Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có đáp án)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 2 đề thi, có đáp án kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 2 Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 3 KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức - Đề 1

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài tập đọc: “Bạn nhỏ trong nhà” (Sách Tiếng Việt 3 trang 107-108), em hãy khoanh trước ý trả lời đúng và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu:

Câu 1: Trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông như thế nào?

a) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.

b) Lông trắng, khoang vàng, đôi mắt tròn và loáng ướt.

c) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt đen long lanh.

d) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn và đen láy.

Câu 2: Chú chó trong bài được bạn nhỏ đặt tên là gì?

a) Cún

b) Cúp

c) Cúc

d) Búp

Câu 3: Bạn nhỏ gặp chú cún vào buổi nào và ở đâu?

a) Buổi sáng ở trong phòng.

b) Buổi trưa ở trong phòng.

c) Buổi chiều trên đường đi học về.

d) Buổi sáng trên đường đi học.

Câu 4: Chú chó có sở thích gì?

a) Thích nghe nhạc

b) Thích chơi bóng

c) Thích nghe đọc sách

d) Thích nghe đọc truyện

Câu 5: Chú chó trong bài biết làm những gì?

……………………………………………………………………………

Câu 6: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó.

……………………………………………………………………………

Câu 7: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

Câu 8: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm

a) Ông thường đưa đón tôi đi học mỗi khi bố mẹ bận.

b) Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm!

c) Mỗi ngày trôi qua, ông đang già đi còn nó mạnh mẽ hơn

d) Mẹ em là bác sĩ.

Câu 9: Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa

a) to - lớn

b) nhỏ - bé xíu

c) đẹp - xấu

d) to – khổng lồ

Câu 10: Tìm 2 từ chỉ hoạt động ở trường. Đặt 1 câu với 1 trong các từ vừa tìm được

……………………………………………………………………………

2. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng, (Mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: “Tạm biệt mùa hè”, đọc đoạn: “Đêm nay ....thật là thích.” (trang 38,39).

Bài 2: “Cuộc họp của chữ viết” đọc đoạn “Vừa tan học ... trên trán lấm tấm mồ hôi” (trang 62).

Bài 3: “Những chiếc áo ấm” đọc đoạn “Mùa đông .... cần áo ấm.” (trang 120).

Thời gian kiểm tra:

* Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 35 phút

* Đọc thành tiếng: Tùy theo tình hình từng lớp mà phân bố thời gian hợp lý để GV kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

Đáp án

1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

Câu 1: a (0,5 điểm)

Câu 2: b (0,5 điểm)

Câu 3: a (0,5 điểm)

Câu 4: d (0,5 điểm)

Câu 5: d (0,5 điểm)

(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).

(Gợi ý: Chú chó trong bài biết chui vào gầm giường lấy trái banh, lấy cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho nó bắt .)

Câu 6: (0,5 điểm)

(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).

(Gợi ý: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó Cúp là: đây là tình cảm đáng quý giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp, chúng ta nên học tập bạn ấy..)

Câu 7: (0,5 điểm) ( Đặt đúng 1 chỗ ghi 0.25 điểm)

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

Câu 8: c (0,5 điểm)

Câu 9: c (0,5 điểm)

Câu 10: (0.5 điểm) Tìm đúng 2 từ ghi 0,25 điểm, đặt đúng câu ghi 0,25 điểm

- Gợi ý: chạy, đọc, hát, vẽ, múa, viết.....

2. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức - Đề 2

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
LỚP 3 - NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIM LÀM TỔ

Có rất nhiều loài chim tuy nhỏ nhưng làm tổ rất khéo léo, chúng quả là những kiến trúc sư vĩ đại trong thế giới loài chim.

Chim chào mào làm tổ trên những cành cây vững chắc để tránh mưa gió. Chúng đan rễ cây khô thành hình tròn như chiếc bát con, rải những sợi rác nhỏ và hoa cỏ khô, vừa êm ái, vừa khô ráo vào bên trong.

Chim liếc biếc làm tổ rất cầu kì trong những bụi cây cỏ thấp lúp xúp ngoài đồng, thiết kế tổ như một cái bình cổ cong, bên trong là những lớp hoa cỏ khô và mượt, đan bện rất khéo.

Chim chích thường chọn loại cây lá to, khâu hai chiếc lá lại với nhau, sau đó chúng tha rác và hoa khô về để xây tổ, tạo nên sự êm ấm, mềm mại. Thoáng trông rất khó nhận ra tổ chim chích và những chiếc lá khác.

Chim sít làm tổ trên cây vầu. Chúng phủ lá tre, nứa khô bên ngoài, sau đó đan lớp hoa cỏ khô thật dày bên trong. Miệng tổ được làm rất nhỏ đề tránh mưa gió.

(Theo Bích Hà)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1. Những con chim khéo làm tổ được gọi là gì?

a. Những kiến trúc sư tí hon trong thế giới loài chim.
b. Những kiến trúc sư vĩ đại trong thế giới loài chim.
c. Những kiến trúc sư tài năng trong thế giới loài chim.

Câu 2. Bài đọc nhắc tới những con chim nào khéo làm tổ?

a. chim chào mào, chim liếc biếc, chim chích, chim sít.
b. chim chào mào, chim sẻ, chim gáy, chim sít.
c. chim chào mào, chim sâu, chim sơn ca, chim sít.

Câu 3. Chim thường làm tổ bằng gì?

a. Bằng rác và hoa cỏ khô tạo sự êm ái.
b. Bằng rễ cây tạo sự bền chắc.
c. Bằng lá khô tạo sự khô ráo.

Câu 4. Bài đọc cung cấp cho em những hiểu biết gì về loài chim?

a. Rất khéo léo.
b. Rất cần mẫn.
c. Rất yêu cuộc sống.
d. Rất vui vẻ.

Câu 5. Dựa vào bài đọc, điền thông tin thích hợp vào bảng:

Loại tổ chimVị tríĐặc điểm
Tổ chim sít.....................................................................................
Tổ chim chào mào.....................................................................................
Tổ chim liếc biếc.....................................................................................
Tổ chim chích.....................................................................................

Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về loài chim mà em yêu thích.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 7. Xếp các từ trong khung có nghĩa giống nhau vào cột thích hợp:

cần cù, phấn khởi, cần mẫn, phấn chấn, chăm chỉ, hân hoan,

siêng năng, chịu khó, lí do, vui vẻ, phấn khích, khấp khởi, mừng rỡ

Từ thể hiện sự chăm chỉ

Từ thể hiện niềm vui sướng

...........................................................

...........................................................

...........................................................

...........................................................

Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Học sinh nghỉ hè vào tháng Sáu.

.............................................................................................................................

b. Tháng Ba, hoa gạo nở đỏ rực.

.............................................................................................................................

c. Chim thường làm tổ xong trước khi đẻ trứng.

.............................................................................................................................

d. Cầu vồng hiện lên khi có nắng sau cơn mưa.

.............................................................................................................................

Câu 9. Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:

a. Trong ảnh, chú chim bói cá đang làm gì?

..........................................................................................

b. Chú ta đậu ở đâu?

..........................................................................................

c. Chú ta sẽ làm gì với con cá?

..........................................................................................

d. Theo em, vì sao chú ta được gọi là chim bói cá?

..........................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cậu bé thông minh

Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bậc cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lại một lần nữa.

Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẽ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, và nói:

Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi một chiếc kim này thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Dựa vào Câu 9, viết đoạn văn kể lại hoạt động kiếm mồi của chim bói cá.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.910
  • Lượt xem: 11.058
  • Dung lượng: 12 KB
Sắp xếp theo