-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn với chủ đề Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới Những bài văn hay lớp 10
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ về chủ đề này bao gồm 5 mẫu khác nhau cực hay ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý học tập để biết cách viết đoạn văn hay hơn.
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới là hoàn toàn đúng. Sự đồng cảm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Nó giúp bạn có sự kết nối xã hội, nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả. Vậy sau đây là 5 đoạn văn suy nghĩ về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong bài Chữ bầu lên nhà thơ, phân tích Chữ bầu lên nhà thơ.
Đề bài: Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này.
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ về chủ đề này
Viết đoạn văn Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới - Mẫu 1
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới trong cuộc sống con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Nơi ấm áp nhất chính là tình người, đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Sự đồng cảm được thể hiện qua hành động như xây dựng nên những tổ chức Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, mang tấm lòng đồng cảm đến mọi người. Hay đồng cảm với sự vật bằng cách hòa mình vào chúng, mang theo cái nhìn đầy tình cảm để thưởng thức và ngắm nhìn mọi vật một cách nhân tính hóa. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gắn bó hơn. Tuy nhiên thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số bộ phận thanh thiếu niên không có sự đồng cảm, sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đồng cảm là một lối sống đẹp, một lối ứng xử giữa người với người cần được gìn giữ và phát huy. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình mà đồng cảm còn tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới - Mẫu 2
Sự đồng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống. Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người và vạn vật xung quanh. Nó không chỉ giúp cuộc đời mỗi người trở nên hạnh phúc, có giá trị mà còn góp phần gắn kết mối quan hệ giữa người với người, người với đời. Đồng cảm là khi ta biết trân trọng cuộc sống của chính bản thân mình, từ đó tôn trọng cuộc sống của người khác. Đồng cảm còn là khi ta có khả năng cảm nhận vẻ đẹp ẩn sâu bên trong vạn vật, luôn khám phá vạn vật ở cái chân thiện mĩ. Một xã hội có sự đồng cảm là một xã hội văn minh, phát triển. Vì vậy, hãy làm giàu tâm hồn mình bằng cách mở rộng tấm lòng, yêu thương bản thân và những người xung quanh, trân trọng cuộc sống và có ý thức bảo vệ cái đẹp. Quả thật, sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới - Mẫu 3
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới? Phải rồi, sự đồng cảm khiến những trái tim đồng điệu, cùng chung một cảm xúc, chung tần số xích lại gần nhau hơn. Khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi, các cụ già cơ nhỡ bán vé số kiếm sống, lòng chúng ta gợn lên nỗi xót xa, sự quặn lòng đau đớn. Xem bộ phim tình cảm, chúng ta khóc lóc về sự chia li, âm dương cách biệt. Khi thấy màn cầu hôn, tiếng đứa con hét lên đỗ đại học, chúng ta rực lên niềm hạnh phúc. Hay khi nghe kể những câu chuyện về người phụ nữ xưa, chúng ta căm phẫn về một chế độ bất bình đẳng… Vậy đấy! Chúng ta có cảm xúc, ắt chúng ta có sự đồng cảm, không người này thì với người kia. Chúng ta còn cảm xúc, là ắt chúng ta còn “sống”. Không mang ý nghĩa đơn thuần sống tự nhiên, sống về mặt tình cảm, bởi biết bao người sống không có trái tim, có lối sống vô cảm đến rợn người. Sự đồng cảm khiến con người và vạn vật xích lại gần nhau hơn, tạo nên một vòng tay yêu thương rộng lớn. Khi có sự đồng cảm, đời sống tình cảm chúng ta phong phú, từ đó xã hội cũng trở lên tốt đẹp hơn.
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới - Mẫu 4
Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, giúp đỡ mọi người lúc họ gặp khó khăn . Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết, ấm áp biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới - Mẫu 5
Bạn có từng nghe nói về chủ đề Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới? Thật vậy, có sự đồng cảm là điều sẽ khiến thế giới của bạn trở lên đẹp hơn bao giờ hết. Đồng cảm là sự rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ bản thân mỗi người, khi ta biết san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm nghĩa là ta đã biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui và cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng để nhận thấy cuộc sống này sẽ trở nên gắn kết, ấm áp biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

Chọn file cần tải:
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn với chủ đề Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới 25,5 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn cảm nhận về câu thơ hay một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín
-
Tóm tắt tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt (4 Mẫu + Sơ đồ tư duy)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT
-
Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá trời (4 Mẫu)
Lớp 10 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bài tập trắc nghiệm tiếng Anh lớp 12 (Có đáp án)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý
100.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Thúy Vân kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Hãy sống là chính mình
100.000+ -
Giáo án kĩ năng sống lớp 4 (Cả năm)
10.000+ -
Kể lại truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (7 mẫu)
10.000+ -
Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới (2 Dàn ý + 12 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật Tràng (Sơ đồ tư duy + 6 mẫu)
10.000+ -
Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
100.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời
- Tóm tắt tác phẩm Thần trụ trời
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Sét
- Tóm tắt tác phẩm Thần Sét
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
- Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Tóm tắt tác phẩm Thần Gió
- Phân tích yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
- Đoạn văn phân tích yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- Cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn
- Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích ý nghĩa đoạn kết trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện
- Tổng hợp dàn ý tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích truyện Chữ người tử tù
- Phân tích cảnh cho chữ
- Cảm nhận về cảnh cho chữ
- Mở bài truyện Chữ người tử tù
- Phân tích nhân vật Viên quản ngục
- Kết bài truyện Chữ người tử tù
- Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
- Phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù
- Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
- Dàn ý phân tích bài Chữ người tử tù
- Tóm tắt truyện Chữ người tử tù
- Dàn ý phân tích cảnh cho chữ
- Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
- Phân tích một bài thơ được đánh giá là hay
-
Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca
- Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- Đoạn văn trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư
- Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- Cảm nhận bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương
- Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Tổng hợp dàn ý Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
- Tổng hợp kết bài Cảm xúc mùa thu
- Tổng hợp mở bài Cảm xúc mùa thu
- Dàn ý phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu
- Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- Nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
-
Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
- Nghị luận Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Đoạn văn suy nghĩ về đoạn trích Hiền Tài là nguyên khí của Quốc gia
- Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu viết Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
- Phân tích tác phẩm Yêu và đồng cảm
- Tóm tắt tác phẩm Yêu và đồng cảm
- Đoạn văn với chủ đề Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
- Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ
- Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật
- Phân tích tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ
- Tóm tắt tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ
- Đoạn văn suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong bài Chữ bầu lên nhà thơ
- Những lí lẽ và bằng chứng mà Lê Đạt nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa?
- Bài viết của Lê Đạt đã giúp bạn hiểu thêm gì về hoạt động sáng tạo thơ ca
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn
- Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không chuẩn bị bài mới
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Thuyết phục từ bỏ quan niệm coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn
- Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khác giới
- Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật
-
Bài 4: Sức sống của sử thi
- Những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại
- Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận
- Phân tích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- Đoạn văn về chi tiết đặc sắc nhất trong Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- Dàn ý phân tích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- Tóm tắt tác phẩm Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
- Hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang những ý nghĩa gì?
- Phân tích tác phẩm Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
- Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng
- Suy nghĩ về cái chết của Đăm Săn trong Rừng Đen
-
Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian
- Phân tích nhân vật Xúy Vân trong đoạn trích Xúy Vân giả dại
- Tóm tắt Xúy Vân giả dại
- Phân tích tâm trạng Xúy Vân trong vở chèo Xúy Vân giả dại
- Đoạn văn suy nghĩ về tiếng cười châm biếm trong đoạn trích Huyện đường (2 Mẫu)
- Tóm tắt tác phẩm Huyện đường
- Tóm tắt Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
- Đoạn văn về chủ đề Múa rối nước món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam (3 Mẫu)
-
Bài 6: Nguyễn Trãi - Dành để còn trợ dân này
- Phân tích Bình Ngô Đại Cáo
- Phân tích đoạn 1 bài Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo
- Phân tích đoạn 2 bài thơ Bình Ngô Đại Cáo
- Phân tích đoạn 3 bài thơ Bình ngô Đại Cáo
- Phân tích 2 đoạn thơ đầu bài Bình Ngô Đại Cáo
- Phân tích tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo
- Dàn ý Bình ngô Đại Cáo
- Chứng minh Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn
- Đoạn văn phân tích một yếu tố phá cách trong bài Bảo kính cảnh giới
- Kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Bảo kính cảnh giới
- Cảm nhận về bài thơ Bảo kính cảnh giới
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới
- Kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca
- Xác định đặc điểm kết cấu của Dục Thúy Sơn
- Viết đoạn văn phân tích nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài Dục Thúy sơn
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Dục Thúy sơn
- Kết bài Dục Thúy sơn của Nguyễn Trãi
- Mở bài Dục Thúy sơn
- Tổng hợp dàn ý bài thơ Dục Thúy sơn
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Dục Thúy sơn
- Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
-
Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
- Tóm tắt tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Dàn ý phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Phân tích nhân vật Phăng-tin
- Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam
- Dàn ý phân tích Dưới bóng hoàng lan
- Kết bài Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Dưới bóng hoàng lan
- Cảm nhận bài Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam
- Viết đoạn văn phân tích hình ảnh hàng rào trong Một chuyện đùa nho nhỏ
- Phân tích bài Một chuyện đùa nho nhỏ
-
Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin
- Không tìm thấy