lập bản vẽ với sự trợ giúp của máy tính (3t) |
|
| 1 |
|
| 1 | 0.25 | ||||
Số câu |
| 16 |
| 12 | 1 |
| 1 |
| 2 | 28 | |
Điểm số |
| 4 |
| 3 | 2 |
| 1 |
|
|
|
|
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
Xem chi tiết bản đặc tả trong file tải về
2. Đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 10 Trồng trọt
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 10
PHÒNG GD&ĐT……… TRƯỜNG THPT…….. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 Năm học 2023 - 2024 Môn: CÔNG NGHỆ 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Tên khoa học của rầy nâu hại lúa là:
A. Plutella xylostella
B. Nilaparvata lugens
C. Spodoptera frugiperda
D. Bactrocera dorsalis
Câu 2. Tên khoa học của ruồi đục quả là:
A. Plutella xylostella
B. Nilaparvata lugens
C. Spodoptera frugiperda
D. Bactrocera dorsalis
Câu 3. Loại sâu hại nào thuộc họ Muội nâu?
A. Sâu tơ hại rau
B. Rầy nâu hại lúa
C. Sâu keo mùa thu
D. Ruồi đục quả
Câu 4. Loại sâu hại nào thuộc họ Ngài đêm?
A. Sâu tơ hại rau
B. Rầy nâu hại lúa
C. Sâu keo mùa thu
D. Ruồi đục quả
Câu 5. Tác nhân gây bệnh vàng lá greening là gì?
A. Do nấm Colletotrichum gây ra
B. Do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra
C. Do nấm Pyricularia oryzae gây ra
D. Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra
Câu 6. Tác nhân gây bệnh héo xanh vi khuẩn là gì?
A. Do nấm Colletotrichum gây ra
B. Do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra
C. Do nấm Pyricularia oryzae gây ra
D. Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra
Câu 7. Hình ảnh sau đây cho thấy cây bị bệnh gì?
A. Bệnh thán thư
B. Bệnh vàng lá greening
C. Bệnh đạo ôn hại lúa
D. Bệnh héo xanh vi khuẩn
Câu 8. Hình ảnh sau đây cho thấy cây bị bệnh gì?
A. Bệnh thán thư
B. Bệnh vàng lá greening
C. Bệnh đạo ôn hại lúa
D. Bệnh héo xanh vi khuẩn
Câu 9. Chương trình đề cập đến ứng dụng của công nghệ vi sinh nào trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
B. Sản xuất chế phẩm virus trừ sâu
C. Sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Chế phẩm virus trừ sâu là:
A. Là sản phẩm có chứa vi khuẩn có khả năng gây độc cho sâu hại cây trồng, làm sâu bị yếu, hoạt động chậm và chết.
B. Là sản phẩm có chứa các virus gây bệnh cho sâu, làm chúng bị yếu, hoạt động chậm và chết.
C. Là sản phẩm chứa một số loài nấm có khả năng gây bệnh cho sâu, làm sâu non yếu, hoạt động chậm và chết.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hiệu quả với:
A. Sâu khoang hại rau
B. Sâu xanh hại bông
C. Bọ hung hại mía
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12. Chế phẩm nấm trừ sâu hiệu quả với:
A. Sâu khoang hại rau
B. Sâu xanh hại bông
C. Bọ hung hại mía
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Có mấy ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt được giới thiệu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Đâu là việc ứng dụng cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Máy làm đất trồng lúa
B. Máy cấy lúa
C. Máy bón phân đĩa
D. Máy thu hoạch ngô
Câu 15. Tưới nước tự động thuộc ứng dụng nào của cơ giới hóa trong trồng trọt?
A. Cơ giới hóa trong làm đất
B. Cơ giới hóa trong gieo trồng
C. Cơ giới hóa trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
D. Cơ giới hóa trong thu hoạch
Câu 16. Có mấy cách bón phân?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Phương pháp bảo quản trong kho lạnh là:
A. Bảo quản với số lượng lớn, thường sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt.
B. Dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch
D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau quả.
Câu 18. Phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh là:
A. Bảo quản với số lượng lớn, thường sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt.
B. Dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch
D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau quả.
Câu 19. Ưu điểm phương pháp bảo quản bằng kho silo là?
A. Bảo quản số lượng lớn
B. Có thể tự động hóa trong quá trình nhập kho
C. Giảm chi phí lao động
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Ưu điểm phương pháp bảo quản trong kho lạnh là:
A. Chi phí đầu tư thấp
B. Tiết kiệm năng lượng khi vận hành
C. Dễ thiết kế, áp dụng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21. Nhược điểm phương pháp bảo quản trong kho lạnh:
A. Chi phí đầu tư cao
B. Thời gian bảo quản ngắn
C. Không đảm bảo chất lượng sản phẩm
D. Hạ thấp giá trị sản phẩm
Câu 22. Ưu điểm phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ:
A. Xử lí số lượng sản phẩm lớn.
B. Tạo nguồn thực phẩm an toàn
C. Ngăn chặn lây lan dịch bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Đâu không phải nhược điểm của phương pháp chiếu xạ:
A. Không tiêu diệt hoàn toàn các loại vi sinh vật, virus
B. Đòi hỏi nhân lực cao
C. Chi phí vận hành cao
D. Xử lí số lượng nhỏ sản phẩm
Câu 24. Hình ảnh nào sau đây là phương pháp bảo quản kho silo?
A. | C. |
B. | D. |
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Địa phương em có biện pháp phòng trừ bệnh thán thư như thế nào? Ý nghĩa của các biện pháp đó?
Câu 2 (2 điểm). Giải pháp khắc phục tổn thất sản phẩm trồng trọt?
2.2 Đáp án đề thi Công nghệ 10 giữa học kì 2
I. Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
B | D | B | C | B | D | B | D | D | B | A | C |
Câu 13 | Câu14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | C | C | C | B | D | D | C | A | D | D | B |
II. Tự luận
Câu 1.
* Các biện pháp: (1đ)
- Vệ sinh đồng ruộng
- Thoát nước nhanh sau mưa
- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK
- Phun thuốc kịp thời khi cây bị bệnh
* Ý nghĩa các biện pháp: (1đ)
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành, lá già, lá bệnh, bọc quả sau khi quả hình thành: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.
- Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.
- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK: đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây.
- Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: nhằm tiêu diệt bệnh hại.
Câu 2 .
Một số giải pháp:
+ Sử dụng các biện pháp cơ giới hóa thu hoạch, đầu tư công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt.
+ Tiếp tục xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa mang tính ổn định.
+ Giải quyết đồng bộ các vấn đề: Thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư hạ tầng cơ sở, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản...
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10
..........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Công nghệ 10