Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 26 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 26 Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 10 Chân trời sáng tạo gồm 26 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Công nghệ. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 10 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 26 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.
TOP 26 Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10
1.1 Đề thi giữa kì 2 Văn 10
SỞ GD&ĐT………… TRƯỜNG THPT……
(Đề gồm có 02 trang) | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)
Đọc văn bản:
Sang thu
Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu bằng:
A. Một mùi hương
B. Một cơn mưa
C. Một đám mây
D. Một cánh chim
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Điệp từ
Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?
A. Đi rất chậm, dò từng bước một
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng như không muốn đi
D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 6: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?
A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
B. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý
Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì?
A. Sôi động, náo nhiệt
B. Bình lặng, ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn ràng
D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Trả lời các câu hỏi
Câu 8: Cho biết cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 9: Thông điệp mà nhà thơ gửi găm trong hai câu thơ:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) cảm nhận về thời khắc sang thu ở quê hương em.
II. VIẾT (4. 0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
. . . . Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. . . .
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong đoạn văn trên.
1.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | - Nhân vật trữ tình có những cảm nhận hết sức tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa sang thu - Cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngỡ ngàng bâng, khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào khoảnh khắc chuyển giao kì diệu của đất trời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1. 0 | |
10 | - HS cảm nhận được phút giây giao mùa sang thu ở quê hương mình qua một và hình ảnh thiên nhiên cụ thể Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1. 0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,5 | |
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. vẻ đẹp của nhân vật Sơn Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. -Học sinh xác định đúng một nửa vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Đặc điểm: - Sơn là một đứa trẻ được yêu thương - Sơn là một đứa trẻ hòa đồng, thân thiện - Sơn là một đứa trẻ thương người * Nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. | 2. 0 | |
| * Đánh giá chung: - Vẻ đẹp của nhân vật Sơn cũng chính là tấm lòng nhân hậu của nhà văn - Phong cách viết truyện ngắn Thạch Lam - Khẳng dịnh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | |
I + II |
|
| 10 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận. | 3 | 0 | 4 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Thời gian làm bài: 90 phút
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | 3 TN | 4TN 1TL | 2 TL | 0 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Tổng | 3 TN | 4TN 1TL | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10
2.1 Đề thi giữa kì Lịch sử 10
PHÒNG GD&ĐT…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2023 - 2024 Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 Thời gian làm bài: …. phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi – líp – pin thông qua linh mục người
A. Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha
C. Pháp
D. Thổ Nhĩ Kì
Câu 2: Văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng hưởng nhiều nhất của nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ
B. Trung Hoa
C. Triều Tiên
D. Nhật Bản
Câu 3: Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. Nam Á, Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao
B. Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Tạng – Miến
C. Nam Á, Thái – Ka – đai, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng
D. Mông – Dao, Hán – Tạng, Tày – Thái, Ka – đai
Câu 4: Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở
A. Thăng Long (Hà Nội)
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cổ Loa (Hà Nội)
D. Vạn Xuân (Huế)
Câu 5: Đâu là trang phục truyền thống của nam giới thời kì Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
C. Áo dài, khăn xếp, chân đi guốc.
B. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
D. Áo ngắn, quần ngắn, đi chân đất.
Câu 6: Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm – pa là
A. những người nói tiếng Thái và tiếng Môn – Khơ-me
B. sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt
C. những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo
D. cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo với cư dân từ bên ngoài.
Câu 7: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm – pa?
A. Lễ hội Ka – tê
B. Lễ hội Oóc Om Bóc
C. Lễ hội Cơm mới
D. Lễ hội Lồng tồng
Câu 8: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam
B. Các tỉnh miền núi và Tây Nguyên Việt Nam
D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam
Câu 9: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?
A. Thời kì Bắc thuộc
B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX)
C. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX
D. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 10: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn nổi bật với
A. tính đa dạng
B. tính bản địa
C. tính vùng miền
D. tính thống nhất
Câu 11: Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ vị trí thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV – XIX?
