Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Giải Toán lớp 7 trang 97, 98, 99 - Tập 2 sách Cánh diều

Giải Toán 7 bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→5 trang 97, 98, 99 tập 2.

Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 97, 98, 99 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 bài 8 trang 97, 98, 99 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi.

Giải Toán 7 trang 112, 113, 114 Cánh diều - Tập 2

Bài 1

Chỉ ra các đường vuông góc, các đường xiên kẻ từ điểm I trong Hình 83a và từ điểm C trong Hình 83b.

Gợi ý đáp án

+) Xét Hình 83a:

Đường vuông góc kẻ từ điểm I đến đường thẳng d là IH.

Các đường xiên kẻ từ điểm I đến đường thẳng d là IM và IN.

+) Xét Hình 83b:

Đường vuông góc kẻ từ C đến đường thẳng Ox là CA.

Đường xiên kẻ từ C đến đường thẳng Ox là CO.

Đường vuông góc kẻ từ C đến đường thẳng Oy là CB.

Đường xiên kẻ từ C đến đường thẳng Oy là CO.

Bài 2

Quan sát Hình 84 và cho biết:

a) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a;

b) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng b;

c) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng c.

Gợi ý đáp án

a) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a bằng 1 cm.

b) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng b bằng 2 cm.

c) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng c bằng 3 cm.

Bài 3

Cho tam giác nhọn ABC.

a) Vẽ H là hình chiếu của B trên đường thẳng AC.

b) Vẽ K là hình chiếu của H trên đường thẳng AB.

c) Chứng minh rằng: HK < BH < BC.

Gợi ý đáp án

a) Ta có hình vẽ sau:

b) Ta có hình vẽ sau:

c) Xét ∆BKH vuông tại K nên góc BKH = 90° là góc lớn nhất trong ∆BKH.

Do đó BH là cạnh lớn nhất trong ∆BKH.

Suy ra HK < BH (1).

Xét ∆BHC vuông tại H có góc BHC=90° là góc lớn nhất trong ∆BHC.

Do đó BC là cạnh lớn nhất trong ∆BHC.

Suy ra BH < BC (2).

Từ (1) và (2) suy ra HK < BH < BC

Bài 4

Trong một thí nghiệm khoa học, bạn Duy đặt hai chiếc đũa thủy tinh, một chiếc dài 14 cm và một chiếc dài 30 cm vào một bình thủy tinh có dạng hình trụ đựng dung dịch, cả hai đũa đều chạm đáy bình. Đường kính của đáy bình là 12 cm, chiều cao của dung dịch trong bình là 15 cm (bỏ qua bề dày của bình). Hỏi bạn Duy có thể cầm vào chiếc đũa thủy tinh nào mà ngón tay không bị chạm vào dung dịch? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Ta thấy 12 < 14 < 15 nên chiếc đũa dài 14 cm bị chìm hoàn toàn trong dung dịch.

30 > 15 > 12 nên chiếc đũa dài 30 cm còn một đầu không bị chìm trong dung dịch.

Do đó bạn Duy có thể cầm vào chiếc đũa dài 30 cm thì ngón tay không bị chạm vào dung dịch.

Bài 5

Hình 85b mô tả mặt cắt đứng của một chiếc thang chữ A (Hình 85a), trong đó độ dài của một bên thang được tính bằng độ dài đoạn thẳng OM, chiều cao của chiếc thang được tính bằng độ dài đoạn OH, với H là hình chiếu của điểm O trên đường thẳng d. Một người sử dụng thang này có thể đứng ở độ cao 4 m hay không nếu độ dài của một bên thang là 3,5 m? Vì sao?

Gợi ý đáp án

∆OMH vuông tại H nên góc OHM = 900 là góc lớn nhất trong tam giác OMH.

Do đó OM là cạnh lớn nhất trong tam giác OMH.

Khi đó OM > OH hay 3,5 > OH.

Vậy người sử dụng thang này không thể đứng ở độ cao 4 m so với mặt đất.

Chia sẻ bởi: 👨 Phùng Thị Thu Hà
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.614
  • Lượt xem: 12.087
  • Dung lượng: 195,7 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo