Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 - 2024

Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 3 làm quen với các dạng bài tập, ôn  thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:

Đề cương học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo

I. VIẾT – CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT)

1. Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. (Đoạn : Người lớn vui vẻ đẩy xe…tự hào sâu sắc. - TV3 -T2/trang 21)

2. Nghệ nhân Bát Tràng (TV3 -T2/trang 32)

3. Tiếng đàn (Đoạn : Tiếng đàn bay ra vườn … những mái nhà cao thấp. - TV3 -T2/trang 37)

4. Cuộc chạy đua trong rừng (Đoạn : Gai nhọn đâm vào chân … cho dù đó là việc nhỏ nhất. - TV3 -T2/trang 41)

5. Ngọn lửa Ô – lim - pích (Đoạn : Những người đoạt giải … của người tứ xứ. - TV3 -T2/trang 51)

7. Cùng vui chơi(TV3 -T2/trang 49)

8. Mùa xuân đã về (Đoạn: Cỏ non như những chiếc kim … những ruộng rạ phủ băng. - TV3 -T2/trang 66)

9. Cá linh (TV3 -T2/trang 72)

10. Hai bà Trưng (Đoạn : Giáo lao-cung nỏ …. đến hết. - TV3 -T2/trang 92)

II. VIẾT SÁNG TẠO

1. Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.

2. Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu thể thao em đã chứng kiến hoặc tham gia.

3. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học.

4. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với nơi em ở.

5. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

6. Viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường.

III. ĐỌC

1. Độc đáo lễ hội đèn Trung thu. (Đoạn 1, 2, 3 - TV3 -T2/trang 20, 21 – Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

2. Nghệ nhân Bát Tràng (TV3 -T2/trang 32 – Trả lời câu hỏi 2, 3, 4)

3. Tiếng đàn (TV3 -T2/trang 36, 37 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 4)

4. Cuộc chạy đua trong rừng (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 44 - Trả lời câu hỏi 1, 2)

5. Cô gái nhỏ hóa ‘‘kình ngư’’ (TV3 -T2/trang 40 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 5)

6. Ngọn lửa Ô – lim - pích (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 51 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

7. Giọt sương (Đoạn 1, 2 - TV3 -T2/trang 54 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 5)

8. Những đám mây ngũ sắc (TV3 -T2/trang 58, 59 - Trả lời câu hỏi 1, 3, 4)

9. Chuyện hoa, chuyện quả (TV3 -T2/trang 62 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4)

10. Mùa xuân đã về (Đoạn 1, 2- TV3 -T2/trang 66 - Trả lời câu hỏi 1, 2)

11. Cậu bé và mẩu san hô (Đoạn 1,2 - TV3 -T2/trang 106 - Trả lời câu hỏi 1, 2)

12. Cóc kiện Trời (Đoạn 1, 2 TV3 -T2/trang 120 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

IV. Đọc hiểu - KT Tiếng Việt

BÀI 1: “CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG” (trang 40-41 TV2)

Đọc hiểu:

Mức 1:

Câu 1: Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy?

a. Chú chăm chỉ gặm cỏ non
b. Chú chăm chú sửa soạn và mãi ngắm mình dưới dòng suối.
c. Chú trau chuốt lại bộ móng cho chắc.

Câu 2: Ngựa cha khuyên con điều gì?

a. Ngựa cha khuyên con đến bác thợ rèn kiểm tra bộ móng cho chắc.
b. Ngựa cha khuyên con cần tập luyện chăm chỉ.
c. Ngựa cha khuyên con chăm chỉ gặm cỏ để lấy sức.

Mức 2:

Câu 3: Những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy trong rừng cùng ngựa con?

a. Chị em nhà hươu, thỏ trắng, thỏ xám.
b. Chị em nhà hươu, thỏ trắng.
c. Chị em nhà hươu, thỏ xám.

Câu 4: Cuộc đua đang diễn ra có chuyện gì xẩy ra với ngựa con?

a. Ngựa con bị kiệt sức không thể chạy được
b. Ngựa con dừng lại vì không muốn chạy.
c. Móng ngựa con bị rơi, gai đâm vào chân.

Câu 5: Vì sao ngựa con thua cuộc?

…………………………………………………………………………………................................

(Ngựa con thua cuộc vì ngựa con chủ quan không kiểm tra bộ móng trước khi cuộc đua diễn ra.)

Mức 3:

Câu 6: Nếu em là ngựa con, sau cuộc đua em sẽ nói gì với cha?

…………………………………………………………………………………................................

(Con sẽ không bao giờ chủ quan nữa cho dù đó là việc nhỏ nhất .)

Luyện từ và câu:

Mức 1:

Câu 1: Kết thúc câu khiến sử dụng dấu câu gì?

a. dấu chấm
b. dấu chấm hỏi
c. dấu chấm than.

Câu 2: Đặt dấu câu gì cuối câu sau: “Hát nữa đi, hoạ mi nhé “

a. dấu chấm than.
B. dấu chấm
c. dấu chấm hỏi

Câu 3: Cho các từ "hào hứng, saymê, vui vẻ” sau thuộc nhóm nào ?

a. Chỉ môn nghệ thuật
b. Chỉ dụng cụ tham gia hoạt động nghệ thuật
c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật.

Mức 2:

Câu 4: Khoanh vào câu khiến trong các câu sau:

A. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!
B. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng!
C. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!

Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm?

A. thanh nhã, mùi thơm, trong sạch
B. sự bí mật, dẻo, thơm
C. tinh khiết, bát ngát, giản dị

Câu 6. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:

mắc cỡcảm độngtuyên dương
khen ngợixúc độngxấu hổ

Mức 3:

Câu 7: Đặt câu có chứa từ chỉ hoạt động nghệ thuật

……………………………………………………………………..

(Hoạ sĩ vẽ tranh rất đẹp)

Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:

a.Để đạt kết quả cao trong kì thi, em đã nổ lực rất nhiều trong học tập.

……………………………………………………………………..

(Em đã nổ lực rất nhiều trong học tập để làm gì?)

b. Em chăm chỉ làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ dỡ vất vả.

…………………………………………………………………….

Câu 9: Chuyển các câu dưới đây thành câu khiến.

a. Chúng ta đi đá bóng.

…………………………………………………………………….

(Chúng ta hãy đi đá bóng nhé!)

b. Em làm bài tập toán số 2.

…………………………………………………………………….

Bài 2: BÀI TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI

Mức 1:

Câu 1: Ông Lê-ô-pôn đưa cho Mô-da bản nhạc ông viết tặng cho ai?

A. Con gái chủ rạp hát
B. Con gái ông
C. Một người khán giả
D. Con trai ông

Câu 2: Lúc qua cầu, vì mải ngắm cảnh, Mô-da đã làm gì?

a. Đánh rơi bản nhạc
b. Nhảy múa
c. Hát
d. Vẽ tranh

Mức 2:

Câu 3: Vì sao Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông?

a. Vì mải chơi
b. Vì mải ngắm cảnh
c. Vì mải vẽ tranh
d. Vì mải hát hò

Câu 4: Sau khi đánh rơi bản nhạc, buồn bã quay về, Mô-da làm gì?

a. Coi như không có chuyện gì
b. Nhờ ông Lê-ô-pôn viết một bản nhạc mới
c. Xin lỗi ông Lê-ô-pôn
d. Viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi

Câu 5: Khi nghe con gái ông chủ rạp hát đàn, ông Lê-ô-pôn đã nhận ra điều gì?

a. Phát hiện ra đấy không phải là bản nhạc mà mình viết
b. Cảm thấy bản nhạc của mình thật là hay
c. Tự hào vể bản nhạc của mình
d. Ngạc nhiên khi con gái ông chủ rạp hát đàn được bản nhạc của mình

Mức 3:

Câu 6: Những người nghe đàn khen bản nhạc như nào?

a. Trong sáng, đáng yêu
b. Hào hùng
c. Nhẹ nhàng
d. Dễ nghe

Câu 7: Ông Lê-ô-pôn tin rằng sau này Mô-da sẽ trở thành người như nào?

a. Một họa sĩ giỏi
b. Một nghệ sĩ tài ba
c. Một nhà Toán học
d. Một nhạc sĩ lớn

Câu 8: Theo em Mô- da là người như thế nào?
……………………………………………………………………..

Luyện từ và câu:

Mức 1:

Câu 1: Cho từ “chuyền bóng” thuộc nhóm từ nào?

a. Chỉ dụng cụ thể thao
b. Chỉ môn thể thao
c. Chỉ hoạt động thể thao

Câu 2: Từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong câu”Chúng ta cùng hát lên nào!” là:

a. Chúng ta
b. cùng hát
c. nào
d. lên

Câu 3: Từ chỉ đặt điểm trong câu sau: "Chiếc áo của em trắng tinh”

A, trắng tính
b. chiếc áo
c. của
d. em

Câu 4: Câu nào sau đây là “câu khiến”

a. Chúng mình đi xem phim.
b. Chúng mình hãy đi xem phim nào!
c. Chúng mình có đi xem phim không?

Mức 2:

Câu 5: Cho câu: “Tuyệt quá!” thuộc câu gì?

a. Câu khiến.
b. Câu cảm
c. Câu hỏi
d. Câu kể

Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

a. Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi Trưng Trắc và Trưng Nhị.
b. Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí thánh tài.

Mức 3:

Câu 7: Chuyển câu sau đây thành câu cảm: Bạn Lan hát hay

…………………………………………………………………………………………

(Bạn lan hát hay quá!)

Câu 8: Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm hoặc một câu khiến:

a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

(Ôi, cảnh quê hương em đẹp quá!)

b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(Chúng ta hãy giữ vệ sinh để quê hương chúng ta tươi đẹp nhé!)

Câu 9: Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Học sinh trường em đã tham gia nhiều việc tốt để hưởng ứng lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung.

b. Gia đình em gồm có 4 thành viên bố mẹ ,em gái và em.

....

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 450
  • Lượt xem: 2.588
  • Dung lượng: 309,9 KB
Sắp xếp theo