Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Soạn văn 9 tập 1 bài 16 (trang 221)

Vào cuối học kì I, học sinh sẽ tích cực ôn tập để chuẩn bị cho kì thi kiểm tra. Đối với môn Ngữ văn lớp 9, sẽ có riêng một bài để củng cố và thử kiểm tra kiến thức.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I, được đăng tải chi tiết dưới đây.

Soạn văn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Hướng dẫn chuẩn bị bài:

Phần I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

D

C

D

C

D

C

B

C

C

D

D

Phần II. Tự luận

Câu 1.

Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được.

Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh nên muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn.

Khi ra về, anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

Câu 2.

* Đề 1:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

2. Thân bài

- Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

- Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.

- Thể loại: truyện Nôm bác học.

- Tóm tắt tác phẩm.

- Giá trị tư tưởng:

  • Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
  • Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến.
  • Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội cũ. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.
  • Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du, với “con người mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật
  • Nghệ thuật tự sự mới mẻ
  • Giá trị về thể loại
  • Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi tả gợi cảm; ẩn dụ, điển cố…
  • Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo thống thiết của Nguyễn Du.

3. Kết bài

- Khẳng định tấm lòng tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của “Truyện Kiều”.

Xem thêm Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

* Đề 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ: thời ấu thơ, ở quê ngoại đã có một kỉ niệm đáng nhớ với ông bà.

- Ấn tượng về câu chuyện đó: đó là một bài học về sự trung thực, không thể quên.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- Diễn biến của câu chuyện

- Kết quả của câu chuyện

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân

3. Kết bài

- Câu chuyện là một kỷ niệm thế nào?

- Bài học sau câu chuyện.

Xem thêm tại Kể lại câu chuyện đáng nhớ của bản thân

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 18
  • Lượt xem: 696
  • Dung lượng: 485,7 KB
Tìm thêm: Soạn Văn 9
Sắp xếp theo