-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
KHTN 7 Lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 147
Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 147→149 sách Cánh diều 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 32 thuộc Chủ đề 11 trong sách giáo khoa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 32
Câu hỏi 1
Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật
Gợi ý đáp án
Kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật
Kết quả của sinh sản là tạo ra những cá thể mới
Ý nghĩa : bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
Câu hỏi 2
Quan sát hình 32.1a va 32.1c,
a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má và trùng đế giày.
b. Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không
Từ đó cho biết :
c. Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào ?
d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?
Gợi ý đáp án
a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má và trùng đế giày :
Quá trình sinh sản của cây rau má : Từ rễ của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.
Quá trình sinh sản của trùng đế giày : Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể con
b. Sinh sản ở 2 sinh vật này không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.
c. Các sinh vật này có hình thức sinh sản vô tính
d. Vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.
Câu hỏi 3
Quan sát hình 32.2 cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cây mẹ ? từ đó phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
Gợi ý đáp án
Cây bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ. Cây dâu tây được sinh ra từ rễ của cây mẹ. Cây gừng và khoai lang được sinh ra từ củ của cây mẹ.
=> Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật : sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
Câu hỏi 4
Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý bảng sau
Tiêu chí so sánh | Hình thức sinh sản vô tính | ||
Nảy chồi | Trinh sản | Phân mảnh | |
Khái niệm | ? | ? | ? |
Đặc điểm | ? | ? | ? |
Ví dụ | ? | ? | ? |
Gợi ý đáp án
Tiêu chí | Nảy chồi | Trinh sản | Phân mảnh |
Khái niệm | Sinh vật mới phát triển từ chồi non | Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cơ thể mới | Cơ thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ |
Đặc điểm | Lúc đầu sinh vật mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. sau khi trưởng thành mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ | Cá thể mới luôn là giống đực | Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể con hoàn thiện |
Ví dụ | Thuỷ tức | Ong | Sao biển |
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 32 phần Vận dụng
Vận dụng 1
Lấy ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em
Gợi ý đáp án
Ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em:
- Trồng bưởi, cam nhờ phương pháp chiết cành;
- Giâm cành mía;
- Nuôi cấy mô phong lan;…
Vận dụng 2
Kể tên một số loại rau, củ, quả mà gia đình em thường sử dụng được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng
Gợi ý đáp án
Một số loại rau, củ, quả được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng như : rau muống, rau khoai lang, khoai tây, gừng, tỏi, hành tây,…

Chọn file cần tải:
- KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 7 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Dàn ý + 3 Mẫu)
10.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 - 2024
10.000+ -
Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến - Vẽ sơ đồ tư duy bài Tây Tiến
10.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
10.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 4 năm 2023 - 2024 theo Thông tư 27
50.000+ -
Viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em biết (58 mẫu)
100.000+ 10 -
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22
10.000+ -
Tờ khai đề nghị truy tặng Huy hiệu Đảng
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà (Sơ đồ tư duy)
10.000+
Mới nhất trong tuần
Bài mở đầu
Phần 1: Chất và sự biến đổi của chất
Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi
Phần 3: Vật sống
- Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
- Bài 18: Quang hợp ở thực vật
- Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh
- Bài 21: Hô hấp tế bào
- Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
- Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
- Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
- Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Bài tập Chủ đề 8
- Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật
- Chủ đề 10: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật
- Chủ đề 12: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
- Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Không tìm thấy