Giáo án dạy hè môn Ngữ văn lớp 7 lên 8 sách Cánh diều Ôn tập hè lớp 7 lên 8 môn Văn

Giáo án dạy hè môn Ngữ văn lớp 7 lên 8 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích mà hôm nay Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Giáo án ôn tập hè Ngữ văn 7 lên 8 Cánh diều được biên soạn rất chi tiết, đầy đủ bao gồm cả lý thuyết và các dạng bài tập trong chương trình môn Ngữ văn. Thông qua tài liệu này các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để chuẩn bị hành trang vào lớp 8. Đồng thời đây cũng là tư liệu giúp giáo viên biên soạn giáo án dạy hè.

Giáo án ôn tập hè Ngữ văn 7 lên 8 Cánh diều

KẾ HOẠCH ÔN HÈ LỚP 7 LÊN 8 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

PHẦN ĐỌC HIỂU

STTNỘI DUNGGHI CHÚ
1Truyện ngắn
2Thơ bốn chữ, năm chữ
3Truyện khoa học viễn tưởng
4Nghị luận văn học
5Văn bản thông tin
6Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
7Thơ
8Văn bản nghị luận xã hội
9Tản văn, tùy bút
10Văn bản thông tin

PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

STTNỘI DUNGGHI CHÚ
1Ngôn ngữ vùng miền
2Phép tương phản và câu hỏi tu từ
3Số từ và phó từ
4Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
5Mở rộng trạng ngữ
6Tục ngữ, thành ngữ;Nói quá, nói giảm – nói tránh
7Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh; Dấu chấm lửng
8Liên kết, mạch lạc trong văn bản
9Từ Hán Việt
10Thuật ngữ

PHẦN TẬP LÀM VĂN

STTNỘI DUNGGHI CHÚ
1Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
2Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ; Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
3Viết bài văn biểu cảm về một người hoặc sự việc
4Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
5Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
6Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
7Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ
8Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
9Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
10Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

ÔN TẬP CỤ THỂ PHẦN ĐỌC HIỂU

I. TRUYỆN NGẮN

I. CỦNG CỐ TRI THỨC ĐỌC HIỂU

1, Tính cách nhân vât, bối cảnh.

Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết) thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.

Ví dụ: Võ Tòng trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”( trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi) không chỉ được mô tả thể hiện qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ của nhân vật này mà còn được hiện qua lời của người kể chuyện xưng tôi và lời của các nhân vật khác trong truyện.

Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kỳ lịch sử nói chung( bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện( bối cảnh riêng)

2, Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể.

Một câu chuyện có thể thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn.

II. LUYỆN TẬP

Đề số 1: Đọc đoạn trích sau và trà lời các câu hỏi:

Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu, trừ những đứa độc ác vì Ga-ro-nê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa lớn định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé,mà đứa bé gọi Ga-ro-nê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay.

Bố Ga-ro-nê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Ga-ro-nê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khoẻ nhất lớp; cậu có thể nhấc cái ghế dài chỉ một tay thôi... Khoẻ vậy, mà lại tốt nữa... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. [...] Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp Một hai xu, vì cậu này đểai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở. Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Ga-ro-nê, một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm! Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Ga-ro-nê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Bạn Ga-ro-nô còn lôi, trích Nnững lấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 41 - 42)

1, Tình cảm của nhân vật "tôi" với bạn Ga-ro-nê như thế nào? Những chi tiết nào trong văn bản trực tiếp thể hiện tình cảm của nhân “tôi” với bạn Ga-ro-nê?

2, Thái độ của Thái độ của các bạn trong lớp và thầy giáo đối với Ga-ro-nê như thế nào?.

3, Nêu cảm nhận của em với nhân vật Ga-ro-nê trong đoạn trích

4, Em biết nhân vật văn học nào có tính cách giống như bạn trong đoạn trích?. Hãy viết đoạn văn khoảng( 5-7 câu) để giới thiệu về nhân vật đó?.

5, So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phẩn chính của câu bằng cụm từ.

a) Thứ Bảy, cậu đã cho một học sinh lớp một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở.

- Thứ Bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp một hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở.

b) - Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư, để mừng sinh nhật của mẹ.

