Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực Giải Toán lớp 7 trang 47 - Tập 1 sách Cánh diều
Giải Toán lớp 7 trang 47 tập 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần Luyện tập vận dụng và 5 bài tập thuộc bài Giá trị tuyệt đối của một số thực được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 47 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 7. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 7 trang 47 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.
Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực
Phần Khởi động
Hình 8 mô tả một vật chuyển động từ điểm gốc 0 theo chiều ngược với chiều dương của trục số. Sau 1 giờ, vật đến điểm –40 trên trục số (đơn vị đo trên trục số là ki – lô – mét).
Hỏi khoảng cách từ điểm –40 đến điểm gốc 0 trên trục số là bao nhiêu ki-lô-mét?
Gợi ý đáp án
Quan sát Hình 8, ta thấy, cứ mỗi đoạn thẳng trên trục số biểu diễn khoảng cách 10 km.
Do đó khoảng cách từ điểm –40 đến điểm gốc 0 trên trục số là 40 km.
Phần Luyện tập
Luyện tập 1 trang 45 Toán 7 tập 1
So sánh giá trị tuyệt đối của hai số thực a, b trong mỗi trường hợp sau:
Gợi ý đáp án
a) Ta có: |a| = OA; |b| = |OB|
Do OA > OB nên |a| > |b|
b) Ta có: |a| = OA; |b| = |OB|
Do OA < OB nên |a| < |b|
Luyện tập 2 trang 46 Toán 7 tập 1
Tìm |-79|; |10,7|; \(\left| {\sqrt {11} } \right|\) ; \(\left| { - \frac{5}{9}} \right|\)
Gợi ý đáp án
Thực hiện các phép toán như sau:
|-79| = 79
|10,7| = 10,7
\(\left| {\sqrt {11} } \right| = \sqrt {11}\)
\(\left| { - \frac{5}{9}} \right| = \frac{5}{9}\)
Luyện tập 3 trang 46 Toán 7 tập 1
Cho x = -13. Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) 18 + |x|
b) 25 - |x|
c) |3 + x| - |7|
Gợi ý đáp án
Thực hiện các phép toán như sau:
a) Thay x = -13 vào biểu thức ta được:
18 + |x| = 18 + |-13| = 18 + 13 = 31
b) Thay x = -13 vào biểu thức ta được:
25 - |x| = 25 - |-13| = 25 + 13 = 38
c) Thay x = -13 vào biểu thức ta được:
|3 + x| - |7| = |3 + 13| - 7 = |16| - 7 = 16 – 7 = 9
Phần Bài tập
Bài 1 trang 47 Toán 7 tập 1
Tìm: \(\left| { - 59} \right|;\left| { - \frac{3}{7}} \right|;\left| {1,23} \right|;\left| { - \sqrt 7 } \right|\)
Gợi ý đáp án
\(\left| { - 59} \right| = 59;\left| { - \frac{3}{7}} \right| = \frac{3}{7};\left| {1,23} \right| = 1,23;\left| { - \sqrt 7 } \right| = \sqrt 7\)
Bài 2 trang 47 Toán 7 tập 1
Chọn dấu “<”, “>”, “ =” thích hợp cho vào chỗ trống
Gợi ý đáp án
Bài 3 trang 47 Toán 7 tập 1
Tính giá trị biểu thức:
a) |-137| + |-363|;
b) |-28| - |98|;
c) (-200) - |-25|.|3|
Gợi ý đáp án
a) |-137| + |-363|=137 + 363 = 500;
b) |-28| - |98| = 28 – 98 = -(98 – 28) = - 70;
c) (-200) - |-25|.|3| = (-200) – 25 . 3 = (-200) – 75 = -(200 + 75) = -275
Bài 4 trang 47 Toán 7 tập 1
Tìm x, biết:
a) |x| = 4;
b) |x| = \(\sqrt 7 ;\)
c) |x+5| = 0;
d) \(\left| {x - \sqrt 2 } \right| = 0\)
Gợi ý đáp án
a) |x| = 4
\(\left[ {_{x = - 4}^{x = 4}} \right.\)
Vậy \(x \in \{ 4; - 4\}\)
b) \(|x| = \sqrt 7\)
\(\left[ {_{x = - \sqrt 7 }^{x = \sqrt 7 }} \right.\)
Vậy \(x \in \{ \sqrt 7 ; - \sqrt 7 \}\)
c) ) |x+5| = 0
x+5 = 0
x = -5
Vậy x = -5
\(d) \left| {x - \sqrt 2 } \right| = 0\)
\(x - \sqrt 2 = 0\)
\(x = \sqrt 2\)
Vậy \(x = \sqrt 2\)
Bài 5 trang 47 Toán 7 tập 1
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số dương.
b) Giá trị tuyệt đối của một số thực là một số không âm.
c) Giá trị tuyệt đối của một số thực là số đối của nó.
d) Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
Gợi ý đáp án
a) Sai vì | 0| = 0 không phải là 1 số dương
b) Đúng
c) Sai vì giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó
d) Đúng
Bài 6 trang 47 Toán 7 tập 1
So sánh hai số a và b trong mỗi trường hợp sau:
a) a, b là hai số dương và |a| < |b|;
b) a, b là hai số âm và |a| < |b|
Gợi ý đáp án
a) Khi a, b là hai số dương:
|a| = a; |b| = b
Khi đó, |a| < |b| , tức là a < b
Vậy a < b
b) Khi a, b là hai số âm:
|a| = - a; |b| = - b
Khi đó, |a| < |b| , tức là - a < - b hay a > b
Vậy a > b