Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Soạn văn 9 tập 2 bài 20 (trang 34)

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, rất hữu ích.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Mẫu 1

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c. Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d. Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e. Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

Gợi ý:

a. Văn bản “Tri thức là sức mạnh” bàn về vấn đề: vai trò của tri thức trong đời sống.

b. Văn bản có thể chia làm 3 phần:

  • Phần 1. (Từ đầu… tư tưởng ấy): Dẫn dắt để nêu ra vấn đề “Tri thức là sức mạnh”.
  • Phần 2. (Tiếp theo… trên thế giới): Chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật, trong cuộc cách mạng Việt Nam.
  • Phần 3. (Còn lại): Thái độ của con người với tri thức.

=> Ba phần trên chính là phần mở bài, thân bài, kết bài.

c. Các luận điểm trong bài:

  • Lời khẳng định của những bậc vĩ nhân: “Tri thức là sức mạnh” (Bê-cơn); “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh” (Lê-nin).
  • Tri thức đúng là sức mạnh trong khoa học, kĩ thuật.
  • Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
  • Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

=> Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.

d. Bài văn dùng phép lập luận phân tích từ luận điểm xuất phát, đưa ra các luận điểm bộ phận để làm sáng tỏ. Sau đó dùng các dẫn chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của từng luận điểm. Cách luận trên đã thuyết phục.

e.

- Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn đến các vấn đề tương đối trừu tượng thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người, của cộng đồng.

- Bài nghị luận về một sự kiện, hiện tượng đời sống, bàn đến các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong đời sống hàng ngày, các sự kiện, hiện tượng bình thường của cộng đồng.

Tổng kết:

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.

- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

- Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

II. Luyện tập

Đọc văn bản “Thời gian là vàng” và trả lời câu hỏi:

a. Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b.Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c. Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Gợi ý:

a. Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

b.

- Bài văn nghị luận bàn về: vai trò, ý nghĩa của thời gian trong cuộc sống.

- Các luận điểm chính:

  • Thời gian là vô giá.
  • Thời gian là sự sống.
  • Thời gian là thắng lợi
  • Thời gian là tiền.
  • Thời gian là tri thức

c. Phép lập luận chủ yếu trong bài là phân tích và chứng minh. Phân tích vai trò của thời gian, và đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Mẫu 2

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a. Vấn đề được bàn luận: Vai trò của tri thức trong đời sống.

b.

- Văn bản có ba phần:

  • Phần 1. (Từ đầu… tư tưởng ấy): Dẫn dắt để nêu ra vấn đề “Tri thức là sức mạnh”.
  • Phần 2. (Tiếp theo… trên thế giới): Chứng minh tri thức là sức mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật, trong cuộc cách mạng Việt Nam.
  • Phần 3. (Còn lại): Thái độ của con người với tri thức.

- Các phần trên có mối quan hệ chặt chẽ, liên kết với nhau.

c.

- Các luận điểm chính:

  • Lời khẳng định của những bậc vĩ nhân: “Tri thức là sức mạnh” (Bê-cơn); “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh” (Lê-nin).
  • Tri thức đúng là sức mạnh trong khoa học, kĩ thuật.
  • Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.
  • Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.

- Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.

d.

  • Phép lập luận chính: Phân tích.
  • Cách luận trên đã thuyết phục.

e.

- Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí bàn đến các vấn đề tương đối trừu tượng thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người, của cộng đồng.

- Bài nghị luận về một sự kiện, hiện tượng đời sống, bàn đến các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong đời sống hàng ngày, các sự kiện, hiện tượng bình thường của cộng đồng.

II. Luyện tập

Gợi ý:

a. Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

b.

- Bài văn nghị luận bàn về: Vai trò, ý nghĩa của thời gian trong cuộc sống.

- Các luận điểm chính:

  • Thời gian là vô giá.
  • Thời gian là sự sống.
  • Thời gian là thắng lợi
  • Thời gian là tiền.
  • Thời gian là tri thức

c. Phép lập luận chủ yếu trong bài là phân tích và chứng minh. Phân tích vai trò của thời gian, và đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 57
  • Lượt xem: 27.231
  • Dung lượng: 148,6 KB
Tìm thêm: Soạn Văn 9
Sắp xếp theo