Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 112 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Loại vi trùng quý hiếm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 8. Download.vn muốn chia sẻ tài liệu Soạn văn 8: Loại vi trùng quý hiếm, cung cấp kiến thức hữu ích về tác phẩm.
Các bạn học sinh lớp 8 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn văn 8: Loại vi trùng quý hiếm
1. Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm siêu ngắn
Câu 1. Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ đối với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự: người vô cảm
- Thái độ của người kể chuyện: mỉa mai, phê phán.
- Dựa vào: câu văn trong văn bản
Câu 2. Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là gì?
Yếu tố: hình tượng nhân vật, tình huống trào phúng và ngôn ngữ trào phúng
Câu 3. Nhận xét về cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng “loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản.
Cách đặt nhan đề thú vị, giàu ý nghĩa với mục đích châm biếm mà không phải ca ngợi một phát minh vĩ đại.
2. Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm chi tiết
Câu 1. Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ đối với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người vô cảm.
- Thái độ của người kể chuyện với các nhân vật này: mỉa mai, phê phán.
- Dựa vào những câu văn trong văn bản.
Câu 2. Theo em, những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản này là gì?
Những yếu tố góp phần tạo ra tiếng cười trong văn bản: hình tượng nhân vật, tình huống trào phúng và ngôn ngữ trào phúng:
- Hình tượng nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta được khắc họa theo lối biếm họa, phóng đại một số nét hành vi, lời nói khác thường.
- Ngôn ngữ trào phúng sử dụng thủ pháp nói ngược ở đoạn kết để tăng độ mặn mà, sâu sắc của tiếng cười trào phúng.
- Tình huống trào phúng nằm ngay trong nhan đề “Loại vi trùng quý hiếm”, ông giáo sư làm phát hiện và làm tất cả để nuôi loại vi trùng quý hiếm, hoàn toàn vô trách nhiệm trước bệnh tình của bệnh nhân, bỏ rơi người bệnh, bất chấp sự đau đớn của họ.
Câu 3. Nhận xét về cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng “loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản.
Cách đặt nhan đề cho văn bản: “Loại vi trùng quý hiếm” với mục đích châm biếm mà không phải ca ngợi một phát minh vĩ đại. “Vi trùng quý hiếm” ở đây là loại vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh - loại vi trùng có hại. Nhưng việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông giáo sư vui mừng mà quên mất trách nhiệm của bác sĩ là phải chữa trị cho bệnh nhân. Ngay cả khi bệnh nhân đã bị mù thì ông ta lại tươi cười rạng rỡ khẳng định mình đã nói đúng, không quan tâm đến bệnh nhân.
=> Cách đặt nhan đề thú vị, giàu ý nghĩa.
* Tóm tắt văn bản Loại vi trùng quý hiếm:
Vị giáo sư nọ có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa và khét tiếng nghiêm khắc đang cùng đoàn trợ giáo và đám sinh viên y hộ tống bước vào phòng bệnh. Đến một bệnh nhân bị đau cả hai mắt và nhức đầu, giáo sư liền yêu lấy mẫu đi phân tích và phát hiện một loài vi trùng quý hiếm. Giáo sư triệu tập tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến chiêm ngưỡng thành quả nghiên cứu và nói “loại vi trùng này vào mắt sau bốn tám giờ không chữa trị thì sẽ mù tịt”. Không ai quan tâm đến việc chữa trị cho bệnh nhân. Cuộc triển lãm diễn ra với sự tấp nập của những nhà khoa học tầm cỡ. Giáo sư và đoàn tùy tùng làm việc quên ăn quên ngủ. Lúc giáo sư hỏi đến bệnh nhân thì anh ta đã hết đầu và mù hẳn. Giáo sư cười rạng rỡ và tự hào về công trình nghiên cứu vĩ đại của mình.
Xem thêm: Tóm tắt Loại vi trùng quý hiếm