A. Phật giáo
B. Công giáo
C. Nho giáo
D. Đạo giáo
Câu 12: Một trong những tác phẩm y học tiêu biểu của văn minh Đại Việt được biên soạn trong giai đoạn từ thế kỉ XV – XVIII là
A. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
C. Nam dược thần hiệu
B. Hồng Nghĩa giác tư y thư
D. Y thư lược sao
Câu 13: Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Khuvực Đông Nam Á được coi như “ngã tưđường”, là trungtâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa
Câu 14: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
B. Có cảnh thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại, ...
D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á
Câu 15: Sự kiện nhà Lý cho xây dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?
A. Trọng nông
B. Trọng thương
C. Bế quan toả cảng
D. Ức thương
Câu 16: Nội dung nào là hiện tượng đặc biệt về tư tưởng - tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI - XIII?
A. Phật giáo - đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian
B. Nho giáo được độc tôn
C. Tam giáo đồng nguyên
D. Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân
Câu 17: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết tục lệ gì của người Văn Lang?
A. Ăn nhiều đồ nếp
B. Thờ cúng tổ tiên
C. Thờ thần sông, thần núi
D. Tổ chức lễ hội
Câu 18: Đâu là điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 19: Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là
A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
B. Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển
Câu 20: Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là
A. Thành Thăng Long (Hà Nội)
C. thành Tây Đô
B. quần thể cung điện, lăng tẩm ở Huế
D. phố cổ Hội An
Câu 21: Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh “Đông Nam Á là khu vực thống nhất và đa dạng” qua tiêu chí điều kiện địa lí, văn hoá vật chất và tinh thần.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10
1.B | 2.A | 3.C | 4.B | 5.B | 6.C | 7.A | 8.C | 9.B | 10.D |
11.C | 12.A | 13.A | 14.A | 15.A | 16.C | 17.B | 18.C | 19.A | 20.B |
Câu 21 (VDC):
Đông Nam Á là khu vực có sự thống nhất trong đa dạng được thể hiện qua các yếu tố như sau:
1. Sự thống nhất trong đa dạng về mặt điều kiện địa lí
- Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia trong đó gồm 2 phần là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Do nằm trong vành đai nóng của địa cầu nên Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm.
- Đông Nam Á có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các hệ thống sống lớn như Mê công, sông Hồng, Sông Mênam, sông Iraoadi… tạo nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, trong đó cây lúa nước với những điều kiện sinh trưởng thích hợp trở thành cây trồng chủ yếu trong nền nông nghiệp của dân cư Đông Nam Á. Đây cũng là một nét thống nhất của khu vực Đông Nam Á, nhưng tuy mỗi vùng của quốc gia, tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà cây lúa có nhiều chủng loại và chất lương khác nhau.
- Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng mỗi quốc gia ở Đông Nam Á lại có những điểm khác nhau về mặt điều kiện tự nhiên.
2. Sự thống nhất trong đa dạng về mặt văn hoá
*Văn hoá vật chất: Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đó những phong tục, tập quán của các quốc gia Đông Nam Á gắn bó chặt chẽ với
nền nông nghiệp lúa nước và mang tính bản địa sâu sắc. Điều này đã tạo nên sự thống nhất trong văn hoá của khu vực Đông Nam Á và cũng hình thành nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hoá của từng quốc gia. Ví dụ như:
- Trong ăn uống: Gạo là thực phẩm chính trong bữa cơm của các nước Đông Nam Á nhưng mỗi nước lại có cách chế biến khác nhau kết hợp cùng các loại thức ăn, gia vị trong mỗi bữa ăn, tạo nên những nét riêng biệt và đặc sắc.
- Trong trang phục: Vì ảnh hưởng của khí hậy nên đặc điểm chung của trang phục các nước Đông Nam Á là thoáng nhẹ, thoải mái, nam thường cởi trần, đóng khố. Tuy nhiên, tuỳ vào truyền thống của từng dân tộc,
mỗi quốc gia lại có những trang phục truyền thống khác nhau.
- Nhà ở: Họ chủ yếu ở nhà sàn, nhưng cách thiết kế, bài trí, kiến trúc lại đa dạng, phong phú.
- Phương tiện đi lại: Chủ yếu dùng thuyền bè để giao lưu văn hoá.
* Văn hoá tinh thần: Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, các quốc gia ở Đông Nam Á bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa của hai nền văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, họ còn xây dựng nên nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của mình. Điều này thể hiện qua các thành tựu văn hoá nổi bật (HS chứng minh).
3. Đề thi giữa học kì 2 tiếng Anh 10 Friends Plus
3.1 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 10
Nội dung File nghe:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
SECTION 1: LISTENING (approximately 7 minutes)
Part 1: Listen to the recording. Check if the following statements are true (T) or (F). Tick the correct boxes.
True | False | ||
01. | The speaker begins her talk with gender equality in job opportunities and age. | ||
02. | Wage discrimination affects women nagatively. | ||
03. | Women work less than man but they earn more. | ||
04. | Even now women are not allowed to join the army, the police forces or the fire services. | ||
05. | More and more men are now working in jobs that used to be considered suitable for wonem only. |
Part 2: Listen to the talk and choose the correct answer A, B, C, or D
06. I’ll show you how to learn English just with your fingertips.
A. easily and effectively
B. fluently and smoothly
C. slowly and softly
D. quickly and loudly
07. The secret of learning English effectively is using electronic devices to of online English language material.
A. download the material
B. learn the vocabulary
C. access and take advantage
D. write an essay
08. There are pictures, games and explanations, which are useful for and grammar.
A. listening English everyday
B. learning vocabulary
C. writing an essay
D. practicing pronunciation
09. To improve your listening, speaking, and pronunciation, practise online with .
A. English teachers
B. native speakers
C. famous people
D. teacher and classmates
10. Technology has made learning English easy and efficient and increased your .
A. job opportunities
B. English ability
C. chance of success
D. employment potential
SECTION 2: PHONETICS, GRAMMAR & VOCABULARY
Part 1: Choose the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part is pronounced differently from that of the other words.
11. Acooked B. talked C. stopped D. loved
Part 2: Choose the letter A, B, C, or D to indicate the word whose stress pattern is different from that of the other words.
10. A. system B. equal C. gender D. agree
Part 3: Choose the best answer among A, B, C, or D to complete each of the following sentences.
11. Much has to be done to achieve in employment opportunities.
A. gender equality
B. gender inequality
C. bread-winners
D. care- givers
12. My brother got to one of his friends from college and started saving for the big day.
A. engagement
B. engaged
C. engaging
D. engageable
13. In the age of technology, you can advantage of new applications which are useful for learning English.
A. do
B.take
C. make
D. have
14. Living in your country is than living abroad.
A. more intersting
B. intersting
C. most interesting
D. more interested
15. Mr Xuan Truong, was my first teacher, received an award for teaching excellence.
A. whom
B. who
C. that
D. whose
16. In big cities, the birth rate over the past few years.
A. has decreased
B. decreased
C. decreases
D. had decreased
17. wedding is the ceremony where couple gets married.
A. A/a
B.The/ the
C. A/ the
D. The/ a
18. You pick those flowers. Don’t you see the sign?
A. must
B. mustn’t
C. won’t
D. mustn’t be
Part 4: Choose the letter A, B, C, or D to indicate the underlined part that needs correction in each of the following sentences.
19. Students who has smartphones can use them to look up words in an electronic dictionary.
A. who
B. has
C. use
D. up
20. The Vietnamese government has done a lot to get rid on hunger and poverty.
A. The
B. poverty
C. has done
D. get rid on
SECTION 3: READING
Part 1: Read the following text and choose the letter A, B, C or D to indicate the correct word or phrase that best fits each of the numbered blanks.
Today, more and more women are actively participating (23) _social activities both in urban and rural areas. Specifically, they have shined brightly in even many fields commonly regarded as the man's areas such as business, scientific research and social (24) . In some areas, women even show more overwhelming power than men. The image of contemporary Vietnamese women with creativeness, dynamism, success has become popular in Vietnam's society. The fact reveals that the gender gap has been remarkably narrowed and women enjoy many more opportunities to pursue (25) social careers and obtain success, contributing to national socio-economic development. (26) to Ms, Le Thi Quy, Director of the Gender/and Development Research Centre under the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University, gender equity in Vietnam (27) a high level over the past decade. The rate of Vietnamese women becoming National Assembly members from the 9th term to the 11th term increased 8.7%, bringing the proportion of Vietnamese women in authority to 27.3%, the highest rate in Southeast Asia.
21. A. in B. on C. at D. from
22. A. manage B. manager C. management D. manageable
23. A. they B. their C. them D. theirs
24. A. Moreover B. According C. Therefore D. Nevertheless
25. A. has reached B. reached C. is reaching D. reaches
Part 2: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D to indicate the correct answer to each of the questions.
In the past, both men and women were expected to be married at quite young ages. Marriages were generally arranged by parents and family, with their children having little chance to say no in the matter. In the past it was not surprising to find that a bride and groom had only just met on the day of their engagement or marriage.
In modern Vietnam, this has changed completely as people choose their own marriage-partners based on love, and in consideration primarily to their own needs and wants. Moreover early marriage is quite illegal.
The traditional Vietnamese wedding is one of the most important of traditional Vietnamese occasions. Regardless of westernization, many of the age-old customs practiced in a traditional Vietnamese wedding continue to be celebrated by both Vietnamese in Vietnam and overseas, often combining both western and eastern elements. Besides the wedding ceremony, there is also an engagement ceremony which takes place usually half a year or so before the wedding. Due to the spiritual nature of the occasion, the date and time of the marriage ceremony are decided in advance by a fortune teller. The traditional Vietnamese wedding consists of an extensive array of ceremonies: the first is the ceremony to ask permission to receive the bride, the second is the procession to receive the bride (along with the ancestor ceremony at her house), the third is to bring the bride to the groom's house for another ancestor ceremony and to welcome her into the family, then the last is a wedding banquet. The number of guests in attendance at these banquets is huge, usually in the hundreds. Several special dishes are served. Guests are expected to bring gifts, often money, which the groom and bride at one point in the banquet will go from table to table collecting.
26. In the past .
A. Vietnamese couples were free to make a decision on the marriage.
B. Vietnamese marriage was decided by parents and family.
C. getting married at an early age was not allowed.
D. parents had no right to interfere their children's marriage.
27. In former days, the fact that a bride and groom had only first met just on the day of their engagement or marriage was .
A. surprising
B. popular
C. uncommon
D. strange
28. Which sentence is referred Vietnamese modern marriage?
A. Most young people do not have their marriage based on love.
B. All marriages are arranged by parents and family.
C. Marriage is quite westernization.
D. Couples do not get married at quite young ages.
29. According to the passage, .
A. Oversea Vietnamese people do not like to organize a traditional wedding.
B. There is an engagement ceremony which takes place usually half a year or so before the wedding.
C. Many of the age-old customs practiced in a traditional Vietnamese wedding do not exist nowadays.
D. Vietnamese people never ask a fortune teller the date and time of the marriage ceremony.
30. Which does not exist in a Vietnamese wedding party?
A. firecrackers
B. guests
C. dishes
D. gifts
B. PHẦN TỰ LUẬN SECTION 4: WRITING
Part 1: Complete the second sentence as similar in meaning as the first one using the instructions in the brackets.
31. Each student must write an essay on gender equality. (passive voice)
32. He is more intelligent than any other students in his class. (superlative comparision)
33. The girl is standing overthere. She is my classmate. (combine the sentence using the relative pronoun)
34. My house is not as large as yours. (comparative comparision)
Part 2: Write a short paragraph of about 80 to 100 words to talk about the disadvantages of using electronic devices in learning. You can use the following clues as suggestions:
- Distract students from their study.
- Have access to inappropriate information.
- Take embarrassing pictures of other to ask money.
3.2 Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Anh 10
LISTENING (2.5 points/ 0.25 point per one correct item)
Part 1:
01. F 02. T 03. F 04. T 05. T
Part 2:
06. A 07. C 08. B 09.B 10. C
SECTION 2: PHONETICS, GRAMMAR , VOCABULARY & SECTION 3: READING
11. D | 22. D |
12. D | 23. A |
13. A | 24. C |
14. B | 25. B |
15. B | 26. B |
16. A | 27. A |
17. B | 28. B |
18. A | 29. B |
19. A | 30.D |
20. B | 31. B |
21. B | 32. A |
SECTION 4: WRITING (2.0 points)
Part 1: (1.0 point /0.25 point per one correct sentence):
33-> An essay on gender equality must be written by each student. 34.-> He is the most intelligent (student) in his class.
