Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tin học 8 (Có ma trận)

Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.

Đề thi Tin học lớp 8 giữa kì 2 Cánh diều gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Tin học 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán 8 Cánh diều.

Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

Đề thi Tin học lớp 8 giữa kì 2

PHÒNG GD&ĐT............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Tin học Lớp 8

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Để tạo tiêu đề đầu trang, tiêu đề chân trang và đánh số trang, ta cần chọn dải lệnh nào?

A. Design.
B. Layout.
C. Draw.
D. Insert.

Câu 2. Khi cần tạo danh sách liệt kê kiểu có thứ tự, ta thực hiện các bước như thế nào?

A. Insert Numbering.
B. Home Bullets.
C. Home Numbering.
D. Insert Bullets.

Câu 3. Chọn câu đúng.

A. Chúng ta có thể tạo các danh sách liệt kê ngay trong lúc đang soạn thảo nội dung nhưng không thể tạo danh sách liệt kê sau khi các nội dung đã được soạn thảo đầy đủ.
B. Phần văn bản trong trang soạn thảo sẽ bị mờ đi khi ta đang ở chế độ soạn thảo tiêu đề đầu trang và chân trang.
C. Phần mềm soạn thảo cho phép thay đổi biểu tượng/kí tự đầu các đoạn của danh sách liệt kê, chuyển từ kiểu liệt kê có thứ tự sang kiểu không có thứ tự và ngược lại. Ta không thể huỷ bỏ định dạng danh sách liệt kê thành các đoạn văn bản bình thường.
D. Để đánh số trang ta chọn lệnh Numbering trên dải lệnh Home.

Câu 4. Ngoài các kiểu đánh dấu dòng có sẵn, ta có thể tạo một kiểu đánh dấu mới theo mấy bước?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 5. Quy trình chung tạo bài trình chiếu từ bản mẫu gồm mấy bước?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 6. Một bản mẫu thường có sẵn những gì?

A. Vài kiểu bố cục.
B. Vài kiểu trình bày.
C. Vài kiểu sắp xếp.
D. Vài kiểu liệt kê.

Câu 7. Để thay đổi bố cục của trang chiếu, ta sử dụng lệnh nào trên dải lệnh Home?

A. Format.
B. Reset.
C. Layout.
D. Arrange.

Câu 8. Để áp dụng một mẫu định dạng cho toàn bài trình chiếu, ta cần chọn dải lệnh nào?

A. Insert.
B. Review.
C. View.
D. Design.

Câu 9. Chọn câu sai.

A. Ta không thể hiệu chỉnh được màu sắc, cỡ chữ cho bản mẫu hay cho từng trang chiếu.
B. Mỗi mẫu định dạng được coi như một tập hợp định dạng màu sắc, phông chữ và hiệu ứng thống nhất cho tất cả các trang trong bài trình chiếu.
C. Sử dụng các mẫu định dạng trong khung Themes trên dải lệnh Design giúp định dạng bài trình chiếu hài hòa về màu sắc và thống nhất về phông chữ.
D. Trong dải lệnh Design, nhóm Variants và Customize chứa các lệnh để thực hiện các hiệu chỉnh cho mẫu định dạng.

Câu 10. Cỡ chữ phần nội dung của bản mẫu nên nằm trong khoảng nào?

A. Từ 16 đến 30.
B. Từ 18 đến 32.
C. Từ 18 đến 30.
D. Từ 16 đến 32.

Câu 11. Để gắn siêu liên kết, ta sử dụng lệnh nào trên dải lệnh Insert?

A. SmartArt.
B. Media.
C. Advanced Symbol.
D. Hyperlink.

Câu 12. Quy trình gắn siêu liên kết tới tệp PDF đã có trên máy tính gồm bao nhiêu bước?

A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.

Câu 13. Để mở một trang web, ta nháy chuột vào lựa chọn nào?

A. Open Hyperlink.
B. Existing File or Web Page.
C. Address.
D. Place in This Document.

Câu 14. Khi nháy chuột phải vào đối tượng (hình ảnh, hình vẽ hoặc một cụm từ) đang có gắn siêu liên kết, sẽ xuất hiện một bảng chọn có các lệnh gì?

A. Chỉnh sửa hoặc sao chép siêu liên kết.
B. Thêm hoặc chỉnh sửa siêu liên kết.
C. Sao chép hoặc huỷ bỏ siêu liên kết.
D. Chỉnh sửa hoặc huỷ bỏ siêu liên kết.

Câu 15. Chọn câu đúng.

A. Tiêu đề chân trang cung cấp thông tin chi tiết về tác giả và nội dung bài trình chiếu.
B. Trong hộp thoại Header and Footer, tiêu đề đầu trang chỉ có trong thẻ Slide.
C. Trong hộp thoại Header and Footer, tiêu đề đầu trang chỉ có trong thẻ Notes & Hand-outs.
D. Phần mềm trình chiếu không hỗ trợ in nội dung bài trình chiếu ra giấy để phát cho người nghe.

Câu 16. Khi mở thẻ Notes and Handouts sẽ xuất hiện mấy lựa chọn?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 17. Các trang in theo kiểu Notes Pages bao gồm mấy phần?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 18. Mô tả một thuật toán có các bước được thực hiện tuần tự là gì?

A. Mô tả một quá trình với các bước lần lượt diễn ra, thực hiện xong bước này thì thực hiện bước tiếp theo, cứ như thế cho đến bước cuối cùng.
B. Mô tả một quá trình với các bước lần lượt diễn ra, thực hiện xong bước này thì quay lại bước đầu.
C. Mô tả một quá trình với các bước lần lượt diễn ra, thực hiện xong bước này thì thực hiện bước tiếp theo rồi quay lại bước đầu.
D. Mô tả một quá trình với các bước không lần lượt, thực hiện xong bước này thì quay lại bước đầu.

Câu 19. Kịch bản điều khiển một nhân vật có thể được mô tả dưới dạng nào?

A. Hình ảnh.
B. Video.
C. Thuật toán.
D. Chữ.

Câu 20. Khi nhận kịch bản được mô tả ở dạng một thuật toán thì người ta sử dụng phần mềm gì để tạo được chương trình thể hiện kịch bản đó?

A. PowerPoint.
B. Move.
C. Zoom.
D. Scratch.

Câu 21. Nếu thay đổi thứ tự các bước trong mô tả thuật toán thì ta nhận được:

A. Một kịch bản khác.
B. Một văn bản khác.
C. Một biên bản khác.
D. Một hình ảnh khác.

Câu 22. Chương trình máy tính là:

A Một lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.
B. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một kịch bản.
C. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.
D. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một hành động.

Câu 23. Các lệnh (hay các khối lệnh) kế tiếp nhau trong chương trình điều khiển máy tính thực hiện các bước như thế nào trong thuật toán?

A. Tuần tự.
B. Quay lui.
C. Xen kẽ.
D. Không tuần tự.

Câu 24. Phần mềm trình chiếu cho phép:

A. Hiệu chỉnh màu sắc, hình nền của các mẫu định dạng.
B. Hiệu chỉnh phông chữ, kích thước của các mẫu định dạng.
C. Hiệu chỉnh hình nền, kích thước của các mẫu định dạng.
D. Hiệu chỉnh màu sắc, phông chữ, hình nền, kích thước của các mẫu định dạng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Nêu các bước tạo tiêu đề đầu trang, chân trang.

b) Để xoá phần tiêu đề đầu trang, chân trang hoặc số trang, ta làm như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Ta nên hiệu chỉnh màu sắc, cỡ chữ cho bản mẫu hoặc từng trang chiếu như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Trong mô tả thuật toán, thứ tự các bước có quan trọng không? Vì sao?

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 8

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Danh sách liệt kê và tiêu đề trang

2

2

1

3

2

2,75

Thực hành tạo danh sách liệt kê và tiêu đề trang

1

1

0,25

Thực hành tổng hợp

Sử dụng các bản mẫu trong tạo bài trình chiếu

3

4

1

7

1

2,75

Thực hành sử dụng bản mẫu

Kết nối đa phương tiện và hoàn thiện trang chiếu

5

2

7

1,75

Thực hành tổng hợp

Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình

3

3

1

6

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

3

0

13

3

8

1

0

0

24

4

10

Điểm số

0,75

0

3,25

3,0

2,0

1,0

0

0

6

4

10

Tổng số điểm

0,75 điểm

7,5%

6,25 điểm

62,5%

3,0 điểm

30%

0 điểm

0%

10 điểm

100 %

100%

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

3

18

1. Danh sách liệt kê và tiêu đề trang

Thông hiểu

- Biết cách tạo danh sách liệt kê, tiêu đề đầu trang, tiêu đề chân trang và đánh số trang.

2

2

C1

C1,3

Vận dụng

- Tạo/Huỷ bỏ định dạng danh sách liệt kê.

- Tạo/Xoá tiêu đề đầu trang, tiêu đề chân trang và đánh số trang.

1

C2

2. Thực hành tạo danh sách liệt kê và tiêu đề trang

Vận dụng

- Trình bày được thông tin dạng liệt kê có thứ tự hoặc không có thứ tự.

- Thực hiện được việc tạo tiêu đề đầu trang, chân trang và đánh số trang cho văn bản.

1

C4

3. Thực hành tổng hợp

Vận dụng

- Tạo được một vài sản phẩm là văn bản có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế.

4. Sử dụng các bản mẫu trong tạo bài trình chiếu

Thông hiểu

- Biết được cách sử dụng các bản mẫu (template) khi tạo bài trình chiếu mới.

3

C5,6,7

Vận dụng

- Áp dụng các mẫu định dạng (theme) trong định dạng bài trình chiếu.

1

4

C2

C8,9,10,24

5. Thực hành sử dụng bản mẫu

Vận dụng

- Sử dụng được một bản mẫu tuỳ ý để tạo bài trình chiếu.

- Hiệu chỉnh được màu sắc, phông chữ, hình nền cho bản mẫu trình chiếu.

6. Kết nối đa phương tiện và hoàn thiện trang chiếu

Thông hiểu

- Biết được cách tạo siêu liên kết đến một tài liệu có sẵn, một địa chỉ trang web hoặc một trang khác trong bài.

- Biết được cách thêm tiêu đề đầu trang, chân trang, ngày tháng và số trang vào trang chiếu hoặc trang in.

4

C11,12,13,14,15

Vận dụng

- Đánh số trang tự động và chèn tiêu đề đầu trang, chân trang, ngày tháng cho một bài trình chiếu có sẵn.

3

C16,17

7. Thực hành tổng hợp

Thông hiểu

- Sử dụng được và biết cách hiệu chỉnh bản mẫu.

Vận dụng

- Tạo được bản trình chiếu có sử dụng chữ, hình ảnh, siêu liên kết và có tính thẩm mĩ.

- Tạo được sản phẩm là bài trình chiếu phục vụ học tập, giao lưu và trao đổi thông tin.

LẬP TRÌNH TRỰC QUAN

1

6

8. Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình

Nhận biết

- Nhận biết được cấu trúc tuần tự trong thuật toán.

3

C18,19,20

Thông hiểu

- Hiểu được mỗi chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.

1

3

C3

C21,22,23

Vận dụng

- Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được một chương trình đơn giản.

- Thể hiện được cấu trúc tuần tự trong chương trình.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm