Giáo án Đạo đức 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 5 năm 2024 - 2025

Giáo án Đạo đức 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới các bài soạn trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức lớp 5 năm 2024 - 2025 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 5 môn Đạo đức của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Lịch sử - Địa lí, Khoa học. Mời thầy cô tham khảo giáo án Đạo đức lớp 5 trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án Đạo đức 5 sách Kết nối tri thức

TUẦN 1

BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương đất nước.

- Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

- Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tích cực tìm hiểu về những đống góp của những người có công với quê hương, đất nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biét ơn những người có công với quê hương đất nước.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn và mọi người về những đóng góp của người có công với quê hương, đất nước.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Thể hiện qua thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi tìm hiểu về các nhân vật lịch sử có công với quê hương, đất nước.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích các sản phẩm công nghệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS xem video bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (sáng tác của Nguyễn Đức Toàn).

- GV cùng trao đổi với HS về nội dung, ý nghĩa bài hát:

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về điều đó?

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài:

Chúng ta có cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của các thế hệ đi trước đã bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó. Vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước và những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn ấy.

- HS xem video bài hát hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”.

- Cùng trao đổi về nội dung và ý nghĩa bài hát.

+ bái hát nói về lòng biết ơn người anh hùng Võ Thị sáu.

+ Cảm thấy biết ơn và tự hào về chị Võ Thị Sáu.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động khám phá:

- Mục tiêu:

+ Học sinh kể được tên và một số đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nội dung và đưa ra ý kiến.

+ Chị Võ Thị Sáu đã có công gì với quê hương, đất nước?

+ Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt:

Chị Võ Thị sáu đã cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng, cho đất nước. Tấm gương của chị là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước, sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu người Việt Nam.

- HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày:

+ Chị Võ Thị Sáu tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, trở thành chiến sĩ trinh sát gan dạ,… chị làm rất nhiều việc cho quê hương, đất nước.

+ HS chia sẻ theo suy nghĩ (tin yêu, kính phục, biết ơn chị Võ Thị Sáu.

- Đại diện các nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức về những đóng góp của người có công với quê hương, đất nước.

+ Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Quan sát ảnh và thực hiện yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát ảnh dưới đây và nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của nhân vật trong ảnh.

- Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày trước lớp.

Hoạt động 2

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS quan sát ảnh, thảo luận và đại diện trình bày trước lớp:

+ Ảnh 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bình chọn là một trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới, là đại tướng đầu tiên của việt nam khi mới 37 tuổi. + Ảnh 2: Nhạc sĩ Văn Cao tác giả của bài hát “Tiến quân ca” - Quốc ca chính thức của Việt Nam.

+ Ảnh 3. Bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ phẫu thuật nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan.

+ Ảnh 4: Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, người mẹ có nhiều con cháu hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp.

+ Ảnh 5: Giáo sư nhà giáo nhân dân hoàng xuân sinh nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và toán học.

+ Ảnh 6: Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Vinamilk Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới một trong những doanh nhân quyền lực nhất Châu Á có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.

4. Hoạt động vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tiếp sức” để kể thêm tên và những đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ...

- GV nêu luật chơi: Bảng chia thành 2 phần, ghi đội 1, đội 2 vào từng phần; chọn 2 đội chơi , mỗi đội từ 3-5 thành viên.

- GV mời các đội bắt đầu chơi.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học.

- Các đội chọn thành viên,lắng nghe luật chơi.

- Các đội tham gia chơi

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Đạo đức 5 KNTT!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm