Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Bài tập Sinh học 10

Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là một trong những kiến thức trọng tâm nằm trong chương trình Sinh học lớp 10 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.

So sánh sự giống nhau và khác nhau của tế bào nhân thơ và nhân thực mang đến cho các bạn câu trả lời hay chính xác nhất. Qua bài so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực giúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng vào giải bài để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tế bào nhân thực là gì?

Tế bào nhân thực hay còn được gọi theo cách đầy đủ là sinh vật nhân thực. Sinh vật nhân thực cũng được gọi với tên khác là sinh vật điển hình, sinh vật nhân chuẩn hoặc sinh vật có nhân chính thức.

Sinh vật nhân thực là một sinh vật bao gồm các tế bào phức tạp. Sinh vật nhân thực gồm nấm, thực vật và cả động vật. Hầu hết sinh vật nhân thực trong tự nhiên đều là sinh vật đa bào. Sinh vật nhân thực thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực và có chung cùng một nguồn gốc.

Sinh vật nhân thực thường lớn gấp khoảng 1000 lần về thể tích, vì thế nó sẽ gấp 10 lần về kích thước so với sinh vật nhân sơ. Tế bào nhân thực có các xoang tế bào được chia nhỏ để tiến hành trao đổi chất riêng biệt do các lớp màng tế bào thực hiện hoạt động. Tế bào nhân thực hình thành nhân tế bào có hệ thống màng riêng để giúp bảo vệ các phân tử ADN của tế bào. Tế bào sinh vật nhân thực có các các bào quan có cấu trúc chuyên biệt để thực hiện các chức năng nhất định.

2. Tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơ được sinh ra ở trên sinh vật sinh sơ. Sinh vật nhân sơ cũng chính là sinh vật không có các cấu trúc nội bào điển hình của các tế bào eukaryote cũng như bào quan. Các chức năng như ty thể, bộ máy Golgi và lục lạp của bào quan hầu hết đều được thực hiện dựa trên màng sinh chất.

Về cơ bản sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính đó là:

  • Các protein bám trên các bề mặt tế bào như Tiên mao (flagella), tiên mao, hoặc là trên lông nhung (pili).
  • Vỏ tế bào gồm có capsule, Màng sinh chất và thành tế bào.
  • Vùng tế bào chất có chứa ADN genome, các thể vẩn (inclusion body) cùng các ribosome.
  • Phần dịch lỏng thường chiếm hầu hết thể tích tế bào chính là tế bào chất của những sinh vật nhân sơ. Phần dịch lỏng này có chức năng khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome đang nằm tự do trong tế bào.

Lớp phospholipid kép phân tách thành phần tế bào chất với môi trường xung quanh chính đó là màng sinh chất. Màng sinh học hay còn gọi với tên khác là thấm có chọn lọc này có tính bán thấm. Một phần gấp nếp của màng sinh chất chính là mesosome. Mesosome này có chức năng hô hấp hiếu khí vì có màng enzyme hô hấp, đây cũng là điểm đính của ADN vùng nhân khi xảy ra hiện tượng phân bào.

3. Những đặc điểm của tế bào nhân thực

Tế bào chất của sinh vật nhân thực thường có chứa các ribosome bám trên màng lưới nội chất. Không phải sinh vật nhân thực nào cũng sẽ có thành tế bào. Cấu trúc màng tế bào của tế bào nhân thực tương tự như giống ở sinh vật nhân sơ chỉ khác nhau ở một vài điểm nhỏ.

Trong tế bào sinh vật nhân thực vật chất di truyền thường bao gồm một hoặc một số phân tử ADN mạch thẳng. Cấu trúc nhiễm sắc thể được cô đặc bởi những protein histon. Lớp màng nhân bao bọc sẽ được lưu giữ mọi phân tử ADN trong nhân tế bào. Đối với một số bào quan của sinh vật nhân thực thường có chứa ADN riêng. Nhờ tiên mao hoặc tiêm mao một vài tế bào sinh vật nhân thực cũng có thể di chuyển.

4. Sự giống nhau của tế bào nhân sơ và nhân thực

Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân, đồng thời đều những đặc điểm chung của tế bào như sau:

+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.

+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.

+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.

5. So sánh sự khác nhau của tế bào nhân sơ và nhân thực

Gợi ý 1

Tế bào nhân sơ bao gồm vi khuẩn, vi lam có kích thước bé từ 1mm đến 3mm có cấu tạo đơn giản, phân tử ADN ở trần dạng vòng 1. Tế bào này chưa có nhân điển hình chỉ có nucleotide là vùng.

Tế bào nhân thực là thường là nấm, động vật và thực vật. Kích thước lớn hơn từ 3mm đến 20mm. Có cấu tạo tế bào phức tạp, ADN được tạo thành từ ADN + Histon sinh ra nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Có nhân điển hình với màng nhân và trong nhân có tế bào chứa ADN.

Tế bào nhân sơ chỉ có các bào quan đơn giản. Riboxom của tế bào nhân sơ cũng nhỏ hơn. Tế bào nhân sơ phân bào bằng phương thức đơn giản đó là phân đôi tế bào. Tế bào này cũng không có nguyên phân hay giảm phân. Có cả phần lông và roi chứa hạch nhân và chất nhiễm sắc thể.

Tế bào nhân thực gồm các tế bào chất được phân thành vùng chứa các bào quan phức tạp như: ti thể, mạng lưới nội chất, trung thể, lạp thể, lizôxôm, riboxom, thể golgi, peroxisome, t… Ribôxôm của tế bào nhân thực cũng lớn hơn. Về phương thức phân bào phức tạp với bộ máy phân bào gồm nguyên phân và giảm phân. Tế bào nhân sơ cũng có lông và roi cấu tạo theo kiểu 9+2. Tế bào nhân thực có khung tế bào, hệ thống nội màng và màng nhân.

Gợi ý 2

Tế bào nhân sơ và nhân thực có sự khác nhau về cấu tạo. Tế bào nhân sơ là tế bào không có hạt nhân thực sự, chỉ có một hạt nhân giả. Trong khi đó, tế bào nhân thực có một hạt nhân thực sự chứa các mạch gen và các cấu trúc tế bào khác.

Tế bào nhân sơ thường có kích thước nhỏ hơn và ít phức tạp hơn so với tế bào nhân thực. Chúng thường có nhiều nhiễm sắc thể và không có các cấu trúc bên trong như màng nhân hay hệ thống lưới endoplasmic reticulum. Trong khi đó, tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn và có nhiều cấu trúc bên trong như màng nhân và hệ thống lưới endoplasmic reticulum.

Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và nhân thực là một trong những điểm quan trọng để hiểu về sự phát triển và chức năng của các loại tế bào trong cơ thể chúng ta.

6. Bảng so sánh sự khác nhau của tế bào nhân sơ và nhân thực

Tế bào nhân sơTế bào nhân thực
Có ở tế bào vi khuẩnCó ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.Kích thước lớn hơn.
Có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roiKhông có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi
Chưa có nhân hoàn chỉnh, là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc.Nhân được bao bọc bởi lớp màng,bên trong có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.
Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc.Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.
Không có khung xương định hình tế bào.Có khung xương định hình tế bào.
Bào quan có RibôxômBào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,
Chia sẻ bởi: 👨 Mai Lê
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 282
  • Lượt xem: 120.052
  • Dung lượng: 129,1 KB
Tìm thêm: Sinh học 10
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan