Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận Soạn văn 12 tập 2 bài 26 (trang 112)

Khi viết một bài văn nghị luận, phần mở bài và kết bài có vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận.

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận, mời các em học sinh cùng tham khảo.

Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

I. Viết phần mở bài

1. Tìm hiểu các phần mở bài trong SGK và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh chị.

- Mở bài (1): Không phù hợp, vì vấn đề đặt ra là “giá trị nghệ thuật của tình huống truyện” nhưng mở bài chỉ đề cập đến tác giả và những tác phẩm chính.

- Mở bài (2): Kông phù hợp, vì đề bài chỉ yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện nhưng người viết nêu cả giá trị về nội dung.

- Mở bài (3): Phù hợp vì đã giới thiệu được đúng vấn đề của bài viết.

2. Đọc các phần mở bài sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

a. Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận.

b. Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên.

Gợi ý:

a. Vấn đề được triển khai trong văn bản:

  • Đoạn (1): Khẳng định quyền độc lập, tự do của con người.
  • Đoạn (2): Tiếng biệt hành - một trong những bài thơ mới hay nhất.
  • Đoạn (3): Giá trị của truyện ngắn Chí Phèo.

b. Tính hấp dẫn của các mở bài trên: Các mở bài đều có sự liên hệ, đối chiếu với các đối tượng khác để từ đó làm nổi bật nên đối tượng chính được nói đến.

II. Viết phần kết bài

1. Tìm hiểu các phần kết bài trong SGK và cho biết phần kết bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giải thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh chị.

- Kết bài (1): Không phù hợp, vì phần kết bài không khái quát lại được nội dung chính là suy nghĩ về ông lái đò, mà chỉ khái quát lại tác phẩm.

- Kết bài (2): Phù hợp, vì phần kết bài đã tổng kết được nội dung xoay quanh nhân vật ông lái đò.

2. Những phần kết bài trong SGK đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?

- Kết bài (1): Đưa ra nhận định tổng quát, khẳng định ý nghĩa vấn đề cần trình bày là quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, cũng như mở rộng vấn đề khẳng định quyết tâm giữ vững quyền độc lập của dân tộc.

=> Tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc vì đã khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc của nhân dân.

- Kết bài (2): nhấn mạnh lại dấu ấn của Hai đứa trẻ đã được chỉ ra trước đó: “Hai đứa trẻ… điều này…”

=> Kết bài đã khơi gợi sự tò mò của người đọc đối với tác phẩm.

3. Từ những nội dung đã tìm hiểu ở các mục 1 và 2, theo anh (chị), phần kết bài cần đáp ứng được yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? Chọn phương án trả lời đầy đủ và chính xác nhất.

C. Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

=> Tổng kết:

- Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề nghị luận, hướng người đọc (người nghe) vào nội dung bàn luận một cách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.

- Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng rãi hơn, sâu sắc hơn.

III. Luyện tập

Câu 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai phần mở bài sau đây trong bài văn nghị luận về tác phẩm “Ông già và biển cả” với đề bài: “Cảm nhận của anh (chị) về số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn O. Hê-minh-uê.

- Giống nhau: giới thiệu cụ thể vấn đề cần nghị luận là “số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Ơ. Hê-minh-uê”.

- Khác nhau:

  • Mở bài (1): Mở bài trực tiếp (Giới thiệu tác giả, tác phẩm rồi đi đến vấn đề cần nghị luận).
  • Mở bài (2): Mở bài gián tiếp (Đối chiếu với bài thơ “Biển đêm” của V.Huy-gô. Dẫn dắt từ vấn đề bi kịch của con người).

Câu 2. Tại sao phần mở bài và kết bào sau đây chưa đạt yêu cầu? Anh chị hãy viết lại để những phần này hay hơn, phù hợp hơn.

- Nguyên nhân:

- Mở bài: không đáp ứng yêu cầu vì chỉ tập trung giới thiệu về tác giả và những tác phẩm chính không có sự đề cập đến vấn đề cần nghị luận của bài viết.

- Kết bài: không đạt yêu cầu bởi không đánh giá về vấn đề trung tâm của bài viết, có sự lan man sang những chủ đề khác (“bi kịch của Mị”, “diễn biến nội tâm” của nhân vật).

- Viết lại:

  • Mở bài: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Mị - một cô gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng cuộc đời bất hạnh.
  • Kết bài: “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là tác phẩm có giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt hình tượng nhân vật Mị để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Câu 3. Anh (chị) hãy viết một số mở bài và kết bài khác nhau cho cùng một bài văn theo một trong những đề bài trong SGK.

Gợi ý:

Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

- Mở bài: Khi nhắc đến nhà thơ Xuân Quỳnh, người đọc sẽ nghĩ đến một nhà thơ của tình yêu. “Sóng” được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất của chị. Khi viết bài thơ này, Xuân Quỳnh đã xây dựng hình ảnh “sóng” đã thể hiện những khát vọng trong tình yêu.

- Kết bài: Tóm lại, “Sóng” là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. “Sóng” là hình ảnh trung tâm thể hiện cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của người phụ nữ.

Đề 2. Anh (chị) hiểu thế nào về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ Tự do của nhà thơ P.Ê-luy-a?

- Mở bài: Tự do là một đề tài không mới mẻ trong thơ ca. Đến với bài thơ “Tự do” của P.Ê-luy-a, người đọc đã cảm nhận được tình yêu cùng với khát vọng tự do.

- Kết bài: Bài thơ “Tự do” đã gây những niềm xúc cảm lớn lao, là tiếng nói chung của những người dân bị cầm tù, nô lệ với khát vọng và tình yêu tự do.

Đề 3: Hãy lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của hành động quyết liệt: Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.

- Mở bài: “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm đặc sắc của nhân vật Tô Hoài. Ở cuối truyện, nhà văn đã để cho nhân vật Mị cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Trá. Hành động trên mang ý nghĩa sâu sắc.

- Kết bài: Hành động cởi trói cho A Phủ được xuất phát từ sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Đồng thời, nhà văn Tô Hoài muốn ca ngợi những người lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất đã áp bức họ.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 21
  • Lượt xem: 10.797
  • Dung lượng: 515,1 KB
Tìm thêm: Soạn Văn 12
Sắp xếp theo