34-> The girl who is standing overthere is my classmate. 36.-> Your house is larger than mine/ my house.
Part 2: Write a short paragraph of about 80 to 100 words to talk about the disadvantages of using eclectronic devices in learning.
(1.0 point) | ||
Phần | Mô tả tiêu chí đánh giá | Điểm tối |
đa | ||
Bố cục (0.3 | o Câu đề dẫn chủ đề mạch lạc | 0.1 point |
point) | o Bố cục hợp lí rõ ràng phù hợp yêu cầu của đề bài | 0.1 points |
o Câu kết luận phù hợp | 0.1 point | |
Nội dung (0.4 | o Phát triển ý có trình tự logic, đủ thuyết phục người đọc | 0.1 points |
point) | o Đủ dẫn chứng, ví dụ, lập luận | 0.1 points |
o Độ dài: Số từ không nhiều hơn hoặc ít hơn so với quy | 0.2 point | |
định 5% | ||
Sử dụng ngôn | o Sử dụng ngôn từ phù hợp nội dung, văn phong/ thể loại | 0.2 point |
ngữ | o Sử dụng ngôn từ phong phú, ngữ pháp, dấu câu, và chính | 0.1 point |
(0.3 point) | tả chính xác |
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 10
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | ||
1 | Listening | 10 | 2 | 10 | 3 | 5 | 2 | 25 | 7 | ||
2 | Language | 10 | 2 | 10 | 3 | 5 | 3 | 25 | 8 | ||
3 | Reading | 15 | 4 | 5 | 3 | 5 | 3 | 25 | 10 | ||
4 | Writing | 5 | 1 | 5 | 2 | 5 | 3 | 10 | 14 | 25 | 20 |
Tổng | 40 | 9 | 30 | 11 | 20 | 11 | 10 | 14 | 100 | 45 | |
Tỉ lệ (%) | 40 | 30 | 20 | 10 |
|
| |||||
Tỉ lệ chung (%) | 70 | 30 |
|
* Lưu ý:
- Các câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 đáp án đúng. Riêng đối với phần NGHE có thêm câu hỏi True, False;
- Các câu hỏi ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao có dạng thức là các câu hỏi tự luận (viết câu, viết luận, dạng đúng của từ). Riêng ở phần đọc hiểu có thêm câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 đáp án đúng;
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN:TIẾNG ANH 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI:45 PHÚT
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/kỹ năng | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng Số CH | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
I. | LISTENING | 1- Nghe hiểu Nghe 1 đoạn hội thoại hoặc độc thoại -Thời lượng: 3 phút/2 lượt -Dạng bài: T/F -Chủ đề: unit 6,7,8 | Nhận biết: Số/ Số điện thoại/ Số tiền/ Ngày tháng năm/ Thời gian | 1 | 1 | ||||||||
Nhận biết: Tên riêng/ địa chỉ | 1 | 1 | |||||||||||
Thông hiểu: Thông tin chi tiết | 1 | 1 | |||||||||||
Thông hiểu: Thông tin chi tiết | 1 | 1 | |||||||||||
Vận dụng: Thông tin chi tiết liên quan đến chủ đề hàng ngày(bản than, gia đình, mua sắm…) khi được diễn đạt chậm, rõ rang… | 1 | 1 | |||||||||||
2.Nghe 1 đoạn hội thoại hoặc độc thoại khoảng 200- 250 từ -Thời lượng: 4 phút -Dạng bài: Trắc nghiệm -Chủ đề: unit 6,7,8 | Nhận biết: Số/ Số điện thoại/ Số tiền/ Ngày tháng năm/ Thời gian… | 1 |
| 1 |
| ||||||||
Nhận biết: Tên riêng/ địa chỉ | 1 |
| 1 |
| |||||||||
Thông hiểu: Thông tin chi tiết | 1 |
| 1 |
| |||||||||
Thông hiểu: Thông tin chi tiết | 1 |
| 1 |
| |||||||||
Vận dụng: Thông tin chi tiết liên quan đến chủ đề hàng ngày (bản than, gia đình, mua sắm…) khi được diễn đạt chậm, rõ rang… | 1 |
| 1 |
| |||||||||
II.
| LANGUAGE | 1.Ngữ âm/ Trọng âm kiểm tra cách phát âm nguyên âm hoặc phụ âm | Nhận biết phụ âm /ed/, /s/, /es/ | 1 | 1 | ||||||||
Nhận biết: trọng âm của từ 2 âm tiết | 1 | 1 | |||||||||||
2 Từ vựng – Ngữ pháp - kiểm tra về cách dùng của các động từ khuyết thiếu, bị động của động từ khuyết thiếu; so sánh hơn và hơn nhất; đại từ quan hệ; mệnh đề quan hệ xác định và không xác định - từ vựng liên quan đến unit 6,7,8
| Nhận biết: cách sử dụng của so sánh hơn và so sánh hơn nhất | 1 | 1 | ||||||||||
Thông hiểu: cách sử dụng của các đại từ quan hệ | 1 | 1 | |||||||||||
Thông hiểu: cách sử dụng của mạo từ | 1 | 1 | |||||||||||
Vận dụng: mệnh đề quan hệ xác định và không xác định | 1 | 1 | |||||||||||
Nhận biết: Từ vựng theo chủ để từ Unit 6,7,8 | 1 | 1 | |||||||||||
Thông hiểu: Từ vựng theo chủ để từ Unit 6,7,8 | 1 | 1 | |||||||||||
|
| Thông hiểu: Từ vựng theo chủ để từ Unit 6,7,8 | 1 | 1 | |||||||||
Vận dụng: chia động từ câu chủ động, bị động của động từ khuyết thiếu | 1 | 1 | |||||||||||
III | READING | 1. Đọc điền từ - Kiểm tra cụm từ cố định, cụm giới từ, đại từ quan hề, liên từ, mạo từ…. kiến thức về từ vựng, thì… -Độ dài: khoảng 200 từ -Chủ đề: unit 6,7,8 | Nhận biết: Đại từ | 1 | 1 | ||||||||
Nhận biết: Giới từ/ mạo từ | 1 | 1 | |||||||||||
Nhận biết: Thì | 1 | 1 | |||||||||||
Thông hiểu: Từ nối | 1 | 1 | |||||||||||
Vận dụng: Từ vựng | 1 | 1 | |||||||||||
2. Đọc hiểu Đọc trả lời câu hỏi. chọn từ quy chiếu, tìm từ đồng nghĩa, thay thế, chủ đề đoạn văn, câu hỏi thông tin chi tiết trong đoạn văn.. -Độ dài: khoảng 200 từ -Chủ đề: unit 6,7,8 | Nhận biết: Tìm chỉ từ | 1 | 1 | ||||||||||
Nhận biết: Tìm thông tin chi tiết (Factual/ Non-factual) | 1 | 1 | |||||||||||
Nhận biết: Tìm thông tin chi tiết (Factual/ Non-factual) | 1 | 1 | |||||||||||
Thông hiểu: Tìm nghĩa của từ trong ngữ cảnh | 1 | 1 | |||||||||||
Vận dụng: Tìm ý chính | 1 | 1 | |||||||||||
IV | WRITING | 1.Tìm lỗi sai: kiểm tra cách sử dụng đại từ quan hệ, mạo từ, so sánh, dạng câu bị động khuyết thiếu | Nhận biết: so sánh | 1 | 1 | ||||||||
Nhận biết: mạo từ | 1 | 1 | |||||||||||
2.Viết lại câu/nối câu:kiểm tra kiến thức về câu chủ động sang bị động, so sánh, đại từ quan hệ… | Vận dụng: Chuyển câu chủ động sang bị động | 1 | 1 | ||||||||||
Vận dụng: Chuyển câu liên quan đến so sánh | 1 | 1 | |||||||||||
Vận dụng:Chuyển câu sử dụng đại từ quan hệ | 1 | 1 | |||||||||||
Vận dụng: Chuyển câu liên quan đến so sánh | 1 | 1 | |||||||||||
3. Viết đoạn văn Vận dụng và vận dụng cao: viết 1 đoạn văn 80-100 từ liên quan đến chủ đề của unit 6,7, 8. | Viết một đoạn văn ngắn về 1 trong các chủ đề từ Unit 6,7,8 | Bài viết | Bài viết | ||||||||||
| Tổng | 16 | 10 | 4 | 6 | Bài viết | 36 |
4. Đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10
4.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lý 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Năng lượng có tính chất nào sau đây?
A. Là một đại lượng vô hướng.
B. Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Một lực F không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc có độ lớn v theo hướng của F. Công suất của lực F là
A. F.v.t
B. F.v
C. F.t
D. F.v2
Câu 3: Công thức tính động năng của vật khối lượng m
Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 5: Chọn đáp án đúng
Câu 6: Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
C. Phát ra các tia nhiệt.
D. Không trao đổi năng lượng.
Câu 7: Công suất được xác định bằng
A. giá trị công có khả năng thực hiện.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện trên đơn vị độ dài.
D. tích của công và thời gian thực hiện công.
Câu 8: Chọn câu sai trong các câu sau. Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động cong đều.
Câu 9: Hai vật có khối lượng m1 = 1 kg, m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3 m/s và v2 = 1 m/s. Tìm độ lớn tổng động lượng của hệ trong trường hợp vec tơ V1 và V2 cùng hướng. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật một.
A. 0 kg.m/s.
B. 5 kg.m/s.
C. 4 kg.m/s.
D. 6 kg.m/s.
Câu 10: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm
A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.
Câu 11: Mặt Trời trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
A. Thực hiện công.
B. Truyền nhiệt.
C. Phát ra các tia nhiệt.
D. Không trao đổi năng lượng.
.......
Câu 22: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2 . Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.
A. 20 s.
B. 30 s.
C. 15 s.
D. 25 s.
Câu 23: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng trọng trường
A. luôn luôn có trị số dương.
B. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng.
C. tỷ lệ với khối lượng của vật.
D. có thể âm, dương hoặc bằng không.
Câu 24: Đáp án nào sau đây là đúng.
A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ.
B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dịch chuyển của vật.
C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dịch chuyển của vật.
Câu 25: Từ độ cao 25 m một vật được ném lên thẳng đứng với độ lớn vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m / s . Độ cao cực đại mà vật 2 đạt được so với mặt đất là? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. 60 m.
B. 45 m.
C. 20 m.
D. 80 m.
Câu 26: Chọn đáp án đúng. Va chạm đàn hồi
A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
C. động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.
D. tổng động lượng của hệ trước va chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.
Câu 27: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau.
A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
C. Công
của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
Câu 28: Một vật khối lượng 1 kg đang có thế năng 1,0 J đối với mặt đất, lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao là bao nhiêu so với mặt đất.
A. 0,102 m.
B. 1,0 m.
C. 9,8 m.
D. 32 m
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị h/v gần giá trị nào sau đây nhất?
Bài 2: Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500√2 m/s hỏi mảnh 2 bay với tốc độ là bao nhiêu?
Bài 3: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng kiện hàng nặng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc trên?
4.2 Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lí 10
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức, kĩ năng | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng số câu | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Trắc nghiệm | Tự luận | |||
1 | Năng lượng | 1.1. Năng lượng và công | 1 | 1 | 2 | 1 (TL) | 4 | 1 |
1.2. Công suất – Hiệu suất | 1 | 1 | 2 |
| 4 |
| ||
1.3. Động năng và thế năng | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 |
| ||
1.4. Định luật bảo toàn cơ năng | 1 | 1 | 2 | 1 (TL) | 4 | 1 | ||
2 | Động lượng | 2.1. Động lượng | 1 | 1 | 2 |
| 4 |
|
2.2. Định luật bảo toàn động lượng | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 |
| ||
2.3. Các loại va chạm | 1 | 1 | 1 | 1 (TL) | 3 | 1 | ||
Tổng số câu |
|
|
|
| 28 | 3 | ||
Tỉ lệ điểm |
|
|
|
| 7,0 | 3,0 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao.
.............
4.3 Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lí 10
Xem đáp án chi tiết trong file tải về
........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 11 Chân trời sáng tạo