Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 (trang 71) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1

Soạn bài Ôn tập giữa học kì I giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77.

Nhờ đó, các em sẽ ôn tập giữa học kì 1 thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập giữa học kì I - Tuần 9 theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn thi giữa kì 1 hiệu quả hơn:

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 1 - 2

Câu 1

Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của bài:

Câu 1

Gợi ý trả lời:

Bài đọc Nội dung bài đọc
1. Tôi là học sinh lớp 2c. Kể về ngày khai trường của một bạn học sinh lớp 2.
2. Niềm vui của Bi và Bốnga. Kể về niềm vui của hai anh em.
3. Một giờ họce. Kể về cậu bé Quang tự tin nói trước lớp.
4. Cái trống trường emd. Nói về một đồ vật thân thuộc ở trường học.
5. Cuốn sách của emb. Giới thiệu về sách

Câu 2

Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi:

Câu 2

Trả lời:

- Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức / cảm thấy muốn được gặp lại thầy cô, bạn bè, …

- Niềm vui của Bi và Bống: Bi và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui.

- Em có xinh không? : Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình.

- Cầu thủ dự bị: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội.

- Cô giáo lớp em: Em thích khổ thơ thứ hai vì khổ thơ này tả một khung cảnh rất đẹp.

- Cái trống trường em: trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh.

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 3 - 4

Câu 3

Nghe - viết: Cô giáo lớp em (2 khổ thơ đầu)

Câu 4

Trò chơi đoán từ:

Câu 4

Gợi ý trả lời:

a. Trống

b. Chổi

c. Bảng

d. Bàn

Câu 5

Viết tên đồ vật trong mỗi hình:

Câu 5

Gợi ý trả lời:

Câu 5

Câu 6

Hỏi - đáp về công dụng của từng đồ vật ở bài tập 5.

Mẫu:

- Kéo dùng để làm gì?

- Kéo dùng để cắt giấy, cắt vải…

Câu 7

Ghép các từ ngữ để tạo 4 câu nêu đặc điểm:

Câu 7

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 5 - 6

Câu 8

Đóng vai, nói và đáp lời trong các tình huống sau:

a. Nhờ bạn nhặt giúp cái bút bi rơi.

b. Khen bạn viết chữ đẹp.

c. An ủi bạn khi bạn bị ốm nên phải nghỉ học.

d. Chúc mừng sinh nhật bạn.

Câu 9

Mỗi câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B?

Câu 9

Gợi ý trả lời:

Câu 9

Câu 10

Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:

Ăn gì trước?

Hai anh em vừa ăn bánh quy vừa trò chuyện:

Anh: - Nếu cái bánh này hình chiếc ô tô, em sẽ ăn phần nào trước ■

Em: - Em sẽ ăn bốn cái bánh xe ạ ■

Anh: - Tại sao vậy ■

Em: - Em phải ăn bánh xe trước để cái xe không chạy được nữa ■ Nếu ăn các bộ phận khác, anh nghĩ cái xe chịu đứng yên cho em ăn nó hay sao?

(Trung Nguyên sưu tầm)

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 - 8

Câu 11

Nhìn và nói tên câu chuyện. Chọn kể một câu chuyện em thích:

Câu 11

Gợi ý trả lời:

Câu 11

Câu 12

Cùng bạn hỏi - đáp về những câu chuyện em và bạn vừa kể.

Mẫu:

- Câu chuyện có mấy nhân vật?

- Bạn thích nhân vật nào?

Gợi ý trả lời:

Câu 12

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có 4 nhân vật, là đỗ con, cô mưa xuân, chị gió xuân, bác mặt trời.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Mình thích nhất là bác mặt trời ấm áp.

Câu 12

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có hai nhân vật chính là cậu bé Vũ Duệ và thầy giáo.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Em thích nhất cậu bé Vũ Duệ vì cậu rất chăm học.

Câu 12

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có hai nhân vật là Bi và Bống.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Em thích nhất là Bi, vì cậu là người anh trai biết nhiều điều.

Câu 12

Hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?

Đáp: Câu chuyện có 4 nhân vật gồm voi em, voi anh, hươu và dê.

Hỏi: Bạn thích nhân vật nào?

Đáp: Em thích nhất là voi anh, vì voi anh là người anh trai rất yêu quý em của mình.

Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 9 - 10

Câu 13

Đọc câu chuyện sau:

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng. Tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền lên mặt bàn rồi gọi các con lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bỏ đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.

Người cha bèn cởi bỏ đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cũng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?

☐ hòa thuận☐ không thay đổi☐ không hòa thuận

Trả lời:

☐ hòa thuận☒ không thay đổi☐ không hòa thuận

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?

Trả lời: Người cha nghĩ ra cách dùng câu chuyện bó đũa để khuyên bảo các con về tình đoàn kết.

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?

Trả lời: Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì bó đũa rất cứng và chắc.

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

Trả lời: Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

Câu 13

Trả lời:

Câu 13

h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Câu 13

Trả lời:

- Nhóm từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi

- Nhóm từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói

Câu 1

Viết 3 - 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.

Gợi ý:

- Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?

- Đồ vật đó từ đâu mà có?

- Em suy nghĩ gì về ích lợi của đồ vật đó?

Trả lời:

Mùa hè nóng bức đã đến. Hôm nay, bố em đi làm về, mang theo một cái quạt máy. Quạt máy có cái đế tròn, một trụ thẳng đứng để đỡ, bên trên có 3 cánh quạt bằng nhựa và một lồng bảo vệ. Mỗi khi cánh quạt quay vù vù là bao nhiêu cái nóng trong nhà bị xua đi hết. Có cái quạt máy, em ngồi học bài thấy mát mẻ và rất dễ chịu.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 144
  • Lượt xem: 8.874
  • Dung lượng: 667,8 KB
Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo