KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 20, 21, 22, 23

Giải KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo để trả lời câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20, 21, 22, 23.

Qua đó, các em tính được độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ Mol theo công thức, tiến hành thí nghiệm pha một dung dịch theo nồng độ cho trước. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 5 Chương 1: Phản ứng hóa học. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

I. Dung dịch, chất tan và dung môi

Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa của sodium carbonate (Na2CO3) trong nước.

Trả lời:

Cho dần dần sodium carbonate (Na2CO3) vào cốc chứa một lượng nước xác định (giả sử 200 mL). Khuấy đều cho đến khi Na2CO3 không thể hòa tan thêm được nữa. Tách bỏ chất rắn không tan, ta thu được dung dịch bão hòa.

II. Độ tan

Câu 1: Ở nhiệt độ 250C, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

Trả lời:

Độ tan của muối X được tính theo công thức:

S=\ \frac{m_{ct}}{m_{H20}}\ .\ 100\(S=\ \frac{m_{ct}}{m_{H20}}\ .\ 100\)

Trong đó: mnước = 20 gam; mct = 12 – 5 = 7 gam.

Vậy S\ =\frac{7}{10}\(S\ =\frac{7}{10}\).100=35 (g/100 g nước).

Câu 2: Ở 18oC, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.

Trả lời:

Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là:

S=\frac{mct}{mH2O}.100=\frac{53}{250}.100=21,2(g/100gnước).\(S=\frac{mct}{mH2O}.100=\frac{53}{250}.100=21,2(g/100gnước).\)

III. Nồng độ dung dịch

Câu 1: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.

Trả lời:

Nồng độ phần trăm được xác định bằng biểu thức:

C\%=\frac{mct}{mdd}.100\%\(C\%=\frac{mct}{mdd}.100\%\)

Vậy khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98% là:

mct=\frac{C\%}{mdd}.100\%=\frac{98\%}{20}.100\%=19,6(gam).\(mct=\frac{C\%}{mdd}.100\%=\frac{98\%}{20}.100\%=19,6(gam).\)

Câu 2: Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.

a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A và B.

Trả lời:

Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức: C_M=\frac{n}{V}⇒n=C_M.V\(C_M=\frac{n}{V}⇒n=C_M.V\)

a) Số mol urea trong dung dịch A là: n(A) = 0,02 . 2 = 0,04 (mol).

Số mol urea trong dung dịch B là: n(B) = 0,1 . 3 = 0,3 (mol).

Số mol urea trong dung dịch C là: n(C) = 0,04 + 0,3 = 0,34 (mol).

b) Nồng độ mol của dung dịch C là: C_{M\left(C\right)}=\frac{0,3}{45}=0,068(M).\(C_{M\left(C\right)}=\frac{0,3}{45}=0,068(M).\)

Ta có: Nồng độ mol của dung dịch A < Nồng độ mol của dung dịch C < Nồng độ mol của dung dịch B.

IV. Thực hành pha chế dung dịch theo một nồng độ cho trước

Pha 100 gam dung dịch muối ăn nồng độ 0,9%

Chuẩn bị: muối ăn khan, nước cất; cốc thuỷ tinh, cân, ống đong.

Tiến hành:

- Xác định khối lượng muối ăn (m1) và nước (m2) dựa vào công thức:

C\%=\frac{mct}{mdd}.100(\%)\(C\%=\frac{mct}{mdd}.100(\%)\)

- Cân m1 gam muối ăn rồi cho vào cốc thuỷ tinh.

- Cân m2 gam nước cất, rót vào cốc, lắc đều cho muối tan hết.

Trả lời câu hỏi:

1. Tại sao phải dùng muối ăn khan để pha dung dịch?

2. Dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% có thể được dùng để làm gì?

Trả lời:

1. Dùng muối ăn khan pha dung dịch để xác định được chính xác khối lượng chất tan.

2. Dung dịch muối ăn nồng độ 0,9% có thể được dùng với các mục đích khác nhau như:

- Làm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ tai, súc miệng và rửa vết thương, giúp làm sạch, loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm…

- Dùng làm dịch truyền vào cơ thể để điều trị tình trạng mất nước do một số bệnh lí gây ra như đái tháo đường, viêm dạ dày …

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm