Toán 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác Giải Toán lớp 7 trang 85 - Tập 1 sách Cánh diều

Giải Toán lớp 7 trang 85, 86 tập 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần Hoạt động và 3 bài tập thuộc bài Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Toán 7 Cánh diều tập 1 trang 85, 86 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 7. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 7 Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác trang 85, 86 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

Phần Hoạt động

Hoạt động 1 trang 81 Toán 7 tập 1

Thực hiện các hoạt động sau:

a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông hai hình tam giác và ba hình chữ nhật như ở Hình 20.

b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là Hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).

c) Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 21, nêu số mặt, số cạnh và số đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.

Gợi ý trả lời

a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông hai hình tam giác và ba hình chữ nhật như ở Hình 20,

b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để nhận được hình khối như ở Hình 21. Những hình khối như thế gọi là Hình lăng trụ đứng tam giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tam giác).

c) Lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh và 6 đỉnh.

Hoạt động 2 trang 82 Toán 7 tập 1

Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22, đọc tên các mặt, các cạnh và các đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.

Gợi ý trả lời

Quan sát hình 22 ta có:

- Lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’

- Đáy dưới ABC, đáy trên A’B’C’

- Các mặt bên: AA’B’B, BB’C’C, CC’A’A

- Các cạnh đáy: B, BC, CA, A’B’, B’C’, C’A’

- Các cạnh bên: AA’, BB’, CC’

- Các đỉnh A, B, C, A’, B’, C’

Hoạt động 3 trang 82 Toán 7 tập 1

Quan sát lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ ở Hình 23 và cho biết:

a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình gì?

b) Mặt bên AA’C’C là hình gì?

c) So sánh độ dài hai cạnh bên AA’ và CC’.

Gợi ý trả lời

a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là tam giác.

b) Mặt bên AA’C’C là hình chữ nhật.

c) Độ dài hai cạnh bên AA’ và CC’ bằng nhau.

Hoạt động 4 trang 82 Toán 7 tập 1

Thực hiện các hoạt động sau:

a) Vẽ trên giấy kẻ ô vuông 2 hình tứ giác và 4 hình chữ nhật với các vị trí và kích thước như ở Hình 24.

b) Cắt rời theo đường viền của hình vừa vẽ (phần tô đậm) và gấp để nhận được hình khối như ở Hình 25. Những hình khối như thế gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác (còn gọi tắt là lăng trụ đứng tứ giác).

c) Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 25 và nêu số mặt, số cạnh và số đỉnh của lăng trụ đứng tứ giác đó.

Gợi ý trả lời

a); b) Học sinh tự thực hiện theo hướng dẫn.

c) Hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 25 có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.

Hoạt động 5 trang 83 Toán tập 1

Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 26 và đọc tên các mặt, các cạnh, các đỉnh của lăng trụ đứng tứ giác đó.

Gợi ý trả lời

Quan sát lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 26:

Tên các mặt là: ABCD; A'B'C'D'; AA'B'B; BB'C'C; CC'D'D; DD'A'A.

Tên các cạnh là: AB; BC; CD; DA; A'B'; B'C'; C'D'; D'A'; AA'; BB'; CC'; DD'.

Các đỉnh: A; B; C; D; A'; B'; C'; D'.

Phần Bài tập

Bài 1 trang 85 Toán 7 tập 1

Tìm số thích hợp cho vào chỗ trống

Gợi ý đáp án

Hình lăng trụ đứng tam giác

Hình lăng trụ đứng tứ giác

Số mặt

5

6

Số đỉnh

6

8

Số cạnh

9

12

Số mặt đáy

2

2

Số mặt bên

3

4

Bài 2 trang 85 Toán 7 tập 1

Chọn từ “đúng (Đ)”, “sai (S)” thích hợp cho ? trong bảng sau:

Gợi ý đáp án

Hình lăng trụ đứng tam giácHình lăng trụ đứng tứ giác
Các mặt đáy song song với nhau.ĐĐ
Các mặt đáy là tam giác.ĐS
Các mặt đáy là tứ giác.SĐ
Mặt bên là hình chữ nhật.ĐĐ
Thể tích bằng diện tích đáy nhân với độ dài cạnh bên.ĐĐ
Diện tích xung quang bằng chu vi đáy nhân với độ dài cạnh bên.ĐĐ

Bài 3 trang 86 Toán 7 tập 1

Cho các hình 32a, 32b, 32c:

(i) Hình nào trong các hình 32a, 32b, 32 c là hình lăng trụ đứng tam giác? Hình lăng trụ đứng tứ giác?

(ii) Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác ở Hình 32.

(iii) Tính thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác có ở Hình 32.

Gợi ý đáp án

(i) Trong hình 32a, 32b, 32c ta thấy Hình 32c là hình lăng trụ đứng tam giác, Hình 32a là hình lăng trụ đứng tứ giác.

Hình 32b không phải hình lăng trụ đứng tam giác hay hình lăng trụ đứng tứ giác vì các mặt bên của nó không phải hình chữ nhật.

(ii)

+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 32c)

Chu vi đáy là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm)

Diện tích xung quanh là: Sxq = 12.6 = 72 (cm2)

+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (Hình 32a)

Chu vi đáy là: 2.(3 + 4) = 2.7 = 14 (cm)

Diện tích xung quanh là: Sxq = 14.5 = 70 (cm2).

(iii)

+) Hình lăng trụ đứng tam giác (Hình 32c)

Diện tích đáy là: S = \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\).3.4=6 (cm2)

Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là: V = S.h = 6.6 = 36 (cm3)

+) Hình lăng trụ đứng tứ giác (hình 32a)

Diện tích đáy là: S = 3.4 = 12 (cm2)

Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là: V = S.h = 12.5 = 60 (cm3).

Lý thuyết Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác

I. Hình lăng trụ đứng tam giác

- Có 6 đỉnh

- Có 2 mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau, 3 mặt bên là các hình chữ nhật.

- Các cạnh bên bằng nhau

- Chiều cao là độ dài một cạnh bên.

II. Hình lăng trụ đứng tứ giác

- Có 8 đỉnh

- 2 mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau, 4 mặt bên là các hình chữ nhật.

- Các cạnh bên bằng nhau.

- Chiều cao là độ dài một cạnh bên.

Chú ý: Hình hộp chữ nhật cũng là một hình lăng trụ đứng tứ giác

III. Diện tích xung quanh. Thể tích

Diện tích xung quanh = chu vi đáy . chiều cao

Thể tích = diện tích đáy . chiều cao

Chia sẻ bởi: 👨 Download.vn
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm