Soạn bài Những cách chào độc đáo (trang 77) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 2 - Tuần 28
Soạn bài Những cách chào độc đáo giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77, 78, 79.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Những cách chào độc đáo - Tuần 28 của Bài 18 Chủ đề Giao tiếp và kết nối theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài Những cách chào độc đáo Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc - Bài 17: Những cách chào độc đáo
Khởi động
Hằng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Hằng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người bằng cách khoanh tay nói lời chào và cúi đầu nói lời chào
Bài đọc
NHỮNG CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO
Trên thế giới có những cách chào phổ biến như bắt tay, vẫy tay và cúi chào. Ngoài ra, người ta còn có những cách chào nhau rất đặc biệt.
Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào bằng cách nhẹ nhàng chạm mũi và trán vào nhau. Người Ấn Độ thì chắp hai tay trước ngực, kèm theo một cái cúi đầu. Nhiều người ở Mỹ thì chào bằng cách nắm bàn tay lại và đấm nhẹ vào nắm tay người kia. Còn người Dim-ba-bu-ê lại chào theo cách truyền thống là vỗ tay,... Mỗi cách chào thể hiện một nét riêng trong giao tiếp của người dân ở từng nước.
Còn em, em chào bạn bằng cách nào?
(Hoàng Anh tổng hợp)
Từ ngữ:
- Niu Di-lân: một nước ở châu Đại Dương.
- Ấn Độ: một nước ở châu Á.
- Mỹ: một nước ở châu Mỹ.
- Dim-ba-bu-ê: một nước ở châu Phi.
Trả lời câu hỏi
1. Trên thế giới, có những cách chào phổ biến nào?
2. Người dân một số nước có cách chào đặc biệt nào?
3. Cách chào nào dưới đây không được nói đến trong bài?
a. bắt tay b. chạm mũi và trán c. nói lời chào
4. Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết cách chào nào khác?
Gợi ý trả lời:
1. Trên thế giới, có những cách chào phổ biến như bắt tay, vẫy tay võ cúi chào. Ngoài ra, người ta còn có những cách chào nhau rất đặc biệt.
2. Người dân một số nước có cách chào đặc biệt:
- Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân: chạm nhẹ mũi và trán
- Người Ấn Độ: chắp hai tay, cúi đầu
- Nhiều người ở Mỹ: đấm nhẹ vào nắm tay của nhau
- Người Dim-ba-bu-ê: vỗ tay
3. Cách chào không được nói đến trong bài: nói lời chào
4. Ngoài những cách chào trong bài đọc, em còn biết một số cách chào khác:
- Người Tây Tạng: thè lưỡi
- Người Phi-lip-pin: đặt ngón tay lên trán
- Người Thái Lan: úp hai lòng bàn tay vào nhau, đặt trước ngực, cúi đầu
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Trong bài đọc, câu nào là câu hỏi?
2. Cùng bạn hỏi - đáp về những cách chào trong bài:
M: - Người Ấn Độ chào thế nào?
- Người Ấn Độ chào bằng cách chắp hai tay trước ngực và cúi đầu nhẹ.
Gợi ý trả lời:
1. Trong bài đọc, câu hỏi là câu: Còn em, em chào bạn bằng cách nào?
2. Cùng bạn hỏi - đáp về những cách chào trong bài:
- Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào thế nào?
Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào bằng cách chạm nhẹ mũi và trán.
- Người Dim-ba-bu-ê chào thế nào?
Người Dim-ba-bu-ê chào bằng cách vỗ tay.
Soạn bài phần Viết - Bài 17: Những cách chào độc đáo
1. Viết chữ hoa:
Trả lời:
- Quan sát chữ viết hoa A (kiểu 2) :
- Độ cao: cỡ vừa 5 li, cỡ nhỏ 2,5 li.
- Gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược phải.
- Cách viết chữ hoa A (kiểu 2):
- Nét 1: như viết chữ hoa O, đặt bút ở đường kẻ 6, viết nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút thẳng lên đường kẻ 6, rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 2.
2. Viết ứng dụng: Anh em bốn biển cùng chung một nhà.
Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 17: Những cách chào độc đáo
1. Nghe kể chuyện:
Lớp học viết thư
(Theo Tun Te-le-gon)
2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Gợi ý trả lời:
1. Nghe kể chuyện
(1) Một ngày đẹp trời, sẻ mời các con vật muốn tập viết thư qua học lớp thầy sẻ. Mỗi con vật được phát một cái bút và một miếng vỏ cây sồi. Thầy sẻ nói: “Nào ta bắt đầu”. Học trò nắm chặt bút và chăm chú lắng nghe.
- Các bạn nhớ, khi bắt đầu viết thư, cho bạn bè chẳng hạn, thì phải có Cậu thân mến! – Sẻ bắt đầu. Tất cả các con vật tỉ mẩn viết Cậu thân mến!
- Rồi hỏi thăm, ví dụ như Cậu khoẻ chứ? – Sẻ ngẫm nghĩ rồi nói. Các con vật lại cắm cúi viết.
Sẻ hài lòng:
- Hãy viết bất cứ điều gì các bạn muốn, rồi đề tên các bạn ở cuối thư nhé!
Các con vật sốt sắng gật gù, cố gắng khắc ghi từng lời.
(2) Sau đó, sẻ hướng dẫn các con vật cách nhờ gió gửi thư. Các con vật cảm ơn sẻ và trở về nhà.
(3) Sẻ vừa về tới nhà thì các lá thư mà học trò gửi tới cho mình được gió chuyển đến. Sẻ cảm động lắm, gửi lại thư cho từng trò, trên đó viết những chữ to tướng:
“Các trò thân mến!
Cảm ơn các trò rất nhiều!
Thầy giáo sẻ”
(Theo Tun Te-le-gon)
2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Tranh 1: Thầy giáo dậy học trò cách viết thư.
- Tranh 2: Thầy giáo dậy học trò gửi thư đi bằng cách nhờ chị gió mang đi.
- Tranh 3: Thầy giáo đã nhận lại bất ngờ là những lá thư của học trò.
- Tranh 4: Thầy giáo viết lá thư cảm ơn học trò.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 17: Những cách chào độc đáo
Kể cho người thân về thầy giáo sẻ trong câu chuyện trên.
Trả lời:
Sẻ mời các con vật muốn tập viết thư qua học lớp thầy sẻ. mỗi con được phát một cái bút và một miếng vỏ sồi. Rồi thầy sẻ hướng dẫn cách viết, các trò chăm chú lắng nghe và thực hành viết. Sau đó sẻ hướng dẫn các con vật cách nhờ gió gửi thư. Các con vật cảm ơn sẻ và trở về nhà. Sẻ vừa về đến nhà thì các lá thư mà học trò gửi tới cho mình được gió chuyển đến. Sẻ cảm động lắm, gửi lại thư cho từng trò, trên đó viết những dòng chữ to tướng: “Các trò thân mến! Cảm ơn các trò rất nhiều! Thầy giáo sẻ”.