Soạn bài Đua ghe ngo trang 14 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 19
Soạn bài Đua ghe ngo sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng trang 14, 15, 16 Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 2 chủ đề Bốn mùa mở hội sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, nói về một nhân vật em thích, viết đoạn văn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến. Còn giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Đua ghe ngo Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 2: Đua ghe ngo
Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Bức tranh đang vẽ một lễ hội đua thuyền. Mọi người trong tranh đang cố hết sức chèo thuyền để tranh đua với nhau.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 2: Đua ghe ngo
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?
Trả lời:
Hội đua ghe ngo diễn ra vào rằm tháng Mười âm lịch.
Câu 2: Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.
Trả lời:
Gần trưa, bờ sông đông nghịt người. Mọi cặp mắt đều hướng về các đội đua. Mỗi đội có khoảng năm mươi thanh niên ngồi trên chiếc ghe ngo trang trí hoa văn sặc sỡ. Tiếng trống, tiếng phong la,... rộn rã.
Câu 3: Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua?
Trả lời:
Từ ngữ nói lên tỉnh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua: đồng loạt, mạnh mẽ, bứt phá về đích.
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?
Trả lời:
Em thấy rằng các đội đua chia ta trong sự luyến tiếc, qua cuộc chơi giúp cho họ thêm gần nhau và đoàn kết hơn.
Câu 5: Nói 1- 2 câu về lễ hội em biết.
Trả lời:
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em, dưới sông năm con thuyền với các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo tiến về đích.
Nói và nghe: Nói về một nhân vật em thích dựa vào gợi ý
Câu 1: Đọc lời hai bạn trong tranh và cho biết:
a. Hai bạn nói về nhân vật nào?
b. Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Tính cách của nhân vật đó thế nào?
Trả lời:
a. Hai bạn nói về: hoa đào
b. Nhân vật đó có đặc điểm nổi bật: sắc đẹp, tính cách lại khiêm nhường
c. Tính cách của nhân vật đó: tính cách lại khiêm nhường xứng đáng là nàng tiên của mùa xuân.
Câu 2: Nói về một nhân vật trong câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Trong tâm trí của em, cô Tấm là một người xinh đẹp và dịu hiền. Vẻ đẹp của cô khiến hoa thẹn, tuyết nhường, ai cũng phải tấm tắc ngợi khen nét đẹp xinh tươi của cô Tấm. Cô Tấm không chỉ đẹp người mà cô còn là người có đức hạnh. Cô Tấm luôn chăm chỉ giúp đỡ gia đình, hái rau, xúc tép, bắt cua... Dù bị dì ghẻ là mắng, chị Cám lừa mất giỏ cá, Tấm vẫn không một lời oán trách, vẫn cặm cụi làm việc, giúp mẹ, giúp em. Cuộc sống cứ thế, cô Tấm vẫn cứ cam chịu, nén những xót xa trong lòng mình, nhẫn nhịn, chẳng bao giờ người ta thấy cô than thở lấy một lời.
Viết sáng tạo: Viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đúng tám giờ, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc và thể lệ hội thi Cuốn sách em yêu. Sau đó, các bạn nhanh chóng toả về các khu vực dự thi. Có nhóm thi viết cảm nghĩ về cuốn sách đã đọc, có nhóm thi vẽ trang trí bìa sách,... Trên sân khấu, các anh chị lớp Bốn, lớp Năm tham gia diễn kịch, đóng hoạt cảnh dựa theo truyện đã đọc. Các sản phẩm dự thi được chấm và triển lãm xung quanh sân trường. Cuối buổi, đại diện Ban Giám khảo công bố kết quả, trao giải cho các cá nhân và tập thể dự thi.
Linh Nhi
a. Đoạn văn viết về hội thi gì?
b. Những hoạt động nào diễn ra trong hội thi?
c. Câu đầu và câu cuối của đoạn văn có tác dụng gì?
d. Những từ ngữ nào giúp em nắm được trình tự các sự việc?
Trả lời:
a. Đoạn văn viết về hội thi: Cuốn sách em yêu
b. Những hoạt động diễn ra trong hội thi: diễn kịch, đóng hoạt cảnh dựa vào truyện đã học.
c. Câu đầu và câu cuối của đoạn văn có tác dụng: giới thiệu lúc bắt đầu và lúc kết thúc
d. Những từ ngữ giúp em nắm được trình tự các sự việc:
- Đúng 8 giờ
- Sau đó
- Cuối buổi
Câu 2: Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi gói bánh chưng mừng xuân mới.
Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ "Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới" treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất vui và hài hước. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi gói bánh chưng. Mỗi đội gói bánh chưng có 5 người, xúm xít gói rồi luộc bánh sao cho chín thơm ngon và dẻo trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.
Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi gói bánh chưng sôi động còn vui hơn.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 2: Đua ghe ngo
Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ!
- Trưng bày tranh, ảnh về lễ hội.
- Cùng bạn hỏi - đáp về lễ hội em thích.