-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Soạn bài Nam quốc sơn hà Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 7 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Download.vn mời bạn đọc tham khảo bài Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà.

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà
1. Soạn bài Nam quốc sơn hà chi tiết
1.1 Chuẩn bị đọc
Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).
Gợi ý:
Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này.
1.2 Trải nghiệm cùng văn bản
Em hiểu thế nào là “thiên thư”?
Gợi ý:
Thiên có nghĩa là trời, thư là sách, như vậy thiên thư có nghĩa là sách của nhà trời
1.3 Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định bố cục bài thơ?
Hướng dẫn giải:
- Phần 1. Hai câu đầu: Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Phần 2. Hai câu sau: Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
Câu 2. Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Luật: tuân thủ theo luật trắc vần bằng
- Số câu: 4, số chữ trong câu: 7
- Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.
- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 ( cư – thư – hư )
- Đối: thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú
Câu 3. Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:
a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư
b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
- Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Cho biết:
Hướng dẫn giải:
a. Câu đầu có thể ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Cách ngắt nhịp trong câu theo nhịp 4/3 “Nam quốc sơn hà/ Nam để cư” hoặc “Nam quốc/ sơn hà/ Nam đế cư”: tỏ rõ hai vấn đề quan trọng nhất là “sông núi nước Nam”, và “vua nước Nam” đi liền với nhau ngay trong câu mở đầu của bài thơ, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.
b. Thiên thư” có nghĩa là sách trời, là cơ sở pháp lí đanh thép, không thể chối cãi.
Câu 4. Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
- Tác giả nói với quân xâm lược rằng những kẻ đi cướp nước sẽ không có kết cục tốt đẹp.
- Thái độ, tình cảm: tự tin, kiên quyết, mạnh mẽ và tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Câu 5. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Hướng dẫn giải:
- Chủ đề: khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
- Cảm hứng chủ đạo: tình cảm yêu nước mãnh liệt, lòng tự tôn tự hào dân tộc.
Câu 6. Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: đồng tình
- Nam quốc sơn hà đã khẳng định được đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.
Câu 7. Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Hướng dẫn giải:
Ví dụ như: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn),...
2. Soạn bài Nam quốc sơn hà ngắn gọn
2.1 Khái quát chung
a. Thể thơ
- Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ phong phú và hấp dẫn.
- Thơ trung đại thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
- Có nhiều thể thơ khác nhau: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu 7 chữ), song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu thơ: một câu 6, một câu 8) ...
b. Tác giả
Chưa rõ tác giả bài thơ là ai.
c. Tác phẩm
d. Thể loại
Thơ thất ngôn tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.
* Hoàn cảnh sáng tác
- Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ.
- Nhưng nổi tiếng nhất là truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ ngh từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này.
* Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Phần 2. Hai câu sau: sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
2.2 Đọc hiểu
a. Lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
- Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
- Trong quan niệm của xã hội xưa: toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
- “Nam đế”: hoàng đế nước Nam, người đứng đầu của một quốc gia - thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.
- Câu thơ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vành vạch sách trời chia xứ sở)
- “Thiên thư”: sách trời - Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời.
- Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Một lời khẳng định đanh thép, bản lĩnh.
b. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
- Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)
- Câu hỏi tu từ: “như hà” - “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
- “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.
- Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
=> Một lần nữa khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
2.3 Tổng kết
- Nội dung: Bài thơ là lời khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của quốc gia dân tộc cũng như nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù.
- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
Chọn file cần tải:
-
Soạn văn 8: Nam quốc sơn hà 203 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 8 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc - Biểu mẫu hành chính
10.000+ -
Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh
1.000+ -
Sơ đồ tư duy lý thuyết môn Sinh học
10.000+ -
Dẫn chứng về lối sống ích kỷ - Ví dụ về sự ích kỷ trong cuộc sống
10.000+ -
Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về nghề kinh doanh (Từ vựng + 7 Mẫu)
10.000+ -
Nghị luận về tình trạng nói dối ở giới trẻ
100.000+ -
Sơ đồ tư duy bài Chiếc thuyền ngoài xa
50.000+ -
Đoạn văn cho biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện (bộ phim)
50.000+ -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Mầm non
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về vấn đề rác thải nhựa (Dàn ý + 6 Mẫu)
50.000+
Mới nhất trong tuần
-
Soạn Văn 8 - Tập 1
-
Bài 1: Những gương mặt thân yêu
- Soạn Trong lời mẹ hát
- Soạn bài Nhớ đồng
- Soạn Những chiếc lá thơm tho
- Thực hành tiếng Việt (trang 20)
- Bài tập Từ tượng thanh, từ tượng hình
- Soạn bài Chái bếp
- Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
- Ôn tập (trang 29)
-
Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên
- Soạn Bạn đã biết gì về sóng thần
- Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?
- Soạn bài Mưa xuân (II)
- Thực hành tiếng Việt (trang 41)
- Bài tập Các kiểu đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
- Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
- Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm
- Ôn tập (trang 54)
-
Bài 3: Sự sống thiêng liêng
- Soạn Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
- Soạn bài Bài ca Côn Sơn
- Thực hành tiếng Việt (trang 66)
- Bài tập từ Hán Việt
- Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI
- Ý kiến về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
- Ôn tập (trang 76)
-
Bài 4: Sắc thái của tiếng cười
- Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày
- Khoe của; Con rắn vuông
- Soạn bài Tiếng cười có lợi ích gì?
- Thực hành tiếng Việt (trang 86)
- Bài tập Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
- Soạn bài Văn hay
- Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
- Nói và nghe: Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống
- Ôn tập (trang 95)
-
Bài 5: Những tình huống khôi hài
- Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
- Soạn bài Cái chúc thư
- Soạn bài Loại vi trùng quý hiếm
- Thực hành tiếng Việt (trang 115)
- Bài tập Trợ từ, thán từ
- Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương
- Văn bản kiến nghị BGH nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
- Ôn tập (trang 130)
- Ôn tập cuối học kì I
-
Bài 1: Những gương mặt thân yêu
-
Soạn Văn 8 - Tập 2
- Bài 6: Tình yêu tổ quốc
- Bài 7: Yêu thương và hi vọng
-
Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới
- Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ
- Mẹ vắng nhà - bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
- Soạn bài Tình yêu sách
- Thực hành tiếng Việt (trang 53)
- Tốt-tô-chan bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
- Giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích
- Nói và nghe: Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách
- Ôn tập (trang 65)
-
Bài 9: Âm vang của lịch sử
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí
- Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
- Soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca
- Thực hành tiếng Việt (trang 87)
- Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy
- Kể lại chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc
- Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận
- Ôn tập (trang 98)
- Bài 10: Cười mình, cười người
- Không tìm thấy