Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo 6 Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024

TOP 6 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 6 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề thi học kì 2 thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 thật tốt. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Đề 1

I - Đọc hiểu: Đọc thầm bài sau:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.

Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.

Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

Câu 1. Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đã sinh sống? M1

a. Hai mẹ con Bồ Nông
b. Hai mẹ con Bồ Nông và các con vật khác
c. Một mình chú Bồ Nông bé nhỏ

Câu 2. Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào? M1

a. Dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ.
b. Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.
c. Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.
d. Các việc làm ở câu a, b, c.

Câu 3. Bồ Nông dùng bộ phận nào để tích trữ thức ăn nuôi mẹ qua các mùa? M1

a. Cái túi
b. Miệng
c. Bụng

Câu 4. Vì sao mọi người lại cảm phục Bồ Nông? M2

a. Vì Bồ Nông chăm chỉ lao động.
b. Vì Bồ Nông bắt được nhiều cua cá.
c. Vì Bồ Nông có hiếu với mẹ.

Câu 5. Em hãy nêu nhận xét của mình về chú Bồ Nông con: M3

Câu 6. Em đã làm gì để thể hiện tình yêu, lòng hiếu thảo của bản thân với mẹ của mình? M3

Câu 7. Thêm từ ngữ để hoàn chỉnh câu có hình ảnh so sánh: M2

a. Bông hoa hồng đẹp như………………………………..………………………………

b. Chú mèo nhà em có bộ lông mềm như ………………………………………………..

Câu 8. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi «Ở đâu?» trong câu sau: M2

Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá ở cánh đồng.

Câu 9. Tìm từ có nghĩa giống và từ trái nghĩa với từ «ngăn nắp »

- Từ có nghĩa giống

- Từ trái nghĩa

HƯỚNG DẪN CHẤM

A.KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4đ)

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1điểm
  • Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6đ)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

A

(0,5đ)

D (0,5đ)

B

(0,5đ)

C

(0,5đ)

(1đ)

(1đ)

B (1đ)

(0,5đ)

(0,5đ)

Câu 5. Chú Bồ Nông con thật có hiếu, thương yêu mẹ và thật chăm chỉ kiếm ăn.

Câu 6. Em đã chăm sóc mẹ khi mẹ ốm, giúp đỡ mẹ việc nhà, nghe lời mẹ và học hành chăm chỉ.

Câu 7.

a. Đôi chân khẳng khiu của chú dài như hai cái que.

b. Trên đồng nẻ như những vết chân chim.

Câu 8.

Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá ở đồng.

Câu 9.

Ví dụ: Bồ Nông con là một con vật hiếu thảo.

Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo - Đề 2

Đọc hiểu: Đọc thầm bài Hai Bà Trưng (tr102) và trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Thuở xưa, nước ra bị nhà nào đô hộ?

A. Nhà Tần
B. Nhà Minh
C. Nhà Thanh
D. Nhà Hán

Câu 2: Giặc ngoại xâm thẳng tay làm gì?

A. Giết hại dân lành
B. Cướp hết ruộng nương màu mỡ
C. Giúp đỡ nhân dân
D. Giết hại dân lành và cướp hết ruộng nương màu mỡ

Câu 3: Làng dân có thái độ như nào với quân xâm lược

A. Vui vẻ chào đón
B. Oán hận ngút trời
C. Hận thấu xương
D. Biết ơn

Câu 4: Làng dân chỉ chờ dịp để làm gì?

A. Ăn mừng chiến thắng
B. Đánh đuổi quân xâm lược
C. Di cư đến nơi khác

Câu 5: Cả hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đều có điểm chung gì

A. Xinh đẹp
B. Giỏi võ và chí lớn dành lại non sông
C. Giỏi võ
D. Mưu trí

Câu 6: Khi nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng kéo quân về đâu?

A. Thành Luy Lâu
B. Thành Cổ Loa
C. Thành nhà Mạc
D.Thành nhà Hồ

Câu 7: Dưới đoàn quân khởi nghĩa thì thành trì quân giặc như thế nào?

A. Lần lượt sụp đổ
B. Vẫn đứng vững
C. Bị hư hỏng nhẹ
D. Không bị sao

Kiến thức Tiếng Việt

Câu 1: Từ ngữ chỉ sự vật có sẵn trong thiên nhiên là:

a. Nhà cửa
b. đường sá
c. sông suối
d. xe cộ

Câu 2: Từ ngữ chỉ sự vật do con người tạo ra à:

a. Chim chóc
b. muông thú
c. nhà cửa
d. mưa nắng

Câu 3: Từ có nghĩa giống với tư "đất nước”

a. Gìn giữ
b. bảo vệ
c. tổ quốc
d. bảo quản

Câu 4: Từ chỉ “đặc điểm” trong câu sau: “Những đám mây màu hồng phấn lăn tăn hình vảy cá” là:

a. lăn tăn
b. đám mây
c. hồng phấn

Câu 5. Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu một trong những tác dụng của dấu gạch ngang:

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Bộc lộ cảm xúc, đặt ở cuối câu
c. Dùng để kết thúc câu kể.

Câu 6: Đặt câu nói về vẻ đẹp của:

a. Bầu trời

……………………………………………..

b. Chim chóc

………………………………………………………….

Câu 7: Điền dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang vào ô trống:

Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ:

… Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!

Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại:

… Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được?

Câu 8: Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được gạch chân trong các câu:

a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng.

………………………………………………………………………………………

b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc.

………………………………………………………………………………………

Câu 9. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” trong mỗi câu sau:

a. Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm mai.

b. Em thường dậy từ 6 giờ sáng để ôn bài trước khi đến lớp.

c. Anh ta cố gắng ra miếng đòn thật hiểm hóc nhằm dành lại phần thắng từ tay đối phương.

Câu 10: Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường:

……………………………………………………………………

(Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường: nhặt rác, làm vệ sinh lớp học, thu gom phế thải, tham gia vệ sinh thôn xóm, vệ sinh nhà cửa…

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 326
  • Lượt xem: 1.876
Sắp xếp theo