Soạn bài Chuyện hoa, chuyện quả trang 62 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 26

Soạn Tiếng Việt 3 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Tuần 26 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng của Bài 3 chủ đề Thiên nhiên kì thú SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 62, 63, 64, 65.

Qua đó, còn giúp các em thi kể với các bạn tên hoa, rau, quả. Nói 1 - 2 câu về hình dáng, màu sắc của loại củ quả nào đó. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài phần Khởi động - Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả

Nói 2 – 3 câu về một loại hoa hoặc quả em thích theo gợi ý:

Chuyện hoa, chuyện quả

Trả lời:

Trong số các loài hoa thì em thích nhất là hoa sen. Mùa hè, sen nở hồng cả mặt ao. Những nụ sen to như hai bàn tay em chụm lại rung rung trong gió. Đẹp nhất khi nở thì cánh xòe ra rất to. Cánh sen mịn màng hồng thắm gọi các chú ong đã đến thăm hoa. Đài hoa to màu xanh lá lốm đốm lên vài chấm nhỏ màu xanh đậm hơn. Hoa sen tuy không có màu sắc sặc sỡ nhưng nó lại có một vẻ đẹp quyến rũ và rất tao nhã.

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả

Đọc và trả lời câu hỏi

Câu 1: Mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì?

Chuyện hoa, chuyện quả

Trả lời:

  • Qủa na: có mắt
  • Hạt mồng tơi: mực tím đen
  • Qủa khế : sao xanh
  • Quả bí ngô: như đèn lồng
  • Cà rốt giống cây bút đổ
  • Ớt cong sừng bò

Câu 2: Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Em thích hình ảnh so sánh "ớt cong sừng bò". vì qua hình ảnh ta hình dung được quả ớt cong và rất khỏe, cách so sánh rất độc đáo và mới lạ.

Câu 3: Dòng thơ nào trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn?

Trả lời:

Dòng thơ trong bài nói về đóng góp của con người với khu vườn:

Bàn tay người chăm cho cây
Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia

Câu 4: Hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?

Trả lời:

Hai dòng thơ cuối bài lên rằng: ngoài bàn tay của người chăm sóc, để có được hoa thơm, trái ngọt đất cũng góp phần chắt chiu màu mỡ để nuôi trồng.

Câu 5: Đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.

Phiếu đọc sách

b. Nói 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn.

Trả lời:

a. Em có thể tham khảo bài sau:

Cây dừa quê em

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

  • Tên bài văn: Cây dừa quê em
  • Tên cây cối hoặc con vật: cây dừa
  • Hình ảnh (đẹp, so sánh): Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì.

b. Hình ảnh so sánh trong bài là hình ảnh: Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Hình ảnh đã nhấn mạnh vẻ đẹp của tàu dừa, làm hiện lên hình ảnh tàu dừa to, dài và óng ả, lại mang màu xanh mướt như mái tóc người thiếu nữ.

Nghe - viết: Rừng cọ quê tôi

Câu 1: Nghe - viết:

Rừng cọ quê tôi

Câu 2: Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi Hoa:

Hoaọc theo những Hoaòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo Hoaai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành Hoaữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bần đơm hoa, muôn vàn bông hoa Hoaản dị, hiển hoà, đung đưa theo gió.

Trả lời:

Dọc theo những dòng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo dai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành giữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bần đơm hoa, muôn vàn bông hoa giản dị, hiển hoà, đung đưa theo gió.

Theo Duyên Hương

Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi con vật, cây, hoa, quả chứa tiếng có:

 Tìm từ ngữ

Trả lời:

a. Chữ s hoặc chữ x

Hoa xoan, quả xoài, hoa súng, hoa sen....

b. Vần im hoặc iêm

Hoa sim, vịt xiêm, con nhím, chim sẻ,...

Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

Câu 1: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

a. Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

Nguyễn Đình Thi

b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

Xuân Quỳnh

c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

Theo Tô Hoài

Trả lời:

a. “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”

=> Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của bà

b. "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”

=> Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật tôi

c. “đông như kiến"

=> Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 2: Có thể thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau? Vì sao?

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

Trả lời:

a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà."

=> Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiên

b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: "Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng."

=> Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: "Tết đã đến thật rồi!"

=> Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 3: Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:

- Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!

Chúng tôi đồng thanh đáp:

- Dạ. Vâng ạ.

Trả lời:

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: "Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!" Chúng tôi đồng thanh đáp:"Dạ. Vâng ạ"

Soạn bài phần Vận dụng - Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả

Câu 1: Chơi trò chơi "Người làm vườn"

Thi kể tên hoa, rau, quả:

Người làm vườn

Trả lời:

  • Theo hình dáng: ớt sừng, ớt hiểm, ớt chuông
  • Theo màu sắc: Hoa nhung, hoa hồng...
  • Theo mùi vị: Mướp hương, mướp đắng

Câu 2: Nói 1- 2 câu về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên.

Trả lời:

Ớt hiểm chỉ bằng đầu chiếc đũa, mỗi cây có hàng trăm quả, mọc thành chùm. Ăn cay hơn những loại ớt bình thường, chúng có dáng nhỏ và xanh thẫm.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 37
  • Lượt xem: 3.094
  • Dung lượng: 290,3 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo