Toán lớp 4 Bài 35: Luyện tập Giải Toán lớp 4 Cánh diều trang 83
Giải Toán lớp 4 Bài 35: Luyện tập giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập Luyện tập, Thực hành, Vận dụng trong SGK Toán 4 Cánh diều tập 1 trang 83.
Lời giải SGK Toán 4 Cánh diều được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 35 Chương II: Các phép tính với số tự nhiên cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Toán 4 Luyện tập sách Cánh diều
Giải Toán 4 Cánh diều Tập 1 trang 83 - Luyện tập, Thực hành
Bài 1
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:
5 × (4 + 3) và 5 × 4 + 5 × 3
b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
c) Tính:
32 × (200 + 3)
(125 + 9) × 8
Lời giải:
a) 5 × (4 + 3) = 5 × 7 = 35
5 × 4 + 5 × 3 = 20 + 15 = 35
Vậy 5 × (4 + 3) = 5 × 4 + 5 × 3.
b) - Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
VD: 3 × (2 + 9) = 3 × 2 + 3 × 9 = 6 + 27 = 33
- Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
(4 + 5) × 6 = 4 × 6 + 5 × 6 = 24 + 30 = 54
c) Tính:
32 × (200 + 3) = 32 × 200 + 32 × 3 = 6 400 + 96 = 6 496
(125 + 9) × 8 = 125 × 8 + 9 × 8 = 1 000 + 72 = 1 072
Bài 2
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau:
6 × (7 – 5) và 6 × 7 – 6 × 5
b) Thảo luận nội dung sau và lấy ví dụ minh họa:
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
- Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt nhân số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
c) Tính:
28 × (10 – 1)
(100 – 1) × 36
Lời giải:
a) 6 x (7 – 5) = 6 x 2 = 12
6 x 7 – 6 x 5 = 42 – 30 = 12
Vậy 6 x (7 – 5) = 6 x 7 – 6 x 5
b) Ví dụ minh họa:
5 x (20 – 4) = 5 x 20 – 5 x 4 = 100 – 20 = 80
(27 – 9) x 2 = 27 x 2 – 9 x 2 = 54 – 18 = 36
c) Tính:
28 x (10 – 1) = 28 x 10 – 28 x 1
= 280 – 28
= 252
(100 – 1) x 36 = 100 x 36 – 1 x 36
= 3 600 – 36
= 3 564
Bài 3
Tính bằng hai cách
a) 93 x 8 + 93 x 2
b) 36 x 9 + 64 x 9
c) 57 x 8 - 57 x 7
Lời giải:
a) Cách 1: 93 x 8 + 93 x 2 = 93 x (8 + 2)
= 93 x 10
= 930
Cách 2: 93 x 8 + 93 x 2 = 744 + 186 = 930
b) Cách 1: 36 x 9 + 64 x 9 = (36 + 64) x 9
= 100 x 9
= 900
Cách 2: 36 x 9 + 64 x 9 = 324 + 576 = 900
c) Cách 1: 57 x 8 – 57 x 7 = 57 x (8 – 7)
= 57 x 1
= 57
Cách 2: 57 x 8 – 57 x 7 = 456 – 399 = 57
Giải Toán 4 Cánh diều Tập 1 trang 83 - Vận dụng
Bài 4
Minh đã giúp bác Phú tính số viên gạch ốp tường bếp theo hai cách dưới đây:
Cách 1: (5 + 3) × 10
Cách 2: (4 + 6) × 8
Em hãy thảo luận về hai cách tính trên.
Lời giải:
Cách 1: (5 + 3) × 10 = 8 × 10 = 80
Cách 2: (4 + 6) × 8 = 10 × 8 = 80
Hai cách tính này đều có kết quả là 80 viên gạch, chỉ khác về chiều đếm viên gạch là theo hàng dọc hay theo hàng ngang.
Cách 1 là đếm viên gạch theo chiều dọc. Trong một cột dọc có 5 viên gạch đỏ và 3 viên gạch xanh. Có tất cả 10 cột như thế nên ta có phép tính:
(5 + 3) × 10
Cách 2 là đến viên gạch theo hàng ngang. Trong một hàng ngang có 4 viên gạch ở mặt tường bên trái và 6 viên gạch ở mặt tường bên phải. Có tất cả 8 hàng ngang như thế nên ta có phép tính:
(4 + 6) × 8