Soạn bài Bồng chanh đỏ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 19 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Bồng chanh đỏ, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.
Tài liệu này của chúng tôi sẽ giúp ích cho học sinh lớp 8 khi chuẩn bị bài. Hãy cùng tham khảo dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn văn 8: Bồng chanh đỏ
Soạn bài Bồng chanh đỏ
Theo em, chúng ta có nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã hay không? Vì sao?
Gợi ý:
Theo em, chúng ta không nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã. Bởi vì những hành vi trên là trái với quy luật tự nhiên, gây ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã. Chúng có bản năng hoang dã, với những tập tính phù hợp với môi trường sống. Việc chúng được sống trong môi trường tự nhiên mới có thể khỏe mạnh, phát triển.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài?
Vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ: bộ lông rực rỡ, dáng vẻ tinh khôn
Câu 2. Điều gì xảy ra khi hai anh em ra đầu nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?
Mời hôm nào ở đây còn là những thảm lúa chiêm tốt bời bời, mà nay gặt hái coi như đã xong. Trước mặt hai anh em là một đầm sen rậm rì và im phăng phắc, không thể phân biệt được đâu là lá, đâu là hoa, trừ cây vối ven đầm đang vẽ lên nền trời những đường rối rắm.
Câu 3. Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?
Hoài là một cậu bé nhẹ nhàng, tình cảm.
Câu 4. Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích?
Có/chưa trải nghiệm
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định đề tài và nội dung bao quát của văn bản.
- Đề tài: Tình yêu thương động vật.
- Nội dung bao quát: Hai anh em Hoài và Hiền vốn yêu thích loài chim bồng chanh đỏ ở đầm nước nên đã tìm cách bắt chúng về nuôi. Nhưng sau khi bắt xong, Hiền lại quyết định thả con chim về tổ đoàn tụ với gia đình của nó. Ban đầu, Hoài không chịu, định bụng rủ bạn quay lại bắt chúng. Nhưng đến khi nghe Hiền giải thích, cậu đã hiểu ra.
Câu 2. Liệt kê các chi tiết miêu tả hành động, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Hoài trong các thời điểm:
- Khi hai vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.
- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm.
- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.
Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về sự chuyển hóa trong tình cảm và nhận thức của nhân vật Hoài?
Gợi ý:
- Khi hai vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước:
- Hành động: ngày nào cũng ra đầm nước ngắm nhìn.
- Tình cảm: say mê vẻ đẹp của bồng chanh
- Suy nghĩ: bồng chanh đỏ là giống chim quý
- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm:
- Hành động: sẵn sàng lội xuống bùn; thò tay vào tổ để bắt chim; vuốt ve chú chim khi bắt được
Tình cảm: hồi hộp, lo lắng khi tham gia bắt chim; tức giận vì anh Hiền thả con chim đi. - Suy nghĩ: đi bắt chim bồng chanh đỏ để được sở hữu chúng.
- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ:
- Hành động: trốn anh Hiền đi bắt chim
- Tình cảm: hào hức với kế hoạch riêng; thương chim bồng chanh phải sơ tán khỏi tổ.
- Suy nghĩ: có thể quay trở lại bắt chim bồng chanh đỏ
=> Sự chuyển hóa trong tình cảm của Hoài:
- Về mặt nhận thức: Hoài đã chuyển từ mong muốn sở hữu sang tôn trọng sự tự do của chim bồng chanh
- Về mặt tình cảm: chuyển tình yêu ích kỉ sang tình cảm vị tha, lo lắng, biết cầu mong những điều tốt đẹp cho chim bồng chanh.
Câu 3. Phân tích một số điểm giống và khác nhau (trong suy nghĩ, tình cảm, hành động) của Hiền và Hoài. Qua việc miêu tả hai nhân vật này, nhà văn thể hiện cách nhìn cuộc sống, con người như thế nào?
- Giống nhau:
- Tình cảm: đều yêu mến loài chim bồng chanh đỏ
- Suy nghĩ: đều có ý định ban đầu là bắt được chim bồng chanh đỏ về nuôi
- Khác nhau:
- Suy nghĩ: anh Hiền chín chắn, chững chạc đã ý thức được về việc tôn trọng quyền tự do của đôi chim bồng chanh, phân tích cho Hoài hiểu vì sao thả chim đi.
- Hành động: anh Hiền đã ngăn cản Hoài bắt chim bồng chanh lần hai.
Câu 4. Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết trong truyện.
- Anh Hiền trả lại chim bồng chanh vào tổ sau khi bắt được: thể hiện tính cách chín chắn của nhân vật, nhận thức được hành động sai trái là bắt chim; gây nên thái độ chống đối ngầm của Hoài, thúc đẩy sự kiện Hoài đi bắt chim bồng chanh một mình.
- Anh Hiền ngăn Hoài bắt bồng chanh lại: lòng nhân hậu, biết sai của chú bé Hoài; hóa giải mâu thuẫn của hai anh em.
- Hoài thầm trò chuyện với bồng chanh sau khi biết chúng phải bỏ tổ: thể hiện tình yêu thương của Hoài dành cho chim bồng chanh, chứa đựng niềm hi vọng bồng chanh sẽ về lại tổ cũ để hai anh em sẽ không còn phải ân hận nữa.
Câu 5. Chủ đề của truyện này là gì? Nêu một vài căn cứ giúp em xác định chủ đề.
- Chủ đề: tình yêu thương và sự tôn trọng với quyền sống của loài vật.
- Căn cứ:
- Sự kiện: phát hiện chim bồng chanh, đi bắt giống chim quý, trả chim về tổ cũ, lén đi bắt chim một mình, mong ước nguyện yên ổn cho gia đình bồng chanh
- Nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật: Hoài trong mối quan hệ với làng quê, đầm sen thơ mộng - nơi sinh sống của đàn chim bồng chanh, mối quan hệ của Hoài với anh trai, với những người xung quanh (bạn bè).
- Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề Bồng chanh đỏ với các chi tiết liên quan đến loài chim này
- Điềm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: nhân vật Hoài, một nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện của anh em mình…
Câu 6. Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài động vật? Viết khoảng năm câu để trả lời câu hỏi.
Gợi ý:
Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về cách ứng xử của con người với loài động vật. Chúng ta cần biết sống chan hòa với các loài động vật, không bắt nhốt hay sát hại chúng. Việc tìm hiểu về vẻ đẹp và giá trị của chúng, từ đó có cách ứng xử hợp lí là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, mỗi người cùng cần đặc biệt quan tâm đến các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.