Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 8 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án dạy thêm Văn 8 năm 2024 - 2025
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Cánh diều mang tới các bài giảng tỏng cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng giáo án dạy thêm Văn 8 Cánh diều theo chương trình mới.
KHBD dạy thêm Văn 8 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án dạy thêm Văn 8 Kết nối tri thức. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Cánh diều:
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 Cánh diều
Tuần 1:
Tiết 1,2,3: BÀI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁCH GIÁO KHOA – HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT, HỌC NÓI VÀ NGHE – GIỚI THIỆU CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thông qua các hoạt động, học sinh nhận biết được nội dung cơ bản của cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 - bộ “Cánh diều”.
- Biết được một số phương pháp học đọc, học viết, học nghe và nói theo từng thể loại.
- Chia sẻ được tâm tình khi nói về môi trường học tập mới, những niềm vui và sự hồi hộp khi gặp thầy mới, bạn mới.
- Biết cấu trúc một bài học trong SGK và cách tiếp cận từng hoạt động trong từng bài.
2. Năng lực:
- Giải quyết vấn đề: nêu được những khó khăn của học sinh khi tiếp cận chương trình SGK mới và hướng giải quyết.
- Hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, điều chỉnh thái độ, cách ứng xử phù hợp.
- Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
3. Phẩm chất:
-Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thể hiện qua các nội dung bài học: cảm thụ văn học, sử dụng tiếng mẹ đẻ, ...
- Luôn trung thực, có trách nhiệm, biết vươn lên tự hoàn thiện bản thân.
-Tự học: khám phá nội dung SGK - liên hệ - trao đổi tìm kiếm sự giúp đỡ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Cảm nhận của em về tên bộ sách và cuốn Ngữ văn 8 tập 1, tập 2?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, bổ sung.
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Ngữ văn là môn học công cụ. Các văn bản khiến chúng ta rung động trước những cảnh, những người được tái hiện để rồi trái tim mình biết yêu thương nhiều hơn, biết sống nhân hậu và lương thiện hơn, biết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để đạt mục tiêu trong cuộc sống... Ngữ văn còn giúp chúng ta nhe, nói, đọc viết đúng hơn, hay hơn, thuyết phục hơn... Vì vậy, có thể nói, môn Ngữ văn giúp ta làm giàu trí tuệ, làm đẹp tâm hồn, làm giàu tình cảm... Vậy chương trình ngữ văn 6 gồm những gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:
Phần 1: Tìm hiểu nội dung Sách Ngữ văn 8
I. HỌC ĐỌC
1. Đọc hiểu văn bản truyện
2. Đọc hiểu văn bản thơ
3. Đọc hiểu văn bản hài kịch
4. Đọc hiểu văn bản nghị luận
5. Đọc hiểu văn bản thông tin
6. Rèn luyện tiếng việt
II. HỌC VIẾT
III. HỌC NÓI VÀ NGHE
Phần 2: Tìm hiểu cấu trúc của sách và cấu trúc của mỗi bài học trong sách.
Phần 3: Hướng dẫn học sinh soạn bài, chuẩn bị bài học, ghi bài, tự đánh giá, hướng dẫn tự học.
NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6
a) Mục tiêu: Nhận biết được nội dung cơ bản về sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6.
b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện hoạt động.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
**Trước khi đọc nội dung sgk Ngữ văn 8
- HS hoàn thiện bảng sau:
Phiếu học tập số 1: Bảng KWL
Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 8 | Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 8
| Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này) |
… | … |
|
... | ... |
|
... | ... |
- GV chiếu cho HS xem video Giới thiệu Sách giáo khoa Ngữ văn 8.
https://www.youtube.com/watch?v=d9oCuzcqzAY
GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe, nắm được các thông tin để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
GV yêu cầu HS đọc phần Nội dung Sách Ngữ văn 6 (tr 5/SGK). Yêu cầu đọc to, rõ ràng.
| A. TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 8
|
THẢO LUẬN NHÓM:
* Chuyển giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 a) Sách Ngữ văn 8 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? So với các sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, sách Ngữ văn 8 có những thể loại nào mới? b) Bài Mở đầu nêu những lưu ý về yêu cầu đọc hiểu mỗi thể loại văn học nhằm mục đích gì? * Thực hiện nhiệm vụ.. * Báo cáo sản phẩm. Dự kiến sản phẩm: Sách Ngữ văn 8 hướng dẫn em đọc hiểu các thể loại văn học: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện cười, thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ Đường luật, văn bản hài kịch, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. So với sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, sách Ngữ văn 8 có thể loại truyện cười, thơ sáu chữ, bảy chữ, thơ Đường luật và văn bản hài kịch là những thể loại mới. b) Những lưu ý về yêu cầu đọc hiểu mỗi thể loại văn học nhằm mục đích giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản cần chú ý ở mỗi thể loại, từ đó giúp việc đọc các văn bản hiệu quả hơn. * GV nhận xét, chốt kiến thức
* Chuyển giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 a) Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản nào? Theo em, điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản này là gì? Khi đọc văn bản nghị luận cần chú ý những gì? b) Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những loại văn bản nào? Cần lưu ý những gì về yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin? * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: a) - Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu những văn bản: + Văn bản nghị luận xã hội: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi), Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nào? (Dương Trung Quốc) và Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan). + Văn bản nghị luận văn học: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng) và Hoàng tử bé – một cuốn sách diệu kì (theo taodan.com.vn). - Điểm giống và khác nhau của các văn bản này: + Giống nhau: đều nghị luận về một vấn đề được nêu trong tác phẩm. + Khác nhau: văn bản nghị luận xã hội nghị luận về các vấn đề liên quan đến tư tưởng đạo lí, còn văn bản nghị luận văn học nghị luận về các vấn đề trong tác phẩm văn học và chúng ta phải dựa vào tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề đó. - Khi đọc văn bản nghị luận, cần chú ý: + Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng (dẫn chứng) tiêu biểu trong văn bản. + Phân tích được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. + Phân tích được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết. + Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. b) - Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những văn bản: + Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên: Sao băng (theo Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (theo Lưu Quang Hưng), Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại (theo Mơ Kiều) và Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? (theo Hoàng Tần, Trần Thúy Hoa). + Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim: truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bộ phim Người cha và con gái, về cuốn sách khoa học Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ và tập truyện Quê mẹ. - Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý: + Nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. + Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc so sánh và đối chiếu. + Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. + Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể. + Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. * Chuyển giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt và trả lời các câu hỏi sau: a) Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là gì? b) Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 có những loại cơ bản nào? * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: a) Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8: từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển của ngôn ngữ. b) Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 có những loại cơ bản sau: - Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập nhận biết các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định,… - Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ trong tác phẩm văn học và đời sống,… - Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt, ví dụ: viết các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. | I. HỌC ĐỌC 1. Đọc hiểu văn bản truyện 2. Đọc hiểu văn bản thơ 3. Đọc hiểu văn bản hài kịch 4. Đọc hiểu văn bản nghị luận 5. Đọc hiểu văn bản thông tin 6. Rèn luyện tiếng việt II. HỌC VIẾT III. HỌC NÓI VÀ NGHE |
....
>> Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Văn 8 Cánh diều