Soạn bài Biên bản Soạn văn 9 tập 2 bài 28 (trang 123)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Biên bản, rất hữu ích và cần thiết cho các bạn học sinh.

Soạn bài Biên bản
Soạn bài Biên bản

Mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn văn Biên bản

I. Đặc điểm của biên bản

1. Đọc các văn bản trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

a. Biên bản ghi lại những sự việc gì?

b. Biên bản cần đạt nội dung gì về nội dung và hình thức

c. Văn bản 1 là biên bản hội nghị, văn bản 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế?

Gợi ý:

a.

  • Biên bản 1: Diễn biến cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6
  • Biên bản 2: Việc công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b. Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

- Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

  • Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính); Tên biên bản; Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
  • Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
  • Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của những người có trách nhiệm chính, chữ kí và họ tên của người ghi biên bản; Những văn bản và hiện vật kèm theo (nếu có).

c. Một số biên bản: Biên bản họp của công ty, Biên bản vi phạm hành chính…

II. Cách viết văn bản

1. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? (Chú ý: Các loại văn bản khác nhau có cách ghi khác nhau).

Phần đầu của biên bản gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản (được viết lớn và viết vào chính giữa trang giấy), địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức năng từng người.

2. Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào?

  • Nội dung của biên bản: Trình bày diễn biến và kết quả sự việc.
  • Tính chính xác cụ thể của phần nội dung là phần quan trọng đem lại tính khách quan cho biên bản.

3. Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?

Phần kết thúc của biên bản nhất định phải có mục kí tên ở cuối biên bản để xác nhận vai trò của những người tham dự sự việc và trách nhiệm của họ đối với nội dung biên bản.

4. Lời văn của biên bản phải như thế nào?

Lời văn của biên bản phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đơn nghĩa.

Tổng kết:

- Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

- Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ…

- Biên bản gồm có các mục sau:

  • Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
  • Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.
  • Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).

- Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.

III. Luyện tập

Câu 1. Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau:

a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn).

b. Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu trưởng.

c. Một vụ tai nạn giao thông.

d. Nghiệm thu phòng thí nghiệm.

e. Một nhóm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan, không xin phép cô giáo chủ nhiệm.

Gợi ý:

Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d

Câu 2. Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc …giờ, ngày ...

Thành phần tham dự: …

Đại biểu: Liên đội trưởng

Chủ tọa: Chi đội trưởng

Thư kí: …

Nội dung cuộc họp

1. Chi đội trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.

2. Lớp trưởng đọc bản thành tích của các đội viên ưu tú của chi đội.

3. Ý kiến thảo luận của các đội viên trong chi đội

4. Phát biểu của Liên đội trưởng.

Cuộc họp kết thúc vào hồi…

Kí tên

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 29
  • Lượt xem: 8.677
  • Dung lượng: 484,8 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Soạn Văn 9
Sắp xếp theo