Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025

Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới các bài soạn trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Âm nhạc, Giáo dục thể chất. Vậy chi tiết mời thầy cô tham khảo giáo án Tiếng Việt lớp 5 trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức

TUẦN 1: CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TUỔI THƠ
Bài 1: THANH ÂM CỦA GIÓ (3 tiết)
Tiết 1: Đọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ câu chuyện “Thanh âm của gió”. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nhân rộng từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật.

- Đọc hiểu: Nhận biết được các sự kiện gắn với thời gian, không gian xảy ra câu chuyện trong văn bản tự sự. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian địa điểm cụ thể. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng mang đậm nét dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương thông qua những hoạt động cảnh vật ở đồng quê.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết yêu quý bạn bè, tích cực hoạt đọng tập thể.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Những trò chơi hay hoạt động ngoài trời mang lại rất nhiều điều hữu ích cho các em. Các em được hoà vào thiên nhiên, được vui chơi trong một môi trường trong lành và thoáng đãng, ngoài ra khi chơi ngoài trời, có thể phát huy sự sáng tạo. Hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện về một trò chơi thú vị của các bạn nhỏ qua bài “Thanh âm của gió”

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

+ Trò chơi: Đuổi bắt, bắn bi..

+ Hoạt động: Thả diều, tập thể dục,…

- HS HS quan sát, tiếp thu.

2. Khám phá.

- Mục tiêu: Đọc được cả bài Thanh âm của gió với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ.

+ Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc

- GV đọc mẫu lần 1:

- GV HD đọc: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật

- GV chia đoạn: 3 đoạn:

+ đoạn 1: từ đầu đến tìm những viên đá đẹp cho mình

+ đoạn 2: tiếp theo đến “cười, cười, cười, cười..”

+ đoạn 3: còn lại

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: ngày nào, lên núi, lạ lắm, lần lượt, thung lũng, la lên, lùa trâu,

- GV hướng dẫn cách ngắt giọng ở những câu dài

Ví dụ: Suối nhỏ,/ nước trong vắt,/ nắng chiếu xuống đáy làm cát,/ sỏi ánh lên lấp lánh.//

Chiều về,/ đàn trâu no cỏ/ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn/ tìm những viên đá đẹp cho mình;

-GV hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu: giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật; đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên “O”, ngữ điệu đồng tình “Đúng rồi”; ngữ điệu cảm thán hay lắm”

- GV nhận xét việc đọc của HS theo nhóm (có thể mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc trước lớp)

- Hs lắng nghe cách đọc.

- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.

- HS quan sát

- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

-Hs lắng nghe

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu, biết dựa vào từ ngữ, chi tiết trong câu chuyện để cảm nhận được cảm xúc tự hào của tác giả về sản vật quê hương.

- Cách tiến hành:

3.1. Tìm hiểu bài.

Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ:

- GV hỏi HS còn có từ ngữ nào trong bài mà chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn tra từ điển để hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài.

Ví dụ:

+ men theo (bờ suối): di chuyển lần theo phía bên (bờ suối).

+ đằm mình: ngâm mình lâu trong nước.

+ thung lũng: vùng đất trũng thấp giữa hai sườn dốc.

+...

- Hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc hiểu

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. Đồng thời vận dụng linh hoạt các hoạt động nhóm bàn, hoạt động chung cả lớp, hòa động cá nhân,…

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?

+ Câu 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?

+ Câu 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

+ Câu 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

- GV cho hs nghe âm thanh gió

+ Mở rộng: GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện Thanh âm của gió, em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của các bạn nhỏ?

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

-GV nhận xét, khích lệ HS và kết luận: Trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn rất phong phú và thú vị, là chìa khóa để trẻ em tiến đến và khám phá thế giới xung quanh với tất cả những ngây thơ, hồn nhiên nhất. Các em hãy luôn phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân nhé!

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV nhận xét và chốt: Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

- Hs lắng nghe GV giải thích để hiểu nghĩa của từ ngữ. Có thể tra từ điển.

+ Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi. Thỉnh thoảng gió lại vút qua tại chúng tôi như đùa nghịch.

+ Em Bống phát hiện ra trò chơi bịt tai nghe gió, chơi bằng cách bịt nhẹ tai lại rồi mở ra và lặp lại.

Bạn nào cũng thích trò chơi vì khi thử bịt tai nghe tiếng gió, mỗi bạn đều nghe thấy gió nói theo một cách riêng. Các bạn được phát huy trí tưởng tượng với một trò chơi nghe tưởng như vô lí nhưng lại có thật (bịt tai cũng nghe được)

+ Ví dụ: Chọn A vì bố nói mới nghe kể thôi bố đã thấy thích trò chơi ấy rồi và mai muốn thử ngay, chứng tỏ trò chơi rất hấp dẫn. Trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế trò chơi này phải hấp dẫn đến mức nào thì bố mới thể hiện sự hứng thú và hưởng ứng như vậy.

+ HS có thể đứng trước quạt hoặc nhờ bên cạnh để tạo gió. Sau đó bịt tai giống các bạn nhỏ trong câu chuyện đã làm để nghe tiếng gió.

-HS nghe và phát biểu cảm nghĩ

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe, tiếp thu..

- HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình.

-HS lắng nghe

3.2. Luyện đọc lại.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ.

* Làm việc cả lớp:

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

* Bình chọn nhóm đọc hay nhất

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

- HS lắng nghe

+ HS nối tiếp đoạn.

+ Một số HS đọc diễn cảm trước lớp.

4. Vận dụng trải nghiệm.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV có thể khích lệ HS nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc bài đọc.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em có

nhiều cố gắng hoặc có nhiều đóng góp để tiết

học hiệu quả.

- Dặn dò bài về nhà.

- HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau. Ví dụ:

Đọc câu chuyện Thanh âm của gió, em thấy rất thú vị vì em biết thêm một trò chơi độc đáo: bịt tai nghe gió. Nếu chỉ nghe tên trò chơi thôi chắc là ai cũng sẽ thấy thật vô lí: đã bịt tai, làm sao còn nghe thấy được. Nhưng quả thật khi đọc câu chuyện và làm thử giống các nhân vật trong bài, em cảm nhận được sự sáng tạo và ngộ nghĩnh của trò chơi này.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 217
  • Lượt xem: 1.255
  • Dung lượng: 47,1 MB
Sắp xếp theo
👨