- Giờ Ga-ro-nê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ.Thu Nguyễn0368218377

a) - Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê!

- Tất nhiên, tôi yêu bạn Ga-ro-nê lắm!

Hướng dẫn:

1, Nhân vật “tôi” vô cùng yêu quý bạn Ga-ro-nê. Một số chi tiết thể hiện điều đó:

- Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày, ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua một thời gian vô tận không được gặp Ga-ro-nê.

- Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu.

- Tất nhiên, tôi yêu -ợn Ga-ro-nê lâm!

- Tôi rất vuì thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay minh.

2, Tìm các chi tiết trong văn bản cho thấy thái độ của các bạn và thay giáo đối với Ga-ro-nê. Ví dụ: cả lớp tôi đều có thiện cảm với cậu; Thầy giáo nhìn Ga-ro-nê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần thầy lại tát yêu vào má cậu.

3, Em cần dựa những chi tiết miêu tả hành động của Ga-ro-nê, tình cảm và thái độ của mọi người với Ga-ro-nê để nêu cảm nhận của em về nhân vật. Có thể là: Ga-ro-nê rất đáng yêu. Cậu là một người tốt bụng, hồn nhiên, hào hiệp và giàu tình cảm.

4, Em cần lưu ý:

- Viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 5-7 câu.

- Nội dung của đoạn văn : giới thiệu một nhân vật văn học có tính cách giống như nhân vật Ga-ro-nê.

- Em có thể viết đoạn văn theo các bước: chọn một nhân vật văn học trong tác phẩm em đã học hoặc đọc có nét tính cách giống như nhân vật Ga-ro-nê (tốt bụng, hổn nhiên, giàu tình cảm); viết nháp một vài từ miêu tả đặc điểm nổibật của nhânvật; diễn đạt thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Gợi ý một số nhân vật trong các văn bản em đã học: nhân vật Sơn (Gió lạnh đầu mùa), nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay), nhân vật Tốt-tô-chan (Tốt-tô-chan bên cửa sổ),...

5, So sánh các cặp câu và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ và thành phần chính của câu bằng cụm từ.

a. Thành phần trạng ngữ thứ Bảy tuần trước cung cấp thông tin thời gian cụ thể hơn là thứ Bảy.

b. Thành phần vị ngữ đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền hoa to màu rực rỡ cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của bức thư (độ dài, hình thức) so với vị ngữ đang bận viết một bức thư.

c. Thành phần vị ngữ yêu bạn Ga-ro-nê lắm cung cấp thêm thông tin về mức độ tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho Ga-ro-nê so với vị ngữ yêu bạn Ga-ro-nê.

Đề số 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới sau đó ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8):

ĐI CÂU RẮN

(Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)

“Má nuôi tôi là một người thuộc khá nhiều chuyện cổ tích và biết hầu hết mọi cung cách làm ăn của những người nông dân nghèo ở khắp mọi vùng Nam Bộ. Có điều là trong tất cả những mẩu chuyện bà kể, chuyện nào cũng pha đượm ít nhiều tính chất thần bí, và bà tin tưởng một cách ngây thơ ở "mệnh trời". Dù vậy tôi cũng thích nghe, thích gợi cho má nuôi tôi kể để tôi nghe say mê...

Tía nuôi tôi hiền lành, ít nói. Ông thường ngồi lặng lẽ đánh những sợi dây gai hoặc giũa lưỡi câu, miệng không rời cái tẩu thuốc lá hình thù kỳ dị làm bằng một gốc ớt hiểm rừng. […]

Tía nuôi tôi đi cà nhắc đến ngồi trên một gốc cây cắt ngang giống như một cái đòn sù sì đặt bên cạnh bếp lửa, xem chúng tôi chuẩn bị mồi câu. Thằng Cò muốn chứng minh lời khen của má, hay cố biểu diễn" cho tôi phục nó thì không biết, mà nó làm coi thạo lắm. Nó dùng hai ngón tay banh họng con cá, nhét vào họng mỗi con một quả ớt hiểm chín.

- Ê nướng đi mậy, An? - nó bảo tôi.

- Làm sao nướng đây?

- Lấy cái que xiên bụng nó, kê lên than nướng chứ còn làm sao? Nướng mồi mà cũng không biết!

Nó vót nhọn đầu cái que, xóc ngang con cá mồi, trao cho tôi. Tôi đặt lên than hồng một chốc, con thòi lòi ngậm quả ớt bèn nhe mồm ra, lưng vểnh cong; từ trong họng con cá vàng rộp đó mỡ bắt đầu chảy ra, nhiểu xuống than cháy nghe xèo xèo. Tôi nuốt nước miếng đánh ực một cái:

- Eo ôi, thơm quá!

Thằng Cò cười lớn:

- Mình ngửi mùi cá nướng còn phát thèm, huống gì con rắn?

- Ừ thứ mồi này nhậy lắm. Đêm nay, hai đứa bay ít ra cũng kiếm được năm bẩy con cỡ bắp chân... Cái thứ mồi nhái sống gặp nước bơi lom xom thì chỉ tổ quện cá lóc tới phá mất? - tía nuôi tôi cười hà hà. Khói thuốc lá vón quanh đôi mắt to, sáng lóng lánh. Ông vui vẻ nói tiếp:

- Thằng An mới ra nghề đêm đầu tiên, đừng có xách giỏ về không đấy, con ạ.”

Ông kéo thúng gai đến bên chân, cầm lên vuốt từng sợi gai, sau đó lại rút cái giũa giắt bên vách ra giũa lại những chiếc lưỡi câu lụt. Tôi hỏi:

- Tía không đánh gai lại cho săn à, tía?

Thằng Cò cười hì hì:

- Vậy mà mày cái gì cũng khoe giỏi? Tưởng cái gì trong sách của mày cũng có hử? Tía ơi, đừng bày cho nó nghe tía!

Tía nuôi tôi vỗ vỗ đầu thằng Cò:

- Nó không biết thì phải bảo cho nó chứ. Có ai mẹ đẻ ra không học mà biết được!

Ông cầm một cuộn gai ước chừng bốn năm mươi sợi, to như cổ tay tôi, toàn là những sợi gai rời nhau, dài hơn thước, thong thả buộc chùm hai đầu lại, một đầu buộc vào chiếc lưỡi câu có ngạnh rất sắc. Ông vừa cuốn chùm gai vòng quanh cổ tay làm như bộ con rắn quấn, vừa giảng giải:

- Rắn không có tay có chân, nhưng nó khỏe nhờ sức quấn của xương sống. Con trăn bắt nai, quấn con mồi siết chặt mãi, bao giờ mềm, giập hết xương, nó mới nuốt. Thứ rắn rằn ri cóc, có con to cỡ bắp vế, ở dưới nước nó còn khỏe hơn con trăn! Khi mắc câu, nó cuốn dây câu và vặn mình xoay vòng siết lại mãi, dây to đến mấy cũng phải đứt. Nhưng loài vật làm sao khôn hơn người được! Đây An, con xem đây! Toàn là những sợi gai rời. Hễ bắt đầu quấn thì gai mới bắt đầu săn. Càng quấn càng săn một lúc, thấy chưa đứt, nó bèn xoay ngược lại. Tức thời cuộn gai lại tháo ra. Cứ thế quấn và tháo ra suốt đêm, chùm gai câu vẫn trơ nguyên, không đứt một sợi?

Khi tía nuôi tôi kiểm tra tất cả những cuộn gai và ướm xong từng lưỡi câu rồi, ông bèn bảo chúng tôi đi dằn bụng cho no, kẻo thức khuya mau đói lắm. Chúng tôi ăn cơm xong thì má nuôi tôi đã ôm nõ, đèn soi, mác và một cái giờ tre to tướng bỏ xuống xuồng rồi.

Bây giờ, mặt trời đã lặn vào những đám mây đỏ thẫm cuối dải rừng xa. Xuồng chúng tôi lướt qua một quãng sông, hai bên bờ lau sậy mọc rậm rịt. trước mắt tôi dần dần mở ra một mảng trời vàng rực. Ánh sáng lấp lánh màu bụi vàng kim loại tỏa thành những đường dài rẽ quạt chạy tháng lên không. Một bầy cò nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, trông mệt mỏi vội vàng, những đầu cánh trắng nặng nề nhún lên nhún xuống quạt gió lướt đi cứ như vương vướng những tia vàng hấp hối khiến chúng không bay mau được. Xuồng vẫn trôi băng băng.

Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang. Trời đã tối, những cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít, không để một tia sáng nhỏ lờ mờ của một bóng sao nào lọt xuống được. Tối như bưng mắt. Cái mẻ hun đặt trước mũi xuồng cứ phả khói mù mịt khiến tôi gần như ngạt thở. Tôi khom người chồm tới, thổi phù phù mấy cái vào những dầu củi ngún lem nhem. Lửa phụt nháy lên những ngọn mảng như lụa đỏ, chao qua chao lại. Ánh lửa soi sáng hai bên cành lá rậm rịt, vụt kéo trở về những mảng màu xanh lục, đỏ, vàng, lốm đốm của những hình hoa lá bị nhấn chìm trong bóng tối đen ngòm.”

(Trích Chương 8, “Đất rừng phương Nam”, Đoàn Giỏi – NXB Kim Đồng 2019)

1, Đề tài của văn bản trên là

A. những đặc trưng của vùng đất phương Nam.
B. đặc điểm của con người Nam Bộ.
C. con người và thiên nhiên đất rừng phương Nam.
D. cách thức sinh tồn của người Nam Bộ.

2. Chủ đề của văn bản trên là

A. con người Nam Bộ chất phác, mộc mạc, phóng khoáng, hiểu và sống gần gũi với thiên nhiên; thiên nhiên Nam Bộ hoang sơ, trù phú, hào phóng với con người.
B. cuộc sống mưu sinh vất vả, lối sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, tình yêu và niềm tự hào tha thiết của người phương Nam với quê hương xứ sở.
C. cuộc sống mưu sinh vất vả, lối sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên của người dân Nam Bộ; thiên nhiên Nam Nộ hoang dã, luôn thử thách con người bằng sự hung bạo, hùng vĩ của nó.
D. con người Nam Bộ vất vả, trung thực và sống gần gũi với thiên nhiên, nương tựa vào sự hào phóng của thiên nhiên.

3. Đâu là phương án nói đúng về tính cách của nhân vật “má nuôi” trong đoạn trích trên?

A. Là người phụ nữ Nam Bộ tần tảo, ít nói nhưng rất yêu thương gia đình.
B. Là người phụ nữ nông dân nghèo khó, luôn chắt chiu tần tảo để chăm lo đủ đầy cho gia đình.
C. Là người phụ nữ Nam Bộ giàu tình yêu thương, luôn biết quan tâm, chăm sóc mọi người.
D. Là người phụ nữ nông dân Nam Bộ mộc mạc, hồn hậu, am hiểu mọi cách thức sinh sống ở đất rừng phương Nam.

4.Đâu là phương án nói KHÔNG ĐÚNG về tính cách của nhân vật “tía nuôi” trong đoạn trích trên?

A. Là người nông dân Nam Bộ điển hình, chân chất, mộc mạc, chăm chỉ và thành thạo mọi sinh kế.
B. Là người nông dân Nam Bộ điển hình, sống gắn bó với đất rừng quê hương, am hiểu sâu sắc về những sinh kế gắn liền với sự hào phóng của thiên nhiên.
C. Là người nông dân Nam Bộ sống nghĩa tình nồng hậu khi dành tình yêu thương, sự quan tâm cho đứa trẻ lang thang (An) mình nhận về làm con nuôi.
D. Là người nông dân Nam Bộ kiên cường, bản lĩnh, chiến thắng sự hung dữ và bạo tàn của thiên nhiên.

5. Đâu là phương án chính xác nhận xét về tính cách của nhân vật Cò trong đoạn trích trên?

A. Là cậu bé lớn lên giữa đất rừng phương Nam nên quen thuộc và khá am hiểu những sinh kế gắn với thiên nhiên nơi đây, đồng thời cậu bé cũng rất hiếu thắng, thích ganh đua với An.
B. Là cậu bé lớn lên giữa đất rừng phương Nam, sớm phải mưu sinh vất vả, cực nhọc nên có sự trầm tư không đúng với tuổi thật.
C. Là cậu bé lớn lên giữa đất rừng phương Nam, khỏe khoắn, tinh nghịch và thích trêu chọc, ganh đua với bạn.
D. Cả A, B, C đều đúng.

6. Đâu là phương án chính xác nhận xét về tính cách của nhân vật An thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Là cậu bé hồn nhiên trong sáng, có kiến thức rộng mở, am hiểu nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là thiên nhiên và con người đất rừng phương Nam.
B. Là cậu bé hồn nhiên, luôn thích thú, tò mò trước những điều mới lạ, có khả năng tập trung quan sát và cái nhìn tinh tế với vẻ đẹp thiên nhiên rừng phương Nam.
C. Là cậu bé hồn nhiên trong sáng, luôn tò mò thích thú và muốn khám phá thiên nhiên xung quanh, thể hiện vốn sống và sự am hiểu của cậu về thiên nhiên.
D. Là cậu bé không được sinh ra ở đất rừng phương Nam nhưng lại gắn bó máu thịt với nơi đây nên có sự am hiểu sâu sắc với thiên nhiên và con người nơi đây.

7. Đâu là câu văn có thành phần trạng ngữ được mở rộng bằng một cụm từ?

A. Bây giờ, mặt trời đã lặn vào những đám mây đỏ thẫm cuối dải rừng xa.
B. Trời đã tối, những cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít, không để một tia sáng nhỏ lờ mờ của một bóng sao nào lọt xuống được.
C. Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang. tài liệu của
D. Khi tía nuôi tôi kiểm tra tất cả những cuộn gai và ướm xong từng lưỡi câu rồi, ông bèn bảo chúng tôi đi dằn bụng cho no, kẻo thức khuya mau đói lắm.

8. Cho câu văn sau. “Bây giờ, mặt trời đã lặn vào những đám mây đỏ thẫm cuối dải rừng xa”. Hãy chỉ ra thành phần được mở rộng bằng một cụm từ và tác dụng của việc mở rộng thành phần đó bằng cụm từ?

A. Thành phần chủ ngữ được mở rộng bằng cụm từ; tác dụng. khiến cho chủ thể được miêu tả chi tiết và cụ thể hơn.
B. Thành phần vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ; tác dụng. bổ sung thông tin về đặc điểm và phương hướng của đối tượng “những đám mây” dưới tác động của động từ trung tâm “lặn”.
C. Thành phần chủ ngữ được mở rộng bằng cụm từ; tác dụng. khiến cho chủ thể “mặt trời” được miêu tả sinh động và chi tiết.
D. Thành phần vị ngữ được mở rộng bằng cụm từ; tác dụng. bổ sung thông tin về số lượng và mức độ của đối tượng chịu tác động từ động từ trung tâm “lặn”.

9. Cho câu văn sau. “những cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít”. Thành phần chủ ngữ trong câu văn trên được cấu tạo là

A. cụm danh từ.
B. cụm tính từ.
C. cụm chủ - vị.
D. cụm động từ.

10. Cho câu văn sau. “Một bầy cò nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, trông mệt mỏi vội vàng, những đầu cánh trắng nặng nề nhún lên nhún xuống quạt gió lướt đi cứ như vương vướng những tia vàng hấp hối khiến chúng không bay mau được”. Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh và ẩn dụ.
B. Ẩn dụ và hoán dụ.
C. Nhân hóa và so sánh.
D. Liệt kê và so sánh.

11. Đâu là phương án nhận xét chính xác về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau. “Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang”.

A. Miêu tả thiên nhiên sinh động và hấp dẫn vẻ đẹp của thiên nhiên đất rừng phương Nam khi chiều muộn và đêm tối sắp đến.
B. Thể hiện sự quan sát tinh tế và cách hình dung đầy sinh động, cuốn hút của nhân vật An trước thiên nhiên đất rừng phương Nam.
C. Cho thấy cậu bé An thích thú và tò mò trước thiên nhiên đất rừng phương Nam hoang sơ, kì vĩ.
D. Miêu tả sinh động độ cao và sự rộng lớn của vòm cây (được ví với cái hang), qua đó cho thấy vể đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên đất rừng phương Nam.

12. Câu văn nào KHÔNG sử dụng từ ngữ đặc trưng của địa phương Nam Bộ?

A. Ê nướng đi mậy, An?
B. Má nuôi tôi là một người thuộc khá nhiều chuyện cổ tích.
C. Ông bèn bảo chúng tôi đi dằn bụng cho no, kẻo thức khuya mau đói lắm.
D. Tưởng cái gì trong sách của mày cũng có hử?

13. Ở lớp 6 các em đã được học văn bản “Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập”, em hãy viết bài văn kể lại sự kiện Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.

14. Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu tóm tắt nội dung của đoạn trích “Đi câu rắn”.

HƯỚNG DẪN:

1C, 2A, 3D, 4D, 5A, 6B, 7C, 8B, 9A, 10C, 11D, 12D,

13, a. Chuẩn bị

- Xác định yêu cầu của đề: kể lại một sự kiện lịch sử nổi tiếng.

- Hình thức: Bài văn (có đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài)

- Ngôi kể: lựa chọn ngôi thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba.

- Thu thập tư liệu:

+ Đọc lại văn bản “Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập” ở SGK Ngữ văn 6 tập 1, bộ sách Cánh Diều.

+ Có thể tìm đọc thêm trên mạng internet hoặc xem các video về sự kiện lịch sử Bác hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập để có thêm thông tin.

+ Có thể sử dụng tranh ảnh để bài viết thêm sinh động.

b. Tìm ý

Tìm ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Sự kiện lịch sử đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian, không gian cụ thể nào?

+ Trong sự kiện lịch sử đó có những ai tham gia?

+ Diễn biến của sự kiện lịch sử đó gồm các sự việc gì? Những người tham gia có cảm xúc, suy nghĩ gì trước các sự việc đó?

+ Ý nghĩa của sự kiện lịch sử này với nhân dân đương thời, với đất nước và với chúng ta ngày hôm nay?

c. Lập dàn ý

+ Lập dàn ý theo các câu trả lời em đã làm cho phần tìm ý.

d. Viết bài và chỉnh sửa sau viết

+ Bám sát dàn ý để viết bài văn hoàn chỉnh, chú ý nhất quá trong việc lựa chọn ngôi kể xuyên sốt toàn bài văn.

+ Đọc lại bài viết và kiểm tra các ý đã đầy đủ và đúng trình tự ở dàn ý chưa. Đồng thời sửa các lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ trong bài văn.

14, a. Xác định yêu cầu của đề

+ Dạng đề: tóm tắt văn bản theo một yêu cầu cụ thể về độ dài.

+ Yêu cầu về dung lượng: đoạn văn từ 5-7 câu.

b. Chuẩn bị trước khi tóm tắt

+ Đọc kĩ văn bản “Đi câu rắn”, tìm các ý chính trong từng phần hoặc đoạn và xác định mối quan hệ giữa các phần hoặc đoạn đó.

+ Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đoạn trích.

+ Xác định các ý lớn và ý nhỏ của đoạn trích cho phù hợp với yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt.tài liệu của

* Gợi ý:

Má nuôi An biết rất nhiều chuyện cổ tích và rành hầu hết “cung cách làm ăn của những người nông dân nghèo” ở vùng Nam Bộ. Còn tía nuôi là người hiền lành, ít nói, thành thạo mọi nghề. Để chuẩn bị cho chuyến đi câu rắn, Cò đã giục An đi nướng cá làm mồi câu, mùi cá nướng thơm phức khiến An “phát thèm”. Tía nuôi thành thạo “đánh gai” cho dây câu, trong lúc đó ông còn chỉ dạy chi tiết cho An nghe về ngón nghề câu rắn của người Nam Bộ. Trước khi trời tối, An và Cò “dằn bụng cho no” và chuẩn bị lên đường. Xuồng của An và Cò “trôi băng băng” qua dải kênh giữa hai bờ lau sậy dưới ánh hoàng hoang vàng rực. Cuối cùng xuồng trôi đến một “vòm cây đen thẳm như một cái hang” và trời chính thức tối hẳn, ngọn lửa được An thắp lên đã giúp cậu soi rõ những cành lá rậm rịt hai bên.

..............

Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án ôn tập hè Ngữ văn 7 lên 8 sách Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm