Soạn bài Nhớ đồng Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 15 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 8.
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Nhớ đồng. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 8: Nhớ đồng
1. Sơ đồ tư duy Nhớ đồng
2. Soạn bài Nhớ đồng chi tiết
2.1 Tác giả
a. Vài nét về tiểu sử
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.
- Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.
- Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.
- Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.
- Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.
- Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.
- Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
- Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.
- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Đường cách mạng, đường thơ
- Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.
- Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.
- Các chặng đường thơ:
- Từ ấy (1937 - 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa - Xiềng xích - Giải phóng.
- Việt Bắc (1947 - 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
- Gió lộng (1955 - 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
- Ra trận (1962 - 1971); Máu và hoa (1972 - 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
- Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 - 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…
c. Phong cách thơ Tố Hữu
* Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.
- Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).
- Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)...
* Về nghệ thuật, trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.
- Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!...
- Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
2.2 Tác phẩm
a. Thể thơ
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ bảy chữ.
b. Bố cục
- Phần 1. Bảy khổ thơ đầu: nỗi nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
- Phần 2. Còn lại: nỗi nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.
c. Mạch cảm xúc
Từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng, nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh bản thân và niềm khao khát tự do chảy bỏng.
d. Chủ đề
Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim căng tràn sự sống, tràn trề nhiệt huyết.
3. Soạn bài Nhớ đồng ngắn gọn
3.1 Chuẩn bị đọc
Vùng đất hoặc con người nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
Gợi ý:
- Nêu ra vùng đất hoặc con người để lại ấn tượng sâu đậm cho em.
- Ví dụ: Vùng đất thủ đô Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, ẩm thực phong phú. Con người thanh lịch, hiếu khách…
3.2 Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Hướng dẫn giải:
- Cảm xúc của tác giả: Nỗi nhớ đồng da diết.
- Dựa vào: Câu hỏi tu từ kết hợp với biện pháp điệp ngữ “đâu” và các hình ảnh của đồng quê hiện lên đầy chân thực, sinh động như “gió cồn thơm đất nhả mùi”, “ruồng che mát thở yên vui”, “từng ô mạ xanh mơn mởn”, “những nương khoai ngọt sắn bùi”.
Câu 2. Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
- Tạo nhịp điệu cho bài thơ.
- Gây được sức ám ảnh lớn, tiếng hò dường như bao trùm cả bài thơ.
- Gợi ra nỗi cô đơn, tù túng của người tù.
3.3 Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.
Hướng dẫn giải:
- Thể thơ: bảy chữ
- Cách gieo: vần chân (mùi - vui - bùi; đời - hơi, đồng - sông, xưa - mưa)
- Cách ngắt nhịp: 4/3
Câu 2. Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
Hướng dẫn giải:
- Những câu thơ được lặp lại:
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ?
- Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
- Gì sâu bằng những trưa hiu quanh
- Những từ ngữ được lặp lại: Đâu…; Những…; Tôi…
- Tác dụng: Góp phần tạo nhạc tính cho bài thơ; gợi ra nỗi nhớ nhung da diết, trải dài mênh mông với đồng quê; làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống trải trong hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.
Câu 3. Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.
Hướng dẫn giải:
- Bố cục 2 phần:
- Phần 1. Bảy khổ thơ đầu: nỗi nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
- Phần 2. Còn lại: nỗi nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân với niềm vui khi tìm được lí tưởng sống và niềm khao khát tự do.
- Mạch cảm xúc: từ cảm xúc thương nhớ một không gian tự do, sống động với những cảnh sắc thân thuộc, bình dị đến cảm xúc bâng khuâng, nhớ những gương mặt thân quen, trong đó có hình ảnh bản thân và niềm khao khát tự do chảy bỏng.
Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
Hướng dẫn giải:
- Cảm hứng chủ đạo: niềm nhớ thương da diết, mãnh liệt, khao khát tự do của một người thanh niên trẻ tuổi trong những tháng ngày bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài.
- Căn cứ: điệp ngữ, điệp từ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ (đâu, gì sâu, ôi,...); hình ảnh quê hương, con người hiện lên trong tâm trí; bố cục bài thơ chia làm hai phần, mở đầu và kết thúc mỗi khổ gồm hai dòng thơ “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/Hiu quanh bên trong một tiếng hò”.
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề: bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim căng tràn sự sống, tràn trề nhiệt huyết.
- Chủ đề được thể hiện qua giọng thơ, bố cục, điệp ngữ,...
Câu 6. Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?
Hướng dẫn giải:
Thông điệp: trân trọng và theo đuổi sự tự do, lí tưởng sống cao đẹp.
Câu 7. Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Hướng dẫn giải:
Đồng ruộng của quê hương hiện lên với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi. Phía xa xa, xóm nhà chìm trong yên lặng, con đường mòn vắng vẻ. Cảnh vật mang vẻ đơn sơ, mộc mạc biết bao. Và trong khung cảnh đó, con người hiện ra với công việc nặng nhọc, lưng đã còng xuống luống cày, đôi bàn tay chai sần.
=> Hình ảnh góp phần thể hiện được vẻ đẹp của quê hương, con người cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình.