Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều 10 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 (Có đáp án, ma trận)
TOP 10 Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 8 Cánh diều gồm 10 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 10 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
TOP 10 Đề thi giữa kì 2 lớp 8 sách Cánh diều 2023 - 2024
- 1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8
- 2. Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8
- 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8
- 4. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8
- 5. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 8
- 6. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 8
- 7. Đề thi giữa học kì 2 môn Âm nhạc 8
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân – Anh Thơ)
Câu 1 (1.0 điểm): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong bài thơ có đặc điểm gì?
Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Đò biếng nằm lười mặc nước sông trôi/Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”?
Câu 3 (1.0 điểm): Tâm trạng của tác giả hiện lên như thế nào qua bài thơ?
Câu 4 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (7 – 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác họa trong bài thơ.
PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên với vẻ bình dị, mộc mạc nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
Câu 2 (1.0 điểm):
Biện pháp tu từ: Nhân hóa
Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp cho các sự vật đò, quán tranh trở nên sinh động, có hồn và góp phần khắc họa thiên nhiên làng quê yên bình, đượm buồn
Câu 3 (1.0 điểm):
Bài thơ đã khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Câu 4 (2.0 điểm):
Chúng ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu cảnh chiều xuân dẹp đẽ đặt biệt là qua bài thơ "Chiều xuân". Chiều xuân là một bức tranh đpẹ đầy thi vị và chất thơ. Bức tranh chiều xuân ấy có thể bắt gawoj bất cứ đâu cũng như rất dễ bắt gặp cảnh mưa bụi, bến vắng, con đò trong trạng thái nghỉ ngơi. Xa xa là quán tranh im lìm bên cạnh chòm xoan tím rụng tơi bời,ư. Ta có thể nói đây mà một bức tranh chiều xuân vắng lặng yên bình. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật thơ mộng đẹp đẽ nhưng có chút đượm buồn. Qua đoạn thơ trên có thể cảm nhận được tâm hồn tinh tế nhạy cảm của tác giải trước cảnh chiều xuân. Đồng thòi người đọc còn cảm nhận được tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả.
II.PHẦN VIẾT (5 Điểm)
Các em tham khảo dàn ý dưới đây
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương và dẫn dắt vào bài Vịnh khoa thi Hương.
2. Thân bài
a. Hai câu đề
Nhà nước ba năm mở một khoa: lời thông báo, giới thiệu của tác giả về quy định bình thường của lệ thi cử nước nhà xưa nay.
Trường Nam thi lẫn với trường Hà: Vốn là hai nơi khác nhau, hai trường thi khác nhau, nhưng năm nay thí sinh của hai trường này lại ngồi trộn lẫn với nhau.
Từ "lẫn" diễn tả khung cảnh nhốn nháo, ô hợp của trường thi, đối lập với sự trang nghiêm cần có trong một kì thi hương quan trọng của triều đình.
→ Dẫn dắt vào bối cảnh của kì thi một cách tài tình, độc đáo, phần nào phản ánh được thực trạng kì thi lúc bấy giờ.
b. Hai câu thực
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: Sĩ tử" là những người đi thi, đáng ra phải trông thật nho nhã, trang trọng, vậy mà ở đây toàn thấy là sự luộm thuộm, lôi thôi. Đảo chữ "lôi thôi" lên đầu câu để nhấn mạnh cái sự nhếch nhác của các sĩ tử trong mùa thi hương lần này → gợi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này vốn sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước.
Ậm ọe quan trường miệng thét loa: Cái âm thanh "ậm ọe" ấy chỉ là những thanh âm ú ớ, không rõ tiếng rõ lời, nhưng lại được gân lên bằng sự la lối của đám quan lại trường thi. Sự trang trọng trong việc gọi tên vào thi của kì thi hương ấy đã bị những kẻ làm quan kia lấn át, làm lu mờ bởi sự phách lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi mà chẳng có chút thực quyền nào.
→ Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật lên khung cảnh của trường thi. Nhưng trong đó, người ta thấy không chỉ là bóng dáng của trường thi với kì thi hương mà còn thấy khung cảnh hỗn tạp, nhốn nháo của đất nước khi rơi vào tình nửa thực dân nửa phong kiến.
c. Hai câu luận
Hình ảnh của một "ông Tây" với "bà đầm" phản ánh thật đúng với cái tình cảnh của nước ta thời bấy giờ: người dân trở thành nô lệ, triều đình là một bức bình phong còn thực quyền ở trong tay người Pháp.
Tú Xương đặt cái "váy" của bà đầm và cái "lọng" của ông quan Tây được đặt ngang bằng, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm
Từ "quan sứ" để nói về ông quan tây nhưng lại dùng từ "mụ đầm" khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự "chơi xỏ" mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp.
d. Hai câu kết
"Đất Bắc" vốn là từ chỉ Hà Nội, là nơi hội tụ của ngàn năm kinh đô, là nơi của bậc đế vương ngự trị.
"Nhân tài" ở đây là một từ phiếm chỉ, là những kẻ đã từng một lần mơ ước được bước qua cánh cửa thi hương này và cũng là những kẻ đã từng đặt chân đến đây hãy nhìn xem "cảnh nước nhà".
→ Lời thơ như một tiếng than đau xót vô vàn của Tú Xương khi mắt phải nhìn thấy đất nước đang dần rơi vào tay giặc.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ; đồng thời nêu lên cảm nghĩ của bản thân.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 1 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 1.0 điểm 10% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
| - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 | 0 |
| C3 | |
Vận dụng | - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. - Thông điệp từ văn bản | 1 | 0 |
| C4 | |
Vận dụng cao | - Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ cũng như tác dụng của biện pháp đó. | 1 | 0 |
| C2 | |
| ||||||
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận |
...........
2. Đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8
Đề kiểm tra giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8
PHÒNG GD&ĐT.......... TRƯỜNG THCS ………………. | BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: HĐTNHN 8 CÁNH DIỀU Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, hành động nào trong sinh hoạt gia đình của em khiến người thân hài lòng?
A. Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
B. Lễ phép, chào hỏi người lớn.
C. Chăm chỉ học và làm bài trước khi đến lớp.
D. Đạt kết quả học tập tiến bộ.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, thiên tai là gì?
A. Hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản.
B. Hiện tượng tai biến của trái đất có thể gây thiệt hại về môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
C. Hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
D. Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra hiện tượng hạn hán và nhiệt độ vượt quá mức cho phép tại một số điểm trên thế giới.
Câu 3 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi thuyết trình sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên?
A. Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
B. Ấn tượng, tình cảm của em đối với danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
C. Lí do lựa chọn hình thức thiết kế của sản phẩm.
D. Tuyên truyền, quảng bá du lịch cho danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Danh lam thắng cảnh là địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
B. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
C. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
D. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tiết kiệm là biết tận dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. Tiết kiệm là biết sử dụng vượt mức, của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. Tiết kiệm là biết sử dụng vừa tới, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
D. Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách thuyết phục thành viên trong gia đình?
A. Trình bày nguyện vọng, mong muốn của bản thân.
B. Giải thích lí do bằng cách đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
C. Chỉ ra các điểm khác nhau trong quan điểm của mỗi thành viên.
D. Lắng nghe phản hồi của các thành viên trong gia đình.
Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương?
A. Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
B. Thực hiện các quy định về bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
C. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
D. Khai thác vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên cho phát triển du lịch, dịch vụ.
Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một công việc trong gia đình?
A. Rửa chén bát sau khi ăn cơm xong.
B. Giặt các loại chăn mền, đồ dùng gia đình.
C. Dọn dẹp không gian trong khu mình sinh sống.
D. Nấu các bữa ăn cho gia đình.
Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là một loại thiên tai?
A. Mưa
B. Áp thấp nhiệt đới.
C. Bão.
D. Ngập lụt
Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải cách sống tiết kiệm?
A. Ăn mặc đúng với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.
B. Mua sắm đồ dùng theo các chương trình quảng cáo, khuyến mại.
C. Giữ gìn các đồ dùng dụng cụ của cá nhân và gia đình.
D. Sử dụng tiết kiệm các thiết bị điện trong sinh hoạt.
Câu 11 (0,5 điểm). Em cùng gia đình đang xem dự báo thời tiết và biết được thông tin về một cơn bão sắp đổ bộ vào khu vực em sinh sống. Em nên làm gì?
A. Quay phim, chụp ảnh khi bão đổ bộ.
B. Sử dụng các thiết bị di động có sóng Wifi.
C. Thực hiện chằng chống nhà cửa kiên cố.
D. Sử dụng ti vi khi có sấm sét.
Câu 12 (0,5 điểm). Vì sao cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình?
A.Tạo một khuôn phép, sự tổ chức chặt chẽ trong một gia đình.
B. Tạo nên sự hỗ trợ, chia sẻ và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
C. Các thành viên có trách nhiệm và phải nghe theo sự sắp xếp của trụ cột gia đình.
D. Phân chia lượng công việc giữa các thành viên có sự đồng đều, nhất quán.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện khả năng thuyết phục các thành viên trong gia đình trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Linh muốn tự mình đến trường nhưng chưa biết thuyết phục bố mẹ như thế nào.
- Tình huống 2: Nam muốn thuyết phục người thân cùng tham gia các dự án nhỏ để bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Tình huống 3: Em gái Hà thường viện lí do bận học để không làm việc nhà. Vì vậy, Hà muốn lập kế hoạch và phân công việc nhà với em gái. Hà tìm cách thuyết phục để em gái hiểu và thực hiện cùng mình.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu tên một số loại hình thiên tai và cách sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương.
Đáp án đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8
I. TRẮC NGHIỆM
1B | 3C | 5D | 7D | 9A | 11C |
2C | 4B | 6C | 8C | 10B | 12B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3,0 điểm).
Đang cập nhật
Câu 2 (1,0 điểm).
- Loại thiên tại thường xảy ra tại địa phương: báo, lũ lụt,... .
- Thời điểm xảy ra thiên tại: mùa mưa, mùa khô..
- Nguyên nhân gây ra thiên tai: điều kiện tự nhiên, hoạt động của con người,....
- Những thiệt hại đo thiên tại gây ra: thiệt hại về người, tài sản, hoạt động phát triển kinh tế địa phương,....
Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 8
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 6: Gia đình yêu thương | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | |
Chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 8 BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Chủ đề 6 | 6 | 1 |
|
| ||
Gia đình yêu thương | Nhận biết | - Nhận diện được hành động trong sinh hoạt gia đình của em khiến người thân hài lòng. - Nhận diện được định nghĩa của tiết kiệm. | 2 | C1 C5 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải cách thuyết phục thành viên trong gia đình. - Nhận diện được ý không phải là một công việc trong gia đình. - Nhận diện được đâu không phải cách sống tiết kiệm. | 3 | C6 C8 C10 | |||
Vận dụng | - Nhận diện được lí do cần tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc trong gia đình. - Xử lí tình huống và thể hiện khả năng thuyết phục các thành viên trong gia đình trong các tình huống. | 1 | 1 | C12 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 7 | 6 | 1 |
|
| ||
Thiên nhiên quanh ta | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa về thiên tai. - Nhận diện được định nghĩa về danh lam thắng cảnh. | 2 | C2 C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không đúng khi thuyết trình sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. - Nhận diện được ý không đúng khi đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương. - Nhận diện được ý không phải là một loại thiên tai. | 3 | C3 C7 C9 | |||
Vận dụng | - Vận dụng cách phòng tránh thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | - Nêu tên một số loại hình thiên tai và cách sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương. | 1 | C2 (TL) |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8
Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 8
PHÒNG GD&ĐT............ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: KHTN– Lớp 8 Năm học: 2023 - 2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Câu 1: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của:
A. nguồn điện.
B. dòng điện.
C. thiết bị điện trong mạch
D. thiết bị an toàn của mạch
Câu 2: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
A. ampe (A).
B. niutơn (N)
C. héc (Hz)
D. jun (J)
Câu 3: Đơn vị đo hiệu điện thế là:
A. kilôgam (kg).
B. vôn (V)
C. ampe (A).
D. ôm (Ω)
Câu 4: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:
A. tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông
B. nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông
C. tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông
D. khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông
Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?
A. Thắp sáng các bóng đèn.
B. Làm biến đổi các chất.
C. Làm nóng chảy kim loại.
D. Làm nóng bàn là điện.
Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 12V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 7V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 11V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. So sánh I1 và I2 là:
A.I1 = I2
B. I1 < I2
C. I1 > I2
D.Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là:
A.3V
B. 4V
C. 5V
D. 6V
Câu 8: Nội năng của một vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.
C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.
D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.
Câu 9: Bức xạ nhiệt là:
A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.
Câu 10: Nhóm các vật liệu dẫn nhiệt tốt là:
A. thuỷ tinh, đất, nước
B. len, gỗ, đồng
C. gỗ, thuỷ tinh, nhựa
D. đồng, nhôm, sắt
Câu 11: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là
A. đối lưu.
B. bức xạ nhiệt.
C. truyền nhiệt.
D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
Câu 12: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 13: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài."
A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng
D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn
Câu 14: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan?
A.5
B. 6
C.7
D. 8
Câu 15: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?
A.Hình cầu
B. Hình trụ
C. Hình đĩa
D. Hình thoi
Câu 16: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?
A. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?
B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
D. Khi thức ăn chạm vào dạ dày
Câu 17: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B
Câu 18: Thành phần của máu gồm
A. Huyết tương, tiểu cầu
B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
C. Huyết tương, hồng cầu
D. Các tế bào máu và huyết tương
Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh
Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?
A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 21. (1,75 điểm)
a) (0,75 điểm).) Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?
b) (1,0 điểm). Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: Nguồn điện (1 pin hoặc 2 pin), công tắc (mở hoặc đóng), bóng đèn, điện trở (biến trở).
Câu 22. (1,5 điểm)
a) (0,5 điểm). Kể tên các cách truyền nhiệt.
b) (1,0 điểm) Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.
Câu 23. (0,75 điểm)
Em hãy mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động?
Câu 24. (1,0 điểm)
Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?
Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | `18 | 19 | 20 |
ĐA | B | A | B | C | B | B | D | A | A | D | C | C | B | D | D | C | B | D | B | A |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
21 (1,75đ) | a | - Vật nào dẫn điện: dây đồng, dây xích sắt. | 0,25 |
- Vật nào cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước. | 0,5 | ||
b | 1,0 | ||
22 (1,5đ) | a | Các cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. | 0,5 |
b | - Năng lượng mặt trời: khai thác năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng pin mặt trời để thu lại nhiệt và các tia bức xạ từ mặt trời. Sau đó, điện năng thu được từ tấm pin được cung cấp cho bóng đèn, quạt hay các thiết bị điện khác. | 0,25 | |
- Năng lượng gió: sử dụng tua bin và máy phát điện để tạo điện năng. | 0,25 | ||
- Năng lượng thuỷ triều: xây một hồ nước có máy phát điện được bao bọc bởi phần đê có nhiều cửa. Khi thuỷ triều lên, cửa sẽ được mở ra và nước tràn vào hồ làm quay máy phát điện. Khi thuỷ triều rút, một cánh cửa đóng lại thì các cửa ở vị trí thuỷ triều lên lại mở ra. Quy trình lặp lại nhiều lần, dòng nước liên tục chuyển động và tạo thành điện năng. | 0,25 | ||
- Năng lượng địa nhiệt: năng lượng địa nhiệt được sử dụng để tạo điện năng. | 0,25 | ||
23 (0,75đ) | - Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ; | 0,25 | |
- Bộ xương khoảng 206 xương được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi; | 0,25 | ||
- Hệ cơ người khoảng 600 cơ gồm các mô cơ, mô liên kết (dây chằng, gân). | 0,25 | ||
24 (1,0đ) | Những biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa: | 0,25 | |
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp; | |||
- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách; | 0,25 | ||
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh; tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn; | 0,25 | ||
- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn; hạn chế sử dụng chất kích thích. | 0,25 |
Ma trận đề thi KHTN lớp 8 giữa kì 2
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II, khi kết thúc nội dung chủ đề :Hệ hô hấp ở người
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu)
+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 4 câu hỏi (Nhận biết: 1 câu-1,25 điểm; Thông hiểu: 1+1/2 câu - 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu - 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm)
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | Số ý tự luận | Số câu trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Chủ đề 5: ĐIỆN (12 tiết) | 1 (0,75) | 3 | 1 (1,0) | 2 | 2 | 2 (1,75) | 7
| 3,5 | |||
Chủ đề 6: NHIỆT (9 tiết) | 1 (0,5) | 3 | 2 | 1 | 1 (1,0) | 2 (1,5) | 6
| 3,0 | |||
Chủ đề 7: CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết) | 5 | 1 (0,75) | 1 | 1 (1,0) | 1 | 2 (1,75) | 7
| 3,5 | |||
Số câu/số ý | 2 | 11 | 2 | 5 | 1 | 4 | 1 | 0 | 6 | 20 |
|
Điểm số | 1,25 | 2,75 | 1,75 | 1,25 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 5,0 | 5,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm |
| 10,0 |
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
5. Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 8
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
6. Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 8
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
7. Đề thi giữa học kì 2 môn Âm nhạc 8
Xem chi tiết đề thi trong file tải về
.........
Tải file tài liệu để xem thêm chi tiết đề thi giữa kì 2 lớp 8 sách Cánh diều