-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương Giải Toán lớp 7 trang 47 sách Chân trời sáng tạo - Tập 1
Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 47, 48, 49, 50. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.
Giải Toán 7 Bài 1 chi tiết phần câu hỏi, luyện tập, bài tập, đồng thời còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết trọng tâm của Bài 1 Chương III: Các hình khối trong thực tiễn. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Toán 7 bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương Chân trời sáng tạo
Phần Hoạt động
Hoạt động 1 trang 48 Toán 7 tập 1
Hình nào dưới đây có sáu mặt đều là hình chữ nhật?
Gợi ý đáp án:
Ta có:
Hình 1a có các mặt bên là hình thang
Hình 1b có các mặt bên là hình chữ nhật
Hình 1c có các mặt bên là hình chữ nhật nhưng hai mặt đáy là hình tam giác
=> Hình 1b có tất cả các mặt là hình chữ nhật.
Hoạt động 2 trang 48 Toán 7 tập 1
Vật nào sau đây có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông?
Gợi ý đáp án:
- Hình 5a) là hình viên gạch có tất cả các mặt đều có dạng hình chữ nhật.
- Hình 5b) là hình khối rubik có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.
=> Vậy khối rubik có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.
Phần Thực hành
Thực hành 1 trang 48 Toán 7 tập 1
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFFH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu các góc ở đỉnh F.
- Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
- Đường chéo chưa được vẽ là đường nào?
Gợi ý đáp án:
- Các góc ở đỉnh F là:
- Các đường chéo được vẽ trong hình là: AG, BH, CE.
- Đường chéo chưa được vẽ là: DF.
Thực hành 2 trang 48 Toán 7 tập 1
Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFFH (Hình 4) có AD = 8cm, DC = 5cm, DH = 6,5cm. Tính độ dài các cạnh AB, FG, AE.
Gợi ý đáp án:
Ta có: ABCD. EFFH là hình hộp chữ nhật
=> Các mặt là hình chữ nhật
Ta có: ABCD là hình chữ nhật
=> AB = CD = 5cm, AD = BC = 8cm
Ta có: BCGF là hình chữ nhật
=> BC = FG = 8cm
Ta có: ADHE là hình chữ nhật
=> DH = AE = 6,5cm
Thực hành 3 trang 49 Toán 7 tập 1
Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5cm (Hình 8)
- Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.
- Nêu các góc ở đỉnh C.
- Nêu các đường chéo chưa được vẽ.
Gợi ý đáp án:
- Ta có: ABCD.A’B’C’D’ là hình lập phương
=> Các mặt hình hộp chữ nhật là hình vuông.
=> BC = AB = CC’ = 5cm.
- Các góc ở đỉnh C:
- Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’, A’C.
Phần Vận dụng
Trong hai tấm bìa ở Hình 9, tấm nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?
Gợi ý đáp án:
Hình a gấp được thành hình lập phương
Hình b gấp được thành hình hộp chữ nhật
Phần Bài tập
Bài 1 trang 49 Toán 7 tập 1
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).
a) Nêu các cạnh và đường chéo.
b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
c) Kể tên những cạnh bằng nhau.
Gợi ý đáp án:
a) Các cạnh là: AB;BC;CD;DA;AE;BF;CG;DH;EF;FG;GH;HE
Đường chéo là: AG; BH;CE;DF
b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF
Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG
c) Những cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = HG;
BC = AD = FG = EH;
AE = BF = CG = DH
Bài 2 trang 49 Toán 7 tập 1
Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).
a) Biết MN= 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương
Gợi ý đáp án:
a) Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau, ta có: EF = FG = GH = HE = EM = HQ = FN = GP = MN = NP = PQ = QM.
Mà MN = 3 cm
Nên EF = NF = 3 cm
b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP; FQ; HN; GM
Bài 3 trang 50 Toán 7 tập 1
Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Gợi ý đáp án:
Hình a, b là hình hộp chữ nhật vì có 6 mặt đều là hình chữ nhật
Hình c là hình lập phương vì có 6 mặt đều là hình vuông
Bài 4 trang 50 Toán 7 tập 1
Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?
Gợi ý đáp án:
Tấm bìa ở Hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo thu, nộp Đảng phí - Mẫu báo cáo thu, nộp Đảng phí mới nhất
10.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên phổ thông 2024
100.000+ -
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THCS (9 môn)
10.000+ -
Tác phẩm Cây tre Việt Nam - Tác giả Thép Mới
100.000+ 1 -
Đề Tiếng Anh chuyên ngành Ngân hàng
10.000+ -
Đoạn văn nghị luận về giữ gìn vệ sinh trường lớp (7 Mẫu)
50.000+ -
Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương III Đại số lớp 7 có ma trận đề thi
10.000+ -
Tả một cảnh đẹp của Việt Nam (12 mẫu)
10.000+ -
Chia đa thức cho đa thức: Lý thuyết & bài tập
10.000+ -
Viết bài văn nghị luận so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 - Tập 1
- Phân số và Đại số
-
Phần Hình học và đo lường
-
Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn
- Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương
- Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
- Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác
- Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
- Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán về đo đạc và gấp hình
- Bài tập cuối chương 3
- Chương 4: Góc và đường thẳng song song
-
Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn
- Phần một số yếu tố thống kê và xác suất
-
Toán 7 - Tập 2
- Phân số và đại số
-
Phần hình học và đo lường
-
Chương 8: Tam giác
- Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác
- Bài 2: Tam giác bằng nhau
- Bài 3: Tam giác cân
- Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên
- Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng
- Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác
- Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Bài 10: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học
- Bài tập cuối chương 8
-
Chương 8: Tam giác
- Phần một số yếu tố thống kê và xác suất
- Không tìm thấy