Soạn bài Cái giá trị làm người Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 113 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Soạn bài Cái giá trị làm người Chân trời sáng tạo là tài liệu sẽ được Download.vn giới thiệu đến bạn đọc.
Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải, hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài học nhanh chóng hơn.
Soạn bài Cái giá trị làm người
Câu 1. Văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của thể loại phóng sự?
Hướng dẫn giải:
- Nội dung: phản ánh một sự việc có tính thời sự của xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
- Thái độ của người viết: lên án, tố cáo những thủ đoạn mua bán người
- Nhân vật “tôi” vào vai người xin việc, trực tiếp thâm nhập vào thế giới mua bán người.
Câu 2. Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực và nêu tác dụng của các chi tiết đó trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
- Chi tiết có tính xác thực:
- Nhân vật “tôi” thâm nhập vào thế giới mua bán người
- Thông qua “mụ già môi giới” biết được giá của mỗi người
- Cách mối lái, làm giá của bọn buôn người
- Cảnh lay lắt của người không được mua
- Tác dụng: vẽ nên bức tranh chân thực về cuộc sống khốn khổ của người làm thuê, cái giá trị của họ không bằng loài vật.
Câu 3. Bạn có nhận xét gì về mật độ sử dụng và tác dụng của lời thoại trong văn bản?
Hướng dẫn giải:
Lời thoại được sử dụng dày đặc trong văn bản, tác dụng giống như đang thực hiện một cuộc phỏng vấn, thông tin trở nên phong phú, rõ ràng hơn.
Câu 4. Tìm một số ví dụ về sự kết hợp giữa trần thuật với miêu tả hoặc kết hợp giữa trần thuật với bình luận và cho biết tác dụng của sự kết hợp ấy.
Hướng dẫn giải:
- Ví dụ: “Một buổi sáng qua như thế cho mãi đến chiều… hoặc để ngủ gật.”
- Tác dụng: vừa tiếp nối được mạch kể sự kiện của văn bản, vừa thể hiện thái độ của tác giả
Câu 5. Đoạn trích này giúp bạn hiểu như thế nào về con người, xã hội Việt Nam thời kì trước 1945?
Hướng dẫn giải:
- Cuộc sống của con người vô cùng khổ cực, bần hàn
- Là miếng mồi ngon cho bọn mua bán người
- Tương lai mù mịt, tăm tối, không biết sẽ đi về đâu.
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả Vũ Trọng Phụng (tác dụng của việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, cách trần thuật, miêu tả, sử dụng lời thoại,… trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản).
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, giúp thái độ, tình cảm được thể hiện rõ ràng
- Điểm nhìn trần thuật từ nhân vật “tôi” giúp tăng tính xác thực, dễ dàng kết hợp trải nghiệm
- Chủ yếu sử dụng đối thoại, phù hợp với kĩ thuật điều tra, phỏng vấn
- Sự kết hợp giữ miêu tả, tự sự và bình luận
- Lối viết trào phúng, châm biếm sắc sảo
Câu 7. Theo bạn, cách phản ánh sự thật đời sống của phóng sự và nhật kí có gì giống và khác nhau?
Hướng dẫn giải:
- Giống nhau: chi tiết, sự kiện mang thông tin chính xác, rõ ràng
- Khác nhau
- Phóng sự: sự kiện có tính thời sự, thái độ của người viết phản ánh trong văn bản, sử dụng biện pháp nghiệp vụ báo chí
- Nhật kí: sự kiện gắn thời gian cụ thể trong đời sống của người viết, thể hiện tình cảm của người viết với sự việc, sự kiện mang tính trải nghiệm cá nhân.