-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Toán 7 Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Giải Toán lớp 7 trang 116, 117, 118 - Tập 2 sách Cánh diều
Giải Toán 7 bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→6 trang 116, 117, 118 tập 2.
Giải bài tập Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 116, 117, 118 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Toán 7 bài 13 trang 116, 117, 118 Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi
Toán 7 Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác
Giải Toán 7 trang 116, 117, 118 Cánh diều - Tập 2
Bài 1
Cho tam giác ABC có H là trực tâm, H không trùng với đỉnh nào của tam giác. Nêu một tính chất của cặp đường thẳng:
a) AH và BC;
b) BH và CA;
c) CH và AB.
Gợi ý đáp án
a) H là trực tâm của tam giác ABC nên AH ⊥ BC.
b) H là trực tâm của tam giác ABC nên BH ⊥ CA.
c) H là trực tâm của tam giác ABC nên CH ⊥ AB.
Bài 2
Cho tam giác ABC. Vẽ trực tâm H của tam giác ABC và nhận xét vị trí của nó trong các trường hợp sau:
a) Tam giác ABC nhọn;
b) Tam giác ABC vuông tại A;
c) Tam giác ABC có góc A tù.
Gợi ý đáp án
a) Ta có hình vẽ sau:
Ta thấy H nằm trong tam giác ABC.
b) Ta có hình vẽ sau:
Ta thấy trong tam giác ABC: AB ⊥ AC, AC ⊥ AB.
Do đó AB và AC là hai đường cao của tam giác ABC.
Mà AB cắt AC tại A nên A là trực tâm của tam giác ABC.
Do đó A trùng H.
c) Ta có hình vẽ sau:
Ta thấy H nằm ngoài tam giác ABC.
Bài 3
Cho tam giác nhọn ABC và điểm D nằm trong tam giác. Chứng minh rằng nếu DA vuông góc với BC và DB vuông góc với CA thì DC vuông góc với AB.
Gợi ý đáp án
Tam giác ABC có DA ⊥ BC, DB ⊥ CA.
Mà DA cắt DB tại D nên D là trực tâm của tam giác ABC.
Do đó DC ⊥ AB.
Bài 4
Học sinh tự làm
Bài 5
Trong Hình 139, cho biết AB // CD, AD // BC; H, K lần lượt là trực tâm các tam giác ABC và ACD. Chứng minh AK // CH và AH // CK.
Gợi ý đáp án
Do H là trực tâm của tam giác ABC nên CH ⊥ AB và AH ⊥ BC.
Do K là trực tâm của tam giác ADC nên AK ⊥ CD và CK ⊥ AD.
Do AB // CD nên AK ⊥ AB.
Mà CH ⊥ AB nên AK // CH.
Do AD // BC nên AH ⊥ AD.
Mà CK ⊥ AD nên AH // CK.
Bài 6
a)Ta có:
G là trọng tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường trung tuyến);
H là trực tâm của tam giác ABC (giao điểm của ba đường cao);
I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC;
O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC (Đường trung trực đi qua trung điểm của cạnh và vuông góc với cạnh tại trung điểm đó).
Mà tam giác ABC đều nên trong tam giác ABC đường trung tuyến đồng thời là đường cao và là đường phân giác.
Vậy bốn điểm G, H, I, O trùng nhau hay nếu tam giác ABC đều thì bốn điểm G, H, I, O trùng nhau.
b)
Gọi M, N, P lần lượt là chân đường cao kẻ từ H đến BC, CA, AB.
Khi đó HN ⊥ AC.
Mà H là trực tâm của ∆ABC nên BH ⊥ AC.
HN ⊥ AC, BH ⊥ AC nên B, H, N thẳng hàng.
Xét ∆APH vuông tại P và ∆CMH vuông tại M có:
HP = HM (theo giả thiết).
Do đó ∆APH = ∆CMH (góc nhọn - cạnh góc vuông).
Suy ra HA = HC (2 cạnh tương ứng).
Xét ∆HNA vuông tại N và ∆HNC vuông tại N có:
HN chung.
HA = HC (chứng minh trên).
Do đó ∆HNA = ∆HNC (2 cạnh góc vuông).
Suy ra AN = CN (2 cạnh tương ứng).
Khi đó N là trung điểm của AC.
HN ⊥ AC tại trung điểm N của AC nên HN là đường trung trực của đoạn thẳng AC.
Mà B, H, N thẳng hàng nên B thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AC.
Do đó BA = BC.
Thực hiện tương tự, ta chứng minh được CA = CB.
Do đó AB = BC = CA.
Vậy tam giác ABC đều.

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt (3 Dàn ý + 11 mẫu)
100.000+ -
Thuyết minh về Cố đô Huế (Dàn ý + 11 Mẫu)
100.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm (6 Mẫu)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ 12 -
Những bài văn nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia hay nhất
1M+ 2 -
Tập làm văn lớp 5: Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ
100.000+ 6 -
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
10.000+ -
Đoạn văn nghị luận về sự tự tin (Dàn ý + 21 mẫu)
100.000+ -
Hướng dẫn đánh giá bài dạy theo Công văn 5512
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Toán 7 - Tập 1
-
Toán 7 - Tập 2
- Chương V: Một số yếu tố thống kê và xác suất
- Chương VI: Biểu thức đại số
-
ChươnG VII: Tam giác
- Bài 1: Tổng các góc của một tam giác
- Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác
- Bài 3: Hai tam giác bằng nhau
- Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
- Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh
- Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc - cạnh - góc
- Bài 7: Tam giác cân
- Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
- Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng
- Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác
- Không tìm thấy