Soạn bài Ôn tập trang 30 - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 30 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 7 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Soạn bài Ôn tập (trang 30)
Soạn bài Ôn tập (trang 30)

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập (trang 30), thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Ôn tập (trang 30)

Câu 1. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau đây bằng cách điền vào bảng dưới đây:

Phương diện so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật…)

- Nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như mối quan hệ con người với thiên nhiên.

- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…)

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật)

- Nội dung: Bài thơ thể hiện sự trân trọng đối với mầm xanh, mở rộng ra chính là cây cối.

- Nghệ thuật:

  • Thể thơ bốn chữ
  • Nhịp 2/2

- Nội dung: Bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

- Nghệ thuật:

  • Thể thơ năm chữ
  • Nhịp 2/3 và 3/2

Câu 2. Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương vườn đâu tây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy.

(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)

Gợi ý:

  • Bài thơ được viết theo thể thơ: năm chữ.
  • Vần chân (nghé - nhẹ, tây - đầy)
  • Nhịp: 2/3 (Chừng như/ thu ngấp nghé; khói lam/ chiều rất nhẹ); 3/2 (trong hương vườn/ đâu đây; sông vừa vơi/ vừa đầy).

Câu 3. Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ gạch dưới hay không? Vì sao?

Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra.

(Vũ Hùng, Ông Một).

Từ đó, cho biết phó từ đảm nhận chứng năng gì?

Gợi ý:

Không thể lược bỏ ba từ gạch dưới “mãi, vẫn, không”. Vì khi bỏ các từ nay đi, nội dung và sắc thái biểu cảm của câu văn trở nên thay đổi.

Câu 4. Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

  • Thể thơ ngắn gọn, súc tính đã giúp bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân thành.
  • Đọc kĩ hướng các bước làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

Câu 5. Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó?

Một số bài thơ như: Lời của cây, Sang thu, Con chim chiền chiện…

Câu 6. Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ?

Việc sử dụng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ sẽ giúp hệ thống thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ nhất.

Câu 7. Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Thiên nhiên giống như một người bạn của con người, cần được lắng nghe để thấu hiểu, bảo vệ và trân trọng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
178
  • Lượt tải: 58
  • Lượt xem: 40.154
  • Dung lượng: 487,8 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

7 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Như Quỳnh
    Lê Như Quỳnh

    Bài soạn này giúp chúng em bt đc những kĩ năng nghe ,nói ,và cảm nhận cảm ơn chương trình rất nhiều ạ💞

    Thích Phản hồi 27/09/22
    • Gia Bảo
      Gia Bảo

      Hay 

      Thích Phản hồi 22/09/22
      • Dương Đạt
        Dương Đạt

        ok


        Thích Phản hồi 22/09/22
        • Trần Ngọc Tiến
          Trần Ngọc Tiến

          dễ hiểu 

          10 điểm


          Thích Phản hồi 28/09/22
          • DL_Alay_ Kye_Ava_DM
            DL_Alay_ Kye_Ava_DM

            Ok hay dễ hiểu 

            Thích Phản hồi 26/09/22
            • Võ Trần Chí Bảo
              Võ Trần Chí Bảo

              Bảo Kem

              Thích Phản hồi 26/09/22
              • Thy Anh
                Thy Anh

                hay


                Thích Phản hồi 05/10/22