Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh điều 8 Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024

TOP 8 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 8 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề thi học kì 2 thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 thật tốt. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều - Đề 1

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

* Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (M1 - 0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.
B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.
C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân? (M1 - 0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.
B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.
C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (M2 - 0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.
B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.
C. Cả A và B.

4. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa (M2 - 0,5đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

5. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (M4 - 1đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

6. Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?(M1 - 0,5đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

7. Câu: "Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn" thuộc mẫu câu gì? (M2 - 0,5đ)

A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?

8. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3 - 1đ)

a. Vì rét cây mai không nở hoa vào đúng dịp Tết
b. Nhớ lời cô dặn Nam viết bài thật cẩn thận

9. Đặt một câu theo kiểu câu Bằng gì? (M3 - 1đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều - Đề 2

Rừng cây trong nắng

Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ…

Theo Đoàn Giỏi

Câu 1: Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu?

A. Ở bãi biển
B. Ở trong rừng
C. Ở cánh đồng

Câu 2: Loài cây nào được nhắc đến trong bài?:

A. Cây phi lao.
B. Cây liễu.
C. Cây tràm.

Câu 3: Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng?

A. Tiếng chim.
B. Tiếng côn trùng.
C. Cả hai ý trên.

Câu 4: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” Người ta dễ buồn ngủ khi đi trong rừng vì mùi hương của những loài hoa rừng.

A. Vì người ta dễ buồn ngủ.
B. Vì khi đi trong rừng.
C. Vì mùi hương của những loài hoa rừng.

Câu 5: Bài văn này miêu tả gì?

A. Rừng cây.
B. Các loài vật.
C. Các loài côn trùng.

Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?

A. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn.
B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại.
C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.

Câu 7: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là những hình ảnh nào?

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 8: Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều - Đề 3

Buổi học thể dục

1. Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.

2. Đến lượt Nen-li bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người.

Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích:“Cố lên! Cố lên !”.

Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô ! Cố tí nữa thôi !” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà.

3. Thầy giáo nói: “Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác.

Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.

Theo A-MI-XI
(Hoàng Thiếu Sơn dịch)

Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1: Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ? (0,5 điểm)

A. Vì em bị bệnh.
C. Vì em bị tật từ nhỏ.
B.Vì chân em bị đau.
D. Vì Nen-li không thích tập thể dục.

Câu 2: Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì ?” trong câu sau: “Nen-li leo một cách rất chật vật” là: (0,5 điểm)

A. Nen-li
B. rất chật vật
C. leo một cách rất chật vật
D. chật vật

Câu 3: Chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li ? (0,5 điểm)

A. Nen-li leo một cách rất chật vật
B. Nen-li leo mổ hôi ướt đẫm trán, nắm chặt cái xà.
C. Nen-li leo không biết mệt.
D. Nen-li leo một cách rất chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà.

Câu 4: Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? (0,5 điểm)

A. Nen-li muốn vượt qua chính mình.
B. Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn.
C. Nen-li muốn tập như các bạn.
D. Nen-li muốn đạt giải.

Câu 5: Nối tên nhân vật ở cột A với hoạt động ở cột B (0,5 điểm)

Câu 5

Câu 6: Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện (1 điểm)

Câu 7: Qua câu chuyện, em học được điều tốt gì ở Nen-li? (1 điểm)

Câu 8: Đặt một câu có sử dụng từ so sánh (0,5 điểm)

Câu 9: Tìm trong bài và viết lại câu theo mẫu Ai làm gì?

...

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 602
  • Lượt xem: 3.908
  • Dung lượng: 313,8 KB
Sắp xếp theo