Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện (10 mẫu) Viết đoạn văn nghị luận lớp 9 hay nhất
Viết một đoạn văn trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? gồm 10 mẫu hay nhất, giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết phải rèn luyện tư duy phản biện cho bản thân.
Để rèn luyện khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe, thấu hiểu nhưng không phải để soi mói hay chỉ trích, mà là để đánh giá và hoàn thiện. Mời các em cùng tham khảo thêm đoạn văn về bạo lực học đường để có thêm nhiều vốn từ.
Đề bài: Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?
Viết đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 1
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 2
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 3
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 4
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 5
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 6
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 7
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 8
- Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 9
- Đoạn văn nghị luận rèn luyện tư duy phản biện
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 1
Rèn luyện tư duy phản biện thoạt nghe có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện tư duy phản biện. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông – vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Tư duy phản biện không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kĩ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung và khi nào ta đang tranh cãi vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 2
Làm sao để rèn luyện được khả năng tư duy phản biện ở mỗi người? Trước hết, để rèn được khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe, nhưng không phải để soi mói hay chỉ trích, mà là để đánh giá và hoàn thiện. Khi lắng nghe những quan điểm xung quanh, ta không chỉ thể hiện được sự tôn trọng và thái độ cầu thị mà thông qua quá trình này, ta sẽ hiểu được góc nhìn của những người khác, sẽ bổ sung cho vốn kiến thức và tầm nhìn của chính mình. Sau quá trình lắng nghe, cần rèn cả khả năng tái trình bày ý kiến của người khác. Đây không phải hành động mang tính quy phục, mà cao hơn, kĩ năng này bộc lộ sự khách quan và tôn trọng đối với người cùng tranh luận. Việc tái trình bày cần diễn ra với tâm thế của người ngoài cuộc, nghĩa là càng công tâm, càng rõ ràng và toàn diện trong cách trình bày càng tốt. Bởi lẽ, khi ta nhắc lại lời người khác bằng cách nói thuyết phục, ta đã chuẩn bị cho cả ta và người cùng đối thoại một nền tảng lập luận mang tính cơ sở, một tâm thế an tâm rằng sẽ không có vấn đề hiểu thiếu hoặc sai. Cuối cùng mới tới khả năng phản biện – nêu ý kiến về lập luận của người khác và trình bày ý kiến bản thân. Quá trình này đòi hỏi tính xây dựng cao cùng sự tích cực hơn là gay gắt, nóng nảy. Càng bình tĩnh, càng giữ được độ lạnh cho cái đầu, kết quả thu được sẽ càng cao, quá trình phản biện càng diễn ra thuận lợi.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 3
Rèn luyện tư duy phản biện mới nghe thì ai cũng nghĩ nó sẽ vô cùng phức tạp, nhưng trên thực tế, quá trình này lại diễn ra xoay quanh hai cách thức cơ bản mang tính cốt lõi. Đầu tiên, không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước khởi đầu cần thiết cho những ai muốn rèn luyện khả năng này. Nếu khi xưa Einstein cũng tin vào giả thuyết của Newton về trọng lực như đông đảo dân chúng thời bấy giờ, có lẽ ngày nay chúng ta đã không biết đến học thuyết tương đối của ông - vốn là bước ngoặt trong cách con người nhìn nhận thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, tư duy phản biện tốt cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu và biết lắng nghe người khác. Nó không phải là công cụ giúp ta chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà đó là một kỹ năng giúp ta biết cách đàm phán để dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tìm được giải pháp cho các vấn đề. Thế nên ta cần học cách phân biệt khi nào ta đang bàn luận vì mục tiêu chung hay vì cái tôi riêng. Lúc này, việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến của đối phương và đặt bản thân vào vị trí của họ sẽ giúp ta hiểu hơn về những gì đối phương muốn truyền đạt, và từ đó đánh giá khách quan hơn về những lập luận của đối phương. Một khi đã nắm được hai nguyên tắc cốt lõi này thì việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ trở nên thuận lợi với tất cả mọi người.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 4
Làm thế nào để rèn luyện được tư duy phản biện vẫn còn là một câu hỏi lớn. Trước hết, mỗi người cần tập cho mình thói quen đặt câu hỏi. Nghĩa là đối với những việc đã làm, ta cần biết thắc mắc - đồng nghĩa với việc nghĩ sâu hơn, dự đoán và chuẩn bị cho mình trước những tình huống hay bất trắc có thể xảy ra. Nhưng để trả lời cho những câu hỏi mình tự mình đặt ra thì cần phải có kiến thức, thông tin về nhiều lĩnh vực. Có được chiếc chìa khóa tri thức, ta mới có cơ hội mở được những cánh cửa lớn hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải rèn luyện cho bản thân mình góc nhìn khách quan. Trước những vấn đề, con người có xu hướng đánh giá, nhìn nhận theo qua lăng kính chủ quan mà khó lòng nhìn nhận góc nhìn, ý kiến của người khác. Không nên vội vàng đưa ra quyết định, hãy suy nghĩ để biến quyết định của bản thân thành những quyết định sáng suốt nhất. Hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến cùng lập luận để bảo vệ chính kiến của mình. “Mọi thứ đều khó trước khi dễ” (Goethe), mọi thứ mới mẻ đều là khó khăn, nhưng phải biết chấp nhận nó như một thử thách thú vị nhất!
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 5
Đôi khi sự lựa chọn không hề dễ dàng chút nào, nó khiến bạn phải căng não suy nghĩ. Nhưng thật may mắn! Có một kỹ thuật tư duy đặc biệt có thể giúp bạn thay đổi điều này. Đó chính là tư duy phản biện. Là cách mà bạn trải qua các bước tổng hợp và đưa ra các giả thuyết, dùng sự phân tích logic, so sánh và lập luận nhằm khẳng định giả thuyết đó là đúng hay sai, bạn chọn giải pháp nào, cách khắc phục ra sao. Tất nhiên, một người tranh cãi giỏi chưa hẳn là một người phản biện tốt. Có được tư duy phản biện không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong cuộc đời của bạn. Song nó cho thấy bạn là một người có chính kiến, biết bảo vệ quan điểm của mình, bạn không hề ngây thơ và dễ bị lừa lọc. Vậy tư duy phản biện có quan trọng không? Có cần thiết không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ! Vậy thì làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Việc đầu tiên bạn cần làm chính là thu thập thông tin, vì đây là tiền đề quan trọng cho những lập luận của bạn sau này. Tiếp theo là sử dụng tư duy logic để sắp xếp, phân loại và xâu chuỗi chúng thành một mạch có liên kết rõ ràng. Sau đó là tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong các thông tin nhận được. Và mỗi sự vật sự việc nào cũng chứa đựng nhiều mặt khác nhau nên việc cuối cùng bạn cần lưu ý là điều chỉnh góc nhìn của bạn bằng việc so sánh với quan điểm của người khác. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người là một trong những cách thức giải quyết vấn đề toàn diện nhất. Đó là những gì mà chúng ta cần để trả lời câu hỏi làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? Đặc biệt đây là kỹ năng mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh tuy ít được hướng dẫn nhưng lại cần phải có trong hành trang vào đời.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 6
Tư duy phản biện là một kĩ năng rất quan trọng của mỗi con người để có được sự thành công. Nhưng không phải ai cũng có được cho mình tư duy phản biện tốt. Vậy phải làm sao để rèn luyện được khả năng tư duy phản biện ở mỗi người? Trước hết, để rèn được khả năng tư duy phản biện, cần phải luyện được kĩ năng lắng nghe để đánh giá và hoàn thiện. Bạn chỉ có thể phản biện được nếu bạn hiểu được bản chất của vấn đề. Không ngừng tò mò, đi tìm lời giải đáp cho mọi vấn đề là bước quan trọng để hình thành được tư duy phản biện. Ta cần phải có kiến thức, thông tin về nhiều lĩnh vực. Có được chiếc chìa khóa tri thức, ta mới có cơ hội mở được những cánh cửa lớn hơn. Nhưng quan trọng nhất là phải rèn luyện cho bản thân mình góc nhìn khách quan. Cuối cùng mới tới khả năng phản biện – nêu ý kiến về lập luận của người khác và trình bày ý kiến bản thân. Quá trình này đòi hỏi tính xây dựng cao cùng sự tích cực và cố gắng. Càng bình tĩnh, càng giữ được độ lạnh cho cái đầu, kết quả thu được sẽ càng cao, quá trình phản biện càng tốt.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 7
Văn hoá phản biện là một trong những chìa khoá giúp xã hội phát triển, là người bạn đồng hành vô hình mang tri thức loài người tiến những bước xa, vì vậy việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Nó bao gồm một quá trình dài từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá, rồi đi đến kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, việc đầu tiên cần có để rèn luyện tư duy phản biện chính là thái độ không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó có vẻ hấp dẫn và dễ tin đến đâu. Tư duy phản biện không phải sinh ra đã có, nó cần được rèn luyện bài bản và lâu dài, mỗi người cần quan sát tỉ mỉ, thường xuyên đặt nhiều câu hỏi giả định khi đối mặt với vấn đề, đánh giá sự việc một cách khách quan, từ đó đưa ra giải đáp qua các bằng chứng thực tế. Đồng thời, để rèn luyện tư duy phản biện, mỗi người cần rèn cho mình đức tính tỉ mỉ, rõ ràng, không sợ khác biệt với mọi người, không ngại nói lên suy nghĩ của mình với xã hội. Đừng làm chú cừu nhút nhát trốn trong bóng tối, hãy cầm khiên và giáo lên bước ra ánh sáng để làm thế giới ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 8
Không phải nghe nói tới phản biện là mọi người đều nghĩ phải làm sao để ăn nói thật tốt, để có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là các em phải trau dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực đối với ngành nghề mình đang làm việc. Tập thói quen quan sát và học hỏi thật nhiều kiến thức để khi biện luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.Muốn có tư duy phản biện tốt thì đòi hỏi các em phải có cái nhìn khách quan một vấn đề nào đó. Đặc biệt là không suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo kiểu cảm tính hay để cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan mọi việc. Có như thế thì các em mới lập luận được những vấn đề một cách logic và chính xác.Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó thêm hoàn hảo hơn. Điều này giúp cho mọi việc được tốt hơn, phòng những trường hợp không hay xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây là cách để mọi thứ của bạn được hoàn hảo hơn và tránh các sai sót.Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.Tư duy phản biện thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành công được.
Đoạn văn nghị luận về tư duy phản biện - Mẫu 9
Rèn luyện tư duy phản biện là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực bền bỉ. Để phát triển kỹ năng này, mỗi người cần bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của bản thân về các vấn đề xã hội, khoa học, văn hóa,... thông qua việc đọc sách, báo, tham gia các khóa học hoặc các hội thảo chuyên sâu. Quá trình này giúp mở rộng kiến thức và cung cấp nền tảng vững chắc cho việc phân tích và đánh giá các thông tin một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc thực hành đặt câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi sâu, có tính chất đào sâu vào bản chất và nguồn gốc của vấn đề, cũng rất quan trọng. Điều này giúp người học không chỉ chấp nhận thông tin một cách thụ động mà còn chủ động tìm hiểu và đánh giá tính xác thực của chúng. Thảo luận và tranh luận là một phương pháp hiệu quả khác trong việc rèn luyện tư duy phản biện. Khi tham gia vào các cuộc thảo luận, bạn được thử thách trong việc bảo vệ quan điểm của mình và đồng thời, phải lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác. Điều này không chỉ giúp cải thiện kỹ năng phản biện mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp. Cuối cùng, tự phản tỉnh bản thân cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện. Hãy dành thời gian để suy ngẫm về những gì bạn đã học được, những lỗi lầm có thể đã mắc phải và những cải tiến bạn có thể thực hiện. Sự tự phản tỉnh không chỉ giúp bạn nhận thức rõ hơn về bản thân mà còn giúp bạn tiếp tục tiến bộ và hoàn thiện kỹ năng suy nghĩ phản biện của mình.
Đoạn văn nghị luận rèn luyện tư duy phản biện
Rèn luyện tư duy phản biện là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tích cực tìm tòi và chịu khó học hỏi. Để phát triển kỹ năng này, mỗi người cần thực hiện đa dạng hoạt động. Đầu tiên, hãy chủ động đọc sách, báo, và các nguồn tài liệu đa chiều để mở rộng hiểu biết và tiếp cận nhiều quan điểm khác nhau. Quá trình này giúp nhận thức được sự phức tạp của các vấn đề và từ đó phát triển khả năng phân tích. Tiếp theo, tích cực tham gia các cuộc thảo luận, tranh luận. Đặt câu hỏi và thách thức các quan điểm khác biệt là cách tốt để thử thách và nâng cao tư duy phản biện của bản thân. Khi nghe người khác trình bày, hãy cố gắng lắng nghe một cách chân thành, suy nghĩ độc lập và đưa ra phản hồi có cơ sở. Bên cạnh đó, việc viết lách cũng là một phương pháp hiệu quả để rèn luyện tư duy phản biện. Qua việc viết, bạn buộc phải tổ chức suy nghĩ, lập luận một cách rõ ràng và logic. Mỗi bài viết là một dịp để sàng lọc thông tin, lựa chọn lập luận và thể hiện quan điểm cá nhân một cách có trách nhiệm. Cuối cùng, tự phản tỉnh bản thân là bước không thể thiếu trong quá trình rèn luyện tư duy phản biện. Hãy dành thời gian suy ngẫm về các quyết định và nhận thức của mình, nhận ra các thiên kiến cá nhân và hạn chế của bản thân. Sự tự nhận thức này sẽ giúp bạn không ngừng cải thiện và phát triển khả năng tư duy phản biện. Thông qua các hoạt động này, rèn luyện tư duy phản biện không chỉ giúp cá nhân phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá thông tin một cách sâu sắc, mà còn trở thành công cụ quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và đưa ra các quyết định đúng đắn trong cuộc sống.