Soạn bài Con gà thờ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 100 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn bài Con gà thờ Chân trời sáng tạo là tài liệu cung cấp kiến thức hữu ích về tác phẩm trên.

Soạn bài Con gà thờ
Soạn bài Con gà thờ

Bạn đọc có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây để chuẩn bị bài.

Soạn bài Con gà thờ

Trước khi đọc

Bạn hiểu gì về tục thờ cúng của người Việt?

Hướng dẫn giải:

Thờ cúng tổ tiên chính bao gồm các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

Đọc văn bản

Câu 1. Việc cung cấp các thông tin liên quan đến tục lệ “lên lão” trong đoạn này có tác dụng gì đối với thiên phóng sự.

Hướng dẫn giải:

Việc cung cấp các thông tin liên quan đến tục lệ “lên lão” trong đoạn này có tác dụng chân thực, thuyết phục hơn.

Câu 2. Câu này là lời kể hay lời nhận xét, bình luận?

Hướng dẫn giải:

Lời bình luận.

Câu 3. Các chi tiết trong đoạn này thể hiện điều gì trong cách đối xử với gà và với người của nhân vật “ông chủ”?

Hướng dẫn giải:

Nhân vật “ông chủ” coi trọng gà hơn cả người.

Câu 4. Việc tác giả thuật lại một cách chi tiết cách luộc gà nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn giải:

Cung cấp thông tin, giúp văn bản thêm chân thực.

Sau khi đọc

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản trên thuộc thể loại phóng sự?

Hướng dẫn giải:

- Văn bản viết về sự việc có thật ở làng quê Việt Nam trước kia, tục lễ thần khi “lên lão”.

- Sử dụng phong phú chi tiết hiện thực: từ việc mua gà, chọn gà, nuôi gà, chăm sóc gà, đặc biệt chi tiết liên quan đến “gà ốm”

- Kết hợp với đó là thái độ, đánh giá của người viết làm tăng tính xác thực của văn bản.

Câu 2. Liệt kê các sự việc chính theo trình tự được thuật lại trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

  • Giới thiệu khái quát gia thế của ông chủ nhà trọ làng
  • Chọn mua gà
  • Nuôi và chăm sóc gà rất đặc biệt, hết sức thành kính
  • Sự kiện gà bị ốm: gà ốm cùng lúc với mẹ ốm nhưng ông chủ chỉ chăm sóc gà, dân làng đến hỏi thăm nhưng không đoái hoài gì
  • Đôi gà được chữa trị, cầu khấn, khỏe mạnh trở lại
  • Luộc gà, đồ xôi, chuẩn bị lễ thần mừng lên lão.

Câu 3. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và nêu tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy.

Hướng dẫn giải:

  • Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi
  • Điểm nhìn từ bên ngoài, kết hợp điểm nhìn bên trong xuyên qua nội tâm nhân vật
  • Tác dụng: đem đến cho tác phẩm góc nhìn một người chứng kiến, giúp sự việc được trình bày, đánh giá về con người, đời sống được đa chiều, đáng tin cậy

Câu 4. Liệt kê một số ví dụ về lời miêu tả, lời kể, lời bàn luận - trữ tình của nhân vật “tôi” và nêu tác dụng của cách kết hợp miêu tả với trần thuật trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

- Lời miêu tả: Đôi gà mới lạ làm sao!... cái hình con phượng ngậm bức cuốn thư.

- Lời kể: Dẫu không phải là tay cự phú… một chiếc lồng khiếu.

- Lời bàn luận - trữ tình: Ở làng V.Đ, ông chủ nhà trọ của tôi đáng lẽ cũng là bậc sướng; Ở thôn quê, như vậy cũng là tiên cách…

- Tác dụng: miêu tả giúp lời trần thuật thêm đa dạng, tạo điểm nhấn để thu hút sự chú ý của người đọc, tăng tính nghệ thuật cho văn bản

Câu 5. Nêu ít nhất hai ví dụ về chi tiết, sự kiện hiện thực và thái độ, đánh giá của người viết đối với các chi tiết đó.

Hai ví dụ về chi tiết, sự kiện hiện thực và thái độ, đánh giá của người viết đối với các chi tiết đó:

Hướng dẫn giải:

- Chi tiết 1: Tuy cũng là nhà làm ruộng, nhưng mà quanh năm chỉ tối, ông ấy không hề phải đặt cày lên vai. Cho đến những lúc sớm cạn, mà ta, người ta đánh nhau vỡ đầu vì tranh nhau cái bàu tát nước, ông ấy cũng chỉ đủng đỉnh ra đồng với cái cuốc bổ để xem chỗ nào còn nước, chỗ nào hết nước, đâu nên cấy trước, đâu nên cấy sau, và anh thợ cày có chịu làm việc, hay chỉ ngồi hàng, ngồi quán.

=> Thái độ, đánh giá của người viết: Ấy đó, công việc ông ấy đại khái có vậy. Ở thôn quê, như vậy cũng là tiên cách". Quan bất phiền, dân bất nhiễu, suốt năm lúc nào cũng ung dung.

- Chi tiết 2: Có người bày cho ông ấy nên dùng tỏi tươi giã nhỏ mà bón cho nó. Ông ta nhất định không nghe, cho rằng tỏi tươi là vật uế tạp, nếu cho gà ăn, nó sẽ uế tạp lây đến con gà. Vả chăng, bà vợ ông ấy đã đi mua đồ cúng rồi, nếu lại chữa thuốc cho gà, thì ra mình không tin ở quý thần nữa ư! Phải cứ thành tâm tin ở quý thần, hễ ngài xuất về đi cho thì nó khắc khỏi. Ông ta đáp lại họ mạc, làng nước như vậy.

=> Thái độ, đánh giá của người viết: Nhưng mà ông ta đã bị thất vọng.

Câu 6. Nêu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo và phân tích sự phù hợp giữa yếu tố đó trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

- Chủ đề: hủ tục lễ thần khi người đàn ông đạt tuổi “lên lão” ở làng quê Việt Nam trước kia.

- Thông điệp: không nên mê tín dị đoan, để những hủ tục ảnh hưởng đến đời sống tình cảm con người.

- Tư tưởng: phê phán hủ tục thờ cúng, tin vào quỷ thần khiến con người mê muội.

- Cảm hứng chủ đạo: châm biếm việc nuôi gà thờ của ông chủ nhà trọ làng V.Đ

=> Các yếu tố có liên quan, ảnh hướng đến nhau.

Câu 7. Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả (sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, thủ pháp miêu tả, trần thuật, cách sắp xếp sự kiện chi tiết, ngôn ngữ…) trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản

Hướng dẫn giải:

- Ngôi kể thứ nhất tăng tính xác thực cho văn bản

- Điểm nhìn từ nhân vật “tôi” dễ dàng xác định chủ đề tự sự

- Đan xen giữa trần thuật và miêu tả

- Cách sắp xếp sự kiện chi tiết theo trình tự tuyến tính

- Ngôn ngữ mộc mạc, sử dụng nhiều khẩu ngữ

* Bài tập sáng tạo:

Vẽ một bức tranh về con gà thờ hoặc viết một đoạn văn (độ dài 200 chữ), thể hiện suy nghĩ của bạn về nhân vật ông chủ con gà thờ.

Học sinh tự vẽ/viết